4 vòi bạch tuộc hút tiền làm giàu cho khủng bố IS
Không giống các tổ chức khủng bố khác, IS không dễ bị đánh bại vì có nguồn tiền dồi dào, không chỉ đến từ việc bán dầu thô.
IS đang kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn từ ngoại vi thủ đô Damascus (Syria) đến Baghdad (Iraq), số dân từ 8 đến 10 triệu người và là tổ chức khủng bố được cung ứng nhiều tiền nhất thế giới. IS có một lực lượng cảnh sát riêng, có trường học, bệnh viện, điểm bán thức ăn và các cơ quan hành chính.
Theo báo Economist, IS trả cho các phiến quân mỗi tháng 400USD (hơn 8,5 triệu đồng), mức lương khá hơn nhiều so với trung bình binh sĩ Iraq nhận được. Số tiền này đến từ đâu?
Từ nguồn tài trợ quốc tế
Hầu hết các tổ chức khủng bố hoạt động nhờ tiền tài trợ quốc tế. IS có tiền cũng qua kênh này. Theo báo cáo của tờ Bưu điện Washington, IS nhận được 40 triệu USD trong thời gian từ 2013-2014 từ các thương nhân, gia đình giàu có ở Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait và UAE.
Trong hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Tôi cung cấp các bằng chứng dựa trên dữ liệu cấp tiền cho IS của từng cá nhân. Số tiền này có nguồn gốc từ 40 quốc gia và một số nước trong nhóm G20 của chúng ta”.
Tuần trước, chính quyền Kuwait đã bắt giữ 6 người bị cáo buộc dính líu tới IS. Chính quyền cho biết họ liên quan tới việc tuyển mộ phiến quân khủng bố, cung cấp dịch vụ kho vận và tiền nong cho tổ chức IS. Nếu cáo buộc này được chứng minh thì giả thuyết các nước vùng Vịnh cung cấp tiền cho IS là có cơ sở.
Tuy nhiên không giống các tổ chức khủng bố khác, IS không phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.
Tiền thuế và tiền chuộc
Video đang HOT
Kể từ khi chiếm được thành phố miền đông Raqqa (Syria ) năm 2013, IS đã vươn dài vòi bạch tuộc tài chính của mình cũng như các căn cứ quân sự. Theo tập đoàn Rand, tổng thu của IS tăng từ 1 triệu USD một tháng năm 2008-2009 vọt lên thành 1 đến 3 triệu USD một ngày trong năm 2014.
Theo một số đánh giá, IS bắt các cửa hàng trả thuế 2 USD mỗi tháng. Số liệu của Thomson Reuters ước tính riêng tiền thuế đã mang lại cho IS mỗi năm 360 triệu USD.
Tiền bạc còn đến từ bắt cóc. Theo một số báo cáo, nhóm thánh chiến đã kiếm được ít nhất 20 triệu USD năm 2014 thông qua bắt cóc đòi tiền chuộc. IS đã cướp phá ở các ngân hàng Iraq mà chúng chiếm được.
Khi IS chiếm được thành phố lớn thứ nhì của Iraq là Mosul tháng 6.2014, chúng chiếm ngân hàng trung ương và lấy đi 429 triệu USD. IS cũng thành lập ra Bộ Buôn bán đồ cổ để bán đồ quý hiếm ở chợ đen và kiếm lời.
Nguồn thu lớn nhất từ dầu thô
Tuy nhiên, nguồn thu lớn nhất của IS đến từ dầu thô. Nhóm khủng bố này kiểm soát 10 mỏ dầu lớn của Syria, 4 mỏ dầu nhỏ hơn ở Iraq. Báo cáo gần đây của Financial Times cho biết IS đã thiết lập được mạng lưới buôn bán dầu thô từ sản xuất tới cung ứng tận tay người tiêu dùng ở chính lãnh thổ mà chúng chiếm đóng.
Báo cáo này cũng cho biết IS thu được 1,5 triệu USD mỗi ngày từ dầu mỏ. Chúng bán dầu cho các thương lái tự do ngay tại mỏ dầu. Sau đó, dầu thô sẽ được tinh chế ở Iraq và Syria rồi bán vào thị trường dầu mỏ tư nhân ở các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ.
Và thuốc phiện
Gần đây, cảnh sát Syria phải lên tiếng báo động về tình trạng buôn bán thuốc Captagon, một loại thuốc phiện dòng amphetamine dạng nhẹ có tác dụng kích thích, tăng tỉnh táo và tập trung. IS và những phiến quân ở Syria thường xuyên sử dụng loại thuốc này trước mỗi trận chiến.
Ngoài phiến quân IS hay sử dụng, người dân ở các vùng chiến sự hoặc sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu của Syria, Iraq cũng thường tìm đến loại thuốc được coi là “tiên dược” này. IS đã lợi dụng nguồn cầu quá lớn này để sản xuất và buôn bán amphetamine trái phép nhằm thu lời bất chính. Quan chức Li-băng tháng trước thông báo vừa bắt giữ số thuốc Captagon trị giá 200 triệu USD.
