40 năm trước, chiếc máy Sony Walkman đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghe nhạc
Thế giới đã thay đổi vào ngày 1 tháng 7 năm 1979, khi Sony ra mắt chiếc máy nghe nhạc Walkman TPS-L2.
Thế giới đã thay đổi vào ngày 1 tháng 7 năm 1979, khi Sony ra mắt chiếc máy nghe nhạc Walkman TPS-L2. Đây là chiếc máy nghe nhạc cầm tay đầu tiên, làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghe nhạc, mà chưa có thiết bị nào làm được trước đó.
Khi đó, những chiếc boombox và radio cầm tay đã xuất hiện được một thời gian, nhưng Walkman đã biến việc nghe nhạc trở nên riêng tư hơn, mở ra một kỷ nguyên mới cho những người thích nghe nhạc ở mọi lúc mọi nơi.
Bốn mươi năm sau, Walkman không còn phổ biến nữa. Nhưng sự thay đổi mà chiếc máy nghe nhạc này tạo ra vẫn còn đó.
Chúng ta không bao giờ sử dụng băng cassette hay đĩa CD nữa. Những thiết bị di động chúng ta mang theo người hiện nay gần như đều có thể phát nhạc, qua tai nghe. Những thiết bị này đã phát triển hơn, khi có thể lưu trữ hàng ngàn bài hát và khả năng kết nối internet không giới hạn.
Video đang HOT
Tuy nhiên toàn bộ những ý tưởng đó ban đầu đều xuất phát từ chiếc máy Walkman này. Mang âm nhạc đi mọi nơi, nghe nhạc ở những nơi đông người và ồn ào mà không làm phiền bất kỳ ai. Do đó, chúng ta phải cám ơn Sony.
Giờ đây, smartphone đã thay thế cho máy nghe nhạc, radio, máy ghi âm, máy tính, máy ảnh và máy quay phim. Thiết bị nhỏ gọn này thực sự hữu ích khi có thể kết nối internet. Tuy nhiên nếu không có ý tưởng của Sony, chắc gì đã có những thiết bị có thể mang âm nhạc đi mọi nơi như ngày hôm nay.
Theo GenK
Headphile Show 2019: Bộ 3 thiết bị thỏa mãn thính giác tụ hội
Tại Triển lãm tai nghe và âm thanh di động Headphile Show 2019, các thiết bị như máy nghe nhạc Lotoo Paw Gold Touch, tai nghe Dita Dream XLS và Final Audio B-Series đã mang đến cho thính giả trải nghiệm mới mẻ.
Final Audio B-Series: Sau các thành công của dòng tai nghe E-Series, Final Audio đã cho ra mắt dòng tai nghe tầm trung mới B-Series với 3 model hoàn toàn mới bao gồm B1, B2 và B3. Các mẫu tai nghe mới của Final Audio đều sử dụng các driver Balanced Armature tuy nhiên có những điểm thay đổi thú vị cho từng mẫu tai nghe khác nhau. Mức giá dành cho mẫu B1, B2 và B3 lần lượt là 699 USD, 299 USD và 499 USD.
Về mặt chất lượng âm thanh thì mỗi mẫu trong dòng B-Series này sẽ đảm nhận một chất âm hoàn toàn khác nhau phù hợp với từng thể loại nhạc riêng biệt. Cụ thể, B1 sẽ cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất với các thể loại nhạc như Pop, Vocal nhẹ nhàng, B2 giúp cho người nghe có thể thoải mái thường thức các ca khúc giao hưởng hoặc instrument. Cuối cùng, với B3, tai nghe này cho thính giả cảm nhận tốt các thể loại nhạc Rock, R&B và các ca khúc nhạc điện tử.
Dita Dream XLS: Tai nghe in-ear Dita Audio sử dụng driver dynamic, housing kim loại và đặc biệt các thành phần như dây dẫn, giắc cắm và cả chất liệu mối hàn đều được nhà sản xuất đầu tự nghiên cứu chế tạo với các các nguyên liệu cao cấp, tạo nên một thiết kế tai nghe hoàn thiện và đồng nhất về mặt triết lý âm thanh từ đầu jack cho đến driver.
Phần housing của Dream XLS được CNC từ chất liệu titanium, việc cắt khắc CNC từ phôi titanium có độ khó gấp nhiều lần so với phôi kim loại thông thường. Driver dynamic được chế tạo riêng theo tiêu chuẩn cao nhất của hãng, kết hợp với dây dẫn mới giúp Dream XLS tạo được những màn trình diễn ấn tượng ở cả khả năng tái tạo trường âm, độ chi tiết hài âm và đặc biệt là âm bass rất "hi-end".
Lotoo Paw Gold Touch: Về ngoại hình, máy nghe nhạc này không quá ấn tượng, thiết kế vuông gọn, sở hữu màn hình IPS tương đối nhỏ 3,77 inch, có khe cắm thẻ nhớ và 2 cổng headphone out 3,5 mm/4,4 mm balance. Bên trong, Lotoo Paw Gold Touch được thiết kế theo một triết lý rất đặc biệt, khác với với hầu hết máy nghe nhạc số di động hiện nay. Đầu tiên phải kể đến việc đầu tư riêng một hệ điều hành Lotoo OS, chỉ mất 2 giây để khởi động và được viết tối ưu cho mục đích duy nhất là tái tạo âm thanh với nhiễu âm thất nhất có thể.
Bên cạnh chip DAC chính là AKM4497EQ, Lotoo Paw Gold Touch còn có trang bị thêm một chip AK4137EQ làm riêng nhiệm vụ upsampling và chuyển đổi tín hiệu PCM sang DSD. Chưa hết, toàn bộ cấu trúc phối hợp đa vi xử lý, đa DAC, bộ clock còn được quản lý cẩn thận qua các thuật toán tự viết, nhúng bên trong một chip FPGA.
Theo Nghe Nhìn VN
15 thiết kế để đời của Jony Ive trước khi chia tay Apple Sự tập trung đặc biệt của Ive vào tính tối giản đã hình thành nên ngôn ngữ thiết kế của Apple. Ông là một nhân tố then chốt trong cuộc trở lại của 'Quả táo cắn dở' vào năm 1997, cùng với CEO huyền thoại Steve Jobs. Sự tập trung đặc biệt của Ive vào tính tối giản đã hình thành nên ngôn...