4 vị trí cực bẩn trong nhà, là nơi “nuôi dưỡng” virus: Thực hiện ngay 5 mẹo nhỏ này để loại bỏ “chất gây hại, gây dị ứng” tiềm ẩn trong chính nơi bạn ăn ở
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp không gian sống trở nên sạch sẽ và trong lành. Nhưng có lẽ bạn thường xuyên bỏ qua một vài khu vực, mà chính những khu vực đó lại là nơi tiềm ẩn những nguy cơ về bụi bẩn, virus và dị ứng.
Số liệu cho thấy trong tất cả các bệnh dị ứng đường hô hấp, tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng là cực kỳ cao, với hơn 500 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới.
Trong y học, viêm mũi dị ứng được định nghĩa là một bệnh viêm mãn tính không do nhiễm trùng của niêm mạc mũi, chủ yếu là qua trung gian immunoglobulin (IgE) sau khi người cơ địa (người bị dị ứng) tiếp xúc với chất gây dị ứng.
5 chất gây dị ứng phổ biến nhất tồn tại trong ngôi nhà
Để tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, trước tiên bạn phải tìm chất gây dị ứng có thể ẩn trong nhà của bạn. Ảnh: Internet
1. Nấm mốc
Nếu bạn hay bị dị ứng vào mùa thu thì nguyên nhân gây ra có thể là nấm mốc. Nấm là “chất gây dị ứng” dễ sinh sôi trong môi trường gia đình, chúng chủ yếu sinh sản trong chăn ga gối đệm và áo len cotton. Nấm mốc phân bố rộng rãi trong tự nhiên và có khả năng sống mạnh. Ngoài ra, nhà tối và ẩm ướt rất có lợi cho sự phát triển của chúng.
Để không phải tiếp xúc nhiều với nấm mốc, bạn hãy dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà. Thực hiện các bước để giảm độ ẩm trong nhà bằng cách: sử dụng máy hút ẩm, hạn chế số lượng cây xanh, đóng cửa sổ khi không khí bên ngoài có độ ẩm cao…
Nhiều người nuôi thú cưng trong nhà, nhưng thực tế, mèo, chó và các vật nuôi khác trong nhà là những tác nhân gây dị ứng trong nhà.
Tuy nhiên, bạn không cần phải từ bỏ các con thú cưng của mình để tránh bị dị ứng. Nếu có thể, hãy để vật nuôi ở ngoài trời để làm giảm thời gian tiếp xúc của bạn với các chúng. Tắm rửa cho chúng hàng tuần cũng có thể làm ít đi sự tiếp xúc của bạn với phấn hoa, cỏ có trong lông của chúng. Ngoài ra chất gây dị ứng cũng được tìm trong nước bọt và nước tiểu của vật cưng. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn là luôn luôn tránh xa những gì chúng “thải” ra.
3. Phấn hoa
Phấn hoa là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất và rất khó để tránh. Bác sĩ Summit S. Shah, Bệnh viện Dublin Methodist, Ohio cho biết: “Hầu hết các triệu chứng từ dị ứng phấn hoa có thể điều trị được và rất khó khăn để tránh bị dị ứng phấn hoa trừ khi bạn sống trong bóng tối hoặc trên mặt trăng”.
Phấn hoa ban đầu lây lan trong không khí, nhưng hầu hết chúng có thể được tìm thấy trên sàn nhà và dưới đồ nội thất. Đường kính của phấn hoa nói chung khoảng 30-50 micron. Khi phát tán trong không khí, chúng dễ dàng bị hút vào đường hô hấp.
4. Khói thuốc
Chất formaldehyde có trong thuốc lá tồn tại ở khắp mọi nơi, trong đồ đạc, thảm, giày dép, quần áo, sơn, mỹ phẩm, chất bảo quản và các vật dụng khác liên quan mật thiết đến cuộc sống. Hít phải quá nhiều formaldehyde sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, vị cay nồng của nó cũng là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và viêm phổi và các bệnh tim mạch.
5. Gián
Video đang HOT
Loài gián gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở người. Các chất gây dị ứng có trong nước bọt và phân của chúng. Hãy chắc chắn là làm sạch ngôi nhà của bạn để loại bỏ gián là hành động tốt nhất tránh được những hậu quả mà chúng gây ra.