Theo Danviet
Ma dược khiến IS điên cuồng
Những hành động tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo không chỉ xuất phát từ hệ tư tưởng cực đoan, mà còn bởi một loại thuốc kích thích đã "thất truyền" lâu.
Số búp bê chứa chất nổ được phát hiện - Ảnh: Apple Daily
Những viên thuốc nhỏ màu nâu xỉn mang tên Captagon đang là nguồn năng lượng cho các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như nhiều nhóm vũ trang khác tại Syria.
Được bào chế từ amphetamine trong thập niên 1960, Captagon ban đầu được dùng để điều trị chứng tăng động, ủ rũ và trầm cảm. Đến khoảng đầu thập niên 1980, loại thuốc này bị cấm tại hầu hết các nước vì đặc tính gây nghiện nặng và khiến người dùng thường xuyên thấy ảo giác, theo CNN.
Ngay cả con nghiện tại các nước cũng không thèm đụng đến vì chê nó "dưới cơ" các loại ma túy tổng hợp khác. Vì thế, trong hơn 30 năm qua, Captagon hầu như biến mất hoàn toàn trên thế giới cho đến khi xuất hiện trở lại tại Trung Đông.
"Trúng đạn không biết đau"
Theo nhiều nguồn tin, Captagon thường xuyên được các tay súng IS sử dụng để có cảm giác hưng phấn, tỉnh táo và sẵn sàng liều mạng. "Các chỉ huy cho chúng tôi uống thuốc. Những loại thuốc ảo giác có thể khiến bạn không còn màng đến chuyện sống chết và chỉ biết cầm súng lao lên", một thành viên IS đang bị giam giữ tại miền bắc Syria cho CNN hay.
Tương tự, một tay súng khác kể: "Chỉ cần một viên là chúng tôi không cần ăn, không cần ngủ, không biết sợ, lúc nào cũng cảm thấy mình có thể tay không bóp chết kẻ thù. Trúng đạn cũng không thấy đau. Cả thế giới nằm trong tay chúng tôi".
Theo tờ The Washington Post, sử dụng chất kích thích là đi ngược lại giáo luật của đạo Hồi, nhưng các thủ lĩnh IS biện minh rằng các tay súng uống thuốc không phải để "phê" mà nhằm "trở thành các siêu chiến binh để đủ khả năng tiêu diệt hết mọi kẻ thù của Allah".
Một sĩ quan tại TP.Homs kể với Reuters những gì ông chứng kiến về tác dụng của Captagon. "Khi thẩm vấn mấy tên IS, chúng tôi cũng đánh đập dữ lắm nhưng bọn chúng không biết đau. Có tên càng đánh bạo hắn càng cười to. Kinh nghiệm là để mặc bọn chúng khoảng 48 tiếng cho thuốc hết tác dụng thì mới thẩm vấn được".
Nguồn thu khổng lồ
Bên cạnh tác dụng kích thích binh sĩ, Captagon còn là nguồn tiền lớn cho các nhóm vũ trang tại Syria với doanh thu hàng triệu USD, cao hơn cả buôn bán vũ khí và buôn người, theo The Washington Post.
Tình hình loạn lạc, bất ổn ở Trung Đông khiến nhiều người, đặc biệt là các thành phần tị nạn và nghèo khó, tìm đến ma túy. Thế là Captagon "có đất dụng võ" khi nó có thể dễ dàng được điều chế số lượng cực lớn với giá thành cực rẻ. "Sản xuất thuốc rất rẻ và đơn giản, chỉ cần chút kiến thức sơ đẳng về hóa học", Reuters dẫn lời bác sĩ Ramzi Haddad ở Li Băng nói. Thế là IS, al-Nursa và nhiều nhóm khác, dù cùng phe hay thù địch đều đua nhau sản xuất Captagon vừa để tự sử dụng, vừa để tuồn hàng qua nhiều nước khác với số lượng mỗi lần giao dịch tính bằng tấn. Thậm chí, ma lực của những viên thuốc có giá bán lẻ chỉ từ 5 - 12 USD này đã lan tới Ả Rập Xê Út, quốc gia hùng mạnh, giàu có nhất vùng Vịnh và hầu như không gặp bất ổn gì lớn. Hồi đầu tháng 11, giới chức Li Băng đã truy tố một hoàng thân Ả Rập Xê Út và 9 người khác về tội buôn ma túy, sau khi lực lượng an ninh tại sân bay quốc tế Beirut-Rafik Hariri phát hiện 2 tấn Captagon trên máy bay riêng của ông này, theo Reuters.
Trọng Kha
Theo Thanhnien
Mất bao nhiêu tiền để sản xuất một thùng dầu thô? Nhìn chung, ngành năng lượng thế giới đang cùng chịu đựng hệ quả của việc giá cả giảm. Song hiện có một số quốc gia sản xuất dầu thô đang thiệt hại nặng nề hơn nhiều nước khác. Ả Rập Xê Út chỉ mất khoảng 10 USD để sản xuất một thùng dầu thô - Ảnh: Shutterstock Tại Anh, chi phí sản xuất...