4 tựa game xuất sắc khiến fan hâm mộ chờ đợi dài cổ nhưng hoàn toàn đáng giá
“ The Last Guardian” là tuyệt tác mới nhất, và cũng mất thời gian phát triển nhất trong lịch sử của hãng Team Ico. Tương tự như trường hợp của “ Final Fantasy XV”, nó đã được bắt đầu phát triển từ tận năm 2007, một thời gian không lâu sau khi PlayStation 3 chính thức được phát hành rộng rãi.
Với sự phức tạp của công nghệ hiện đại, quá trình phát triển một tựa game, đặc biệt là các sản phẩm bom tấn gắn mác AAA đã trở nên khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều lần. Trong số đó, có không ít sản phẩm đã bị mắc kẹt trong giai đoạn phát triển suốt một khoảng thời gian dài trước khi có thể đến tay fan hâm mộ.
Lí do để một game bị kẹt trong “địa ngục phát triển” là rất đa dạng, có thể do nhà phát triển không cảm thấy vừa lòng phiên bản thử nghiệm ban đầu và quyết định xóa bỏ hết đi làm lại từ A-Z, hoặc cũng có thể là do vấn đề bản quyền, bất đồng giữa đội ngũ sản xuất. Nếu may mắn, chúng sẽ vượt qua mọi khó khăn và trở thành một sản phẩm chất lượng, còn nếu không thì cũng rất có thể bị hủy bỏ giữa chừng.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn qua một vài tựa game xuất sắc trong lịch sử cho dù đã phải trải qua một quá trình phát triển cực gian khổ.
Final Fantasy XV
Sau một thời gian dài trở đợi, “Final Fantasy XV” đã chính thức được phát hành trong tháng 11 năm 2016, và nhận được những lời tán dương xứng đáng với công sức bỏ ra của đội ngũ phát triển Square Enix, đồng thời lập kỷ doanh số bán số ngay trong vài ngày đầu tiên.
“Final Fantasy XV” bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển với tên gọi “Final Fantasy Versus XIII”, và được dự tính là một phần đơn lẻ của series “Fabula Nova Crystallis Final Fantasy”, mở màn bằng “Final Fantasy XIII”. Quá trình sản xuất đi vào hoạt động từ năm 2006 và hứa hẹn phát hành trong năm 2014, nhưng tiến độ phát triển đã đi rất chậm và khiến đội phát triển ban đầu chán nản bỏ đi cả.
Đến năm 2007, Square Enix bắt đầu xem xét ý định thay đổi “Versus XIII” trở thành một tựa game chính, và khi PS4 và Xbox được hé lộ, tựa game này đã được chuyển sang sử dụng DirectX 11 để đưa thẳng lên nền tảng console mới. Năm 2012, dự án ban đầu bị loại bỏ hoàn toàn và tựa game mới độc lập với tên gọi “Final Fantasy XV” được sinh ra từ tàn tích cũ, ông Tabata Hajime đảm nhiệm vai trò đạo diễn và Luminous Studio phụ trách engine game.
Câu chuyện phát triển của “Team Fortress 2″ giống như một chuyến tàu lượn cao tốc với đủ mọi cung bậc thăng trầm. Ban đầu, nó vốn được định hình là một game chiến tranh hiện đại chân thực và lấy tên là “Team Fortress 2: Brotherhood of Arms”. Những hình ảnh đầu tiên của dự án nguyên gốc được hé lộ ở E3 1999 và nhận được nhiều lời tán dương. Nhưng cho tới khi Valve bắt đầu chuyển sang sử dụng Source Engine, dự án này đã bị trì hoãn rất nhiều lần và im hơi lặng tiếng suốt một thời gian dài, khiến ai cũng nghĩ nó đã tan biến rồi.