4 vị trí “nuôi dưỡng” virus, chất gây dị ứng
1. Tay nắm cửa
Tay nắm cửa là “ngôi nhà” của vi khuẩn gây hại. Anhr: Internet
Tay nắm cửa là thứ bạn thường chạm vào hàng ngày. Thế nhưng, chúng lại chứa một ổ vi trùng nguy hại. Nếu vô tình chạm vào tay nắm cửa rồi ngồi vào bàn ăn thì lượng vi trùng này có thể đi vào cơ thể của bạn bất cứ lúc nào. Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa trong nhà, đặc biệt là nhà bếp và toilet để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
2. Thảm
Thảm là một trong những khu vực được đánh giá bẩn nhất trong nhà. Vì gần 96% lòng bàn chân hội tụ vi khuẩn gây bệnh, mỗi lần lau chân vào thảm đi vào trong nhà đều sẽ mang theo mầm bệnh. Vì vậy, phải khử trùng thảm lau chân bằng chất khử trùng mỗi tuần, cố gắng để giày dép bên ngoài cửa, không đặt túi hoặc các sản phẩm tạp hóa trên thảm.
3. Đồ đạc làm bằng vải
Trong nhà có rất nhiều đồ làm bằng vải như ghế, rèm, khăn… Những vật dụng này thường xuyên được tiếp xúc nên dễ gây vi khuẩn. Do đó, chúng cần được làm sạch thường xuyên. Khăn nhà bếp cần giặt ít nhất 1 lần/tuần. Vệ sinh và giặt rèm cửa thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần, lau vùng cửa mỗi tuần 1 lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ và sinh sôi nảy nở.
4. Điều khiển từ xa
Đây là thứ bạn dùng thường xuyên mỗi khi trở về nhà, nhưng lại có khả năng gây nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus cho cơ thể. Do đó, hãy thường xuyên dùng khăn sạch vệ sinh điều khiển và tránh để chúng tiếp xúc lên cơ thể thì các loại vi khuẩn, virus sẽ không có cơ hội làm ảnh hưởng đến làn da của bạn.
5 việc cần làm để các chất gây dị ứng, virus không có nơi nào ẩn náu
1. Thường xuyên lau chùi các vật dụng dễ bám bụi, nấm mốc
Dọn dẹp nhà cửa là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Internet
Đồ đạc nên được bảo quản và cho vào tủ để tránh bụi bẩn bám vào. Bụi tích tụ dưới gầm giường nên được xử lý sạch sẽ; Các sản phẩm điện tử cần thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh. Khi làm sạch, hãy chọn vải ướt và máy hút bụi để đạt được hiệu quả tối ưu.
2. Giữ nhà bếp sạch sẽ
Bếp là môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi và phát triển. Do đó, mọi người nên dọn dẹp bếp thật sạch sẽ. Chú ý bảo quản thực phẩm theo từng loại khác nhau: thực phẩm trong tủ lạnh phải được dọn sạch kịp thời, thực phẩm khô để trong hộp bảo quản kín. Rác bếp không được chất thành đống, phải vứt bỏ kịp thời.
3. Giữ phòng khô ráo và thông thoáng
Đảm bảo thông gió bằng cách tăng cường gió tự nhiên trong ngôi nhà của bạn. Chúng ta cũng nên mở cửa cho thoáng khí, đón nắng vào nhà, hạn chế ở trong phòng máy lạnh dưới 25 độ C.
4. Dọn dẹp, xử lí đồ dùng cũ không sử dụng
Chúng ta thường có thói quen giữ lại những đồ dùng cũ mà không biết sẽ sử dụng chúng vào mục đích nào. Điều này sẽ vô tình khiến cho không gian nhà bị thu hẹp, không còn cảm giác thông thoáng nữa.
Vì vậy, hãy dọn dẹp, xử lý đồ dùng cũ không sử dụng để ngôi nhà rộng rãi, sạch sẽ hơn. Việc này còn tránh gây nên những chỗ bị ẩm mốc hoặc tạo môi trường sản sinh vi khuẩn nguy hại cho sức khỏe của chúng ta.
5. Thay gối càng nhiều càng tốt
Hãy thay gối 3 tháng/lần, bạn sẽ thấy tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe và giấc ngủ. Bởi vì nơi yêu thích nhất của bụi mạt là gối. Một cái gối trung bình nuôi dưỡng khoảng 40.000 bụi mạt.
Trên đây là những mẹo giúp bạn loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, virus trong nhà. Đừng chờ đợi gì nữa ngay bây giờ bạn hãy hành động ngay để có một bầu không khí trong lành giúp bảo vệ sức khỏe của những người thân trong gia đình mình.
Thớt gỗ, thớt nhựa, thớt tre: Loại nào an toàn và vệ sinh nhất? Chọn sai dễ rước bệnh vào người
Thớt cũng có thể trở thành "kẻ sát nhân" thầm lặng trong gia đình bạn nếu không được chọn lựa kỹ càng và vệ sinh đúng cách.
