4 ứng dụng bạn nên xóa nếu không muốn xem quảng cáo liên tục
Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Malwarebytes đã phát hiện ra 4 ứng dụng độc hại trên Google Play, được thiết kế để chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại và hiển thị quảng cáo.
Theo các nhà nghiên cứu, 4 ứng dụng độc hại là một phần của chiến dịch đánh cắp thông tin và phát tán phần mềm quảng cáo. Tất cả đều được phát triển bởi Mobile apps Group và đã được tải xuống hơn 1 triệu lần.
4 ứng dụng độc hại trên Google Play. Ảnh: Malwarebytes
Danh sách 4 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức:
- Bluetooth App Sender (com.bluetooth.share.app), hơn 50.000 lượt tải xuống.
- Bluetooth Auto Connect (com.bluetooth.autoconnect.anybtdevices), hơn 1 triệu lượt tải xuống.
Video đang HOT
- Driver: Bluetooth, Wi-Fi, USB (com.driver.finder.bluetooth.wifi.usb), hơn 10.000 lượt tải xuống.
- Mobile transfer: smart switch (com.mobile.faster.transfer.smart.switch), hơn 1.000 lượt tải xuống.
Với sự phát triển của công nghệ và các công cụ, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều ứng dụng độc hại đã nghĩ ra cách mới để qua mặt các biện pháp bảo mật của Google. Một trong những chiến thuật phổ biến thường được các ứng dụng độc hại áp dụng là “nằm vùng” một thời gian trước khi bắt đầu tấn công.
Khi người dùng cài đặt ứng dụng, chúng sẽ chưa hoạt động ngay lập tức mà chờ khoảng 4 ngày trước khi chuyển hướng người dùng đến trang web lừa đảo đầu tiên trong trình duyệt Chrome, và sau đó mở nhiều tab hơn cứ sau mỗi 2 tiếng.
Theo Malwarebytes, các trang web độc hại được thiết kế để tạo ra doanh thu thông qua quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, đồng thời còn khuyến khích người dùng cài đặt thêm các ứng dụng dọn dẹp điện thoại. Tuy nhiên, thực chất đây đều là những phần mềm quảng cáo.
Phần mềm độc hại dụ người dùng cài đặt thêm ứng dụng dọn dẹp điện thoại. Ảnh: Malwarebytes
4 ứng dụng này là một phần của hoạt động phần mềm độc hại rộng lớn hơn có tên HiddenAds, đã hoạt động ít nhất từ tháng 6-2019. Về cơ bản, các ứng dụng độc hại sẽ giả mạo là trình quét mã QR, ghi chú, camera, công cụ chuyển đổi tiền tệ/đơn vị, từ điển… nhằm lừa người dùng tải xuống và cài đặt.
Theo nhà nghiên cứu SangRyol Ryu (McAfee), những phần mềm độc hại dạng này có thể gây tốn lưu lượng và tiêu thụ nhiều điện năng, đồng thời tạo ra lợi nhuận cho các tác nhân đe dọa mà người dùng không hề hay biết.
Trước đó, nhà nghiên cứu Guardio Labs cũng phát hiện một chiến dịch quảng cáo độc hại có tên là Dormant Colors, tận dụng các tiện ích mở rộng giả mạo trên Google Chrome và Microsoft Edge để kiểm soát các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ kịp thời gỡ bỏ các phần mềm độc hại nếu đã lỡ cài đặt trước đó.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Nhà phát triển phàn nàn App Store quảng cáo ứng dụng cờ bạc
Nhiều nhà phát triển ứng dụng bày tỏ sự không hài lòng khi cửa hàng App Store liên tục hiển thị quảng cáo của ứng dụng cờ bạc.
Quảng cáo nội dung cờ bạc xuất hiện tràn làn trên App Store. Ảnh: Getty.
Tối 25/10, Apple thông báo các vị trí đặt quảng cáo mới đã có trong kho App Store, cho phép các nhà phát triển quảng cáo ứng dụng của họ ở nhiều vị trí hơn.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, nhiều nhà phát triển nổi tiếng đã lên tiếng phàn nàn về sự khó chịu khi các quảng cáo ứng dụng cờ bạc xuất hiện với tần suất quá nhiều trong danh sách ứng dụng gợi ý của App Store.
"Giờ thì trang chính ứng dụng của tôi hiển thị đầy quảng cáo cờ bạc mà tôi thực sự rất không hài lòng. Apple cũng sẽ không hài lòng với nó. App Store đã làm hỏng một công ty tuyệt vời như vậy một cách sâu sắc. Họ kiếm được nhiều tiền từ cờ bạc và nó thao túng đến mức họ thậm chí không còn thấy vấn đề nữa", nhà phát triển Marco Arment viết trên trang cá nhân.
Theo ghi nhận của Arment, Apple cho phép các nhà quảng cáo lựa chọn hiển thị quảng cáo của họ trong các danh mục ứng dụng khác. Táo khuyết thậm chí còn để quảng cáo cờ bạc xuất hiện trong danh sách các ứng dụng không liên quan như podcast Overcast.
Quảng cáo cờ bạc xuất hiện trên cả các ứng dụng Podcast. Ảnh: @jasoneccles.
Theo Macrumors, đã có những cáo buộc cho rằng Apple quá tham lam và tránh xa các chính sách mà công ty từng tuân thủ dưới thời cựu CEO Steve Jobs. Số liệu tiết lộ hãng kiếm được doanh thu từ cả vị trí đặt quảng cáo và thu phí 15-30% số lần mua hàng trong các ứng dụng cờ bạc.
Sau khi nhận về nhiều phản hồi tiêu cực, Apple hiện đã gỡ bỏ các quảng cáo liên quan đến cờ bạc trên hệ thống App Store. "Chúng tôi đã tạm dừng các quảng cáo liên quan đến cờ bạc và một số danh mục khác trên các trang sản phẩm của kho ứng dụng App Store", người phát ngôn của Apple nói.
Xóa ngay những ứng dụng độc hại này trên Android Mới đây, các chuyên gia của hãng bảo mật McAfee đã phát hiện 16 ứng dụng chứa phần mềm quảng cáo độc hại trên kho ứng dụng Play Store của Google. Các chuyên gia của McAfee đã phát hiện một danh mục các phần mềm quảng cáo (adware). Những ứng dụng này có khả năng tải phần mềm quảng cáo trong chế độ...