Cuối cùng vào năm 2006, bảy năm sau E3 1999, “Team Fortress 2″ đã quay trở lại với một bộ dạng hoàn toàn khác biệt tại sự kiện EA Summer Showcase. Sau đó, nó đã được phát hành chính thức trong năm 2007 và đạt thành công vượt cả mong đợi của nhà sản xuất, tồn tại mạnh mẽ cho tới tận bây giờ.
The Last Guardian
Video đang HOT
“The Last Guardian” là tuyệt tác mới nhất, và cũng mất thời gian phát triển nhất trong lịch sử của hãng Team Ico. Tương tự như trường hợp của “Final Fantasy XV”, nó đã được bắt đầu phát triển từ tận năm 2007, một thời gian không lâu sau khi PlayStation 3 chính thức được phát hành rộng rãi.
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên ở E3 2009, và rồi lại xuất hiện một lần nữa ở GDC trong tháng 3 năm 2011, nhưng nhà sáng tạo Ueda Fumito đã gặp phải không ít rắc rối với sản phẩm này. Cụ thể là ông đã cảm thấy ý tưởng dành cho “The Last Guardian” sẽ vượt quá giới hạn phần cứng của PS3, dẫn đến chuyện lo lắng rằng tổng thể chất lượng sản phẩm sẽ bị xuống cấp đáng kể. Cuối cùng, tựa game này đã chuyển thẳng từ PS3 lên PS4, và ông Ueda đã có thể cho ra đời một sản phẩm theo đúng tâm nguyện của mình.
Lịch sử ra đời của “Mother 3″ là một cuộc phiêu lưu đậm tính sử thi và căng thẳng, kéo dài tới 12 năm trời. Nó đã được chế tác thành hai phiên bản riêng biệt, một cho hệ thống Nintendo 64, và một cho Game Boy Advance. Phần thứ ba của series game nhập vai cổ điển này được bắt đầu phát triển trong năm 1994, ngay sau thành công của phiên bản thứ hai tại thị trường quê nhà Nhật Bản.
Không lâu sau đó, nó được lên kế hoạch phát hành trong năm 1996 dành cho hệ thống console mới của Nintendo thời bấy giờ là Nintendo 64. Lấy nguồn cảm hứng từ “Super Mario 64″, đội ngũ sản xuất “Mother 3″ đã muốn tạo ra một thế giới nhập vai 3D rộng lớn để người chơi khám phá. Nhưng vì những vấn đề kỹ thuật nên sản phẩm này đã không thể ra mắt đúng thời hạn và rồi bị hủy bỏ giữa chừng trong năm 2000, bởi Nintendo quay sang tập trung cho Nintendo GameCube.
Khi fan của series này đã mất hoàn toàn hi vọng, nhà sáng tạo của series là Itoi Shigesato đã bất ngờ công bố quyết định tái khởi động phát triển “Mother 3″ cho Game Boy Advance ở thời điểm năm 2003. Tựa game hoàn chỉnh đã được phát hành trong năm 2006 và trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên hệ thống cầm tay của Nintendo.
Theo Nowloading
Người Nhật quả là kì lạ: bom tấn không chơi, chỉ thích game cầm tay
Final Fantasy XV, Yakuza 6, The Last Guardian chẳng khiến game thủ Nhật mặn mà bằng các tựa game 3DS.
Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn luôn nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa giàu truyền thống và đồng thời cũng không kém phần khác người, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất video game, người Nhật thực sự không có đối thủ về những ý tưởng kì quặc. Nhưng đó chưa phải tất cả, bởi xem ra thì khẩu vị thưởng thức game của game thủ Nhật cũng "dị" không kém so với phần còn lại trên thế giới.
Nếu được hỏi tựa game nào đáng chú ý nhất trong năm 2016, có lẽ đa số chúng ta sẽ nghĩ đến Overwatch, Doom, Final Fantasy XV, hay The Last Guardian. Tuy nhiên câu trả lời của các game thủ Nhật nhiều khả năng sẽ là: Pokemon Sun & Moon, Mario Kart hoặc Minecraft.