Dù hiện nay các thiết bị nhà bếp hiện đại đang chiếm lĩnh nhiều không gian nhưng những dụng cụ truyền thống như thớt vẫn là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua loại thớt sao cho tốt và phù hợp. Bên cạch đó, việc sử dụng thớt như thế nào để bảo đảm sức khỏe cho cả nhà cũng là vấn đề mà không phải bà nội trợ nào cũng hiểu rõ.
Vậy, chúng ta nên dùng loại thớt nào là tốt ?
Thớt gỗ
Thớt gỗ là loại thớt được sử dụng phổ biến nhất trong gia đình. Với chất liệu tự nhiên, bền, ít bị hư hỏng, đa dạng kích cỡ, độ đàn hồi cao, không trơn chạy khi cắt thái, phù hợp để chặt xương, chặt thịt. Chắc hẳn đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên, loại thớt này cũng có khá nhiều khuyết điểm, các bà nội trợ cần đặc biệt lưu ý.
Ảnh minh hoạ
Thớt gỗ dễ ẩn bụi bẩn, lưu mùi, thấm nước, nếu không được làm sạch và khô, rất dễ để lại nấm mốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Khi chọn mua thớt gỗ, hãy chọn mua thớt nguyên khối, tránh chọn loại thớt gỗ ghép vì đa số loại thớt này đều dùng keo formaldehyde để ghép nối, không tốt cho sức khoẻ.
Thớt tre
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
So với thớt gỗ, thớt tre nhẹ, dễ làm sạch và nhanh khô hơn. Hầu hết các loại thớt tre được làm bằng cách ghép nối, có thể dễ dàng bị biến dạng và thậm chí bị nứt sau khi sử dụng một thời gian dài. Điểm quan trọng nhất là loại thớt này cũng sử dụng loại keo có chứa formaldehyde, nếu đi vào cơ thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, loại thớt này cũng không thực sự an toàn.
Thớt nhựa
Ảnh minh hoạ
Thớt nhựa có mẫu mã đẹp, trọng lượng nhẹ, giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn, không thích hợp để thái một số thực phẩm có nhiều chất béo vì sẽ rất khó làm sạch. Trong quá trình sử dụng, nếu mảnh vụn của thớt trộn với thức ăn và đi vào cơ thể, nó có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài ra, thớt nhựa không tái chế được, gây ô nhiễm môi trường. Vì thế nên loại thớt này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
Như vậy, dựa trên những phân tích trên, có thể thấy rằng việc chọn mưa thớt gỗ vẫn nên được ưu tiên hơn trong nhiều gia đình. Tuy giá thành cao hơn so với hai loại còn lại nhưng lại đa dạng về mức giá, vậy nên bạn có thể tùy theo tình hình thực tế để lựa chọn loại thớt gỗ phù hợp cho gia đình mình.
Ảnh minh hoạ
Theo nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ , trung bình một chiếc thớt có thể chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày các loại vi khuẩn này sẽ biến đổi nguy hiểm hơn, thậm chí là gây ung thư. Vì vậy, vệ sinh thớt là điều vô cùng quan trọng, các bà nội trợ cần ghi nhớ những điều sau để tránh những thói quen sai lầm khi sử dụng thớt:
1. Không dùng thực phẩm sống và chín trên cùng một thớt, tránh tình trạng nhiễm chéo các mối nguy hại từ việc sử dụng chung.
2. Vệ sinh sạch sẽ thớt sau khi sử dụng, nhớ rửa sạch nhiều lần, sau đó lau khô và để ở nơi khô thoáng giúp ngắn ngừa nấm mốc.
3. Nên tránh thớt qua nước sôi trước khi sử dụng.
4. Vì sức khỏe của gia đình, phải thường xuyên thay mới, vệ sinh và dùng thớt đúng cách để kéo dài thời gian sử dụng.
Dù thớt không phải là một vật dụng quá quan trọng trong gian bếp nhưng lại rất hữu dụng, vậy nên hãy dành chút thời gian để lựa chọn và vệ sinh thớt để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
7 sai lầm khi vệ sinh nhà cửa khiến mọi công sức "đổ sông đổ bể" Nhà bạn sẽ chẳng bao giờ sạch nếu vẫn mắc phải những sai lầm sau. Khi dọn dẹp nhà cửa, có những vị trí bạn thường xuyên bỏ quên vì nghĩ rằng nó không bẩn. Tuy nhiên, chính những nơi này là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 1. Không bao giờ vệ sinh máy giặt Máy giặt bẩn...