Game thủ Nhật chẳng hề mặn mà với những tựa game hay nhất năm 2016 do thế giới bình chọn.
Điều này được thể hiện qua một thống kê thực hiện bởi tạp chí Famitsu gần đây. Cụ thể thì kể từ giữa tháng 12 đến nay, trong số 20 tựa game bán chạy nhất Nhật Bản, có đến 15 tựa game được phát hành trên Nintendo 3DS, dẫn đầu là một cái tên không mấy ngạc nhiên: Pokemon Sun & Moon với hơn 300 nghìn bản được bán ra. Những bom tấn trên PS4 như Yakuza 6, Final Fantasy XV chỉ khiêm tốn lần lượt nằm ở vị trí thứ 8 và 9, với doanh thu trong tuần lẫn tổng số còn thua cả Super Mario Maker phiên bản dành cho Nintendo 3DS (ra mắt từ ngay đầu tháng 12).
Final Fantasy XV chỉ là... muỗi so với Pokemon Sun & Moon tại quê nhà.
Nhịp độ học tập và làm việc của người dân Nhật Bản xưa nay vẫn nổi tiếng là căng thẳng khiến cho người dân nước này có rất ít thời gian để vui chơi. Họ dành phần lớn một ngày để sinh hoạt tại công sở, di chuyển trên tàu điện ngầm từ chỗ làm về nhà rồi mới đến nghỉ ngơi, kéo theo nhu cầu giải trí ngắn hạn mọi lúc mọi nơi là rất lớn.
Nhật Bản vẫn là thiên đường của các hệ máy chơi game cầm tay và di động.
Không ít người từng có dịp ghé thăm nước Nhật hay du học, làm việc tại đây đều nhận xét rằng trên tàu điện ngầm, bạn sẽ chỉ nhìn thấy 4 kiểu hành khách bao gồm: Chơi Nintendo 3DS, chơi PS Vita, chơi game di động và... ngủ gật. Có lẽ chính vì lý do này mà các hệ máy handheld cũng như các tựa game dành cho chúng vẫn sống khỏe tại quê nhà.
Dưới đây là kết quả thống kê doanh thu của 20 tựa game bán chạy nhất Nhật Bản trong 2 tuần vừa qua (con số nằm trong ngoặc là doanh thu tổng tính từ thời điểm ra mắt).
1. [3DS] Pokémon Sun & Moon - 322.830 (3.246.222)
2. [3DS] Super Mario Maker for 3DS - 315.382 (743.388)
3. [3DS] Yo-kai Watch 3: Sukiyaki - 176.227 (509.667)
4. [3DS] Momotaro Dentetsu 2017: Tachiagare Nippon!! - 132.063
5. [3DS] Miitopia - 50.299 (102.810)
6. [3DS] Yo-kai Watch 3: Sushi / Tempura - 41.593 (1.397.436)
7. [PSV] Minecraft: PlayStation Vita Edition - 40.157 (876.085)
8. [PS4] Yakuza 6 - 35.196 (288.847)
9. [PS4] Final Fantasy XV - 35.168 (860.847)
10. [WIU] Minecraft: Wii U Edition - 33.263 (241.441)
11. [3DS] Jikkyou Powerful Pro Baseball Heroes - 26.882 (55.027)
12. [3DS] Sumikko Gurashi: Mura o Tsukurundesu - 25.203 (123.195)
13. [3DS] Mario Party: Star Rush - 25.015 (135.625)
14. [3DS] Animal Crossing: New Leaf - Welcome Amiibo - 23.537 (71.990)
15. [3DS] Osomatsu-San: Matsu Matsuri! - 20.628 (New)
16. [3DS] Mario Kart 7 - 18.301 (2.628.566)
17. [3DS] Kirby: Planet Robobot - 17.804 (479.698)
18. [WIU] Super Mario Maker - 16.262 (972.406)
19. [PSV] SaGa Scarlet Grace - 15.633 (74.047)
20. [WIU] Splatoon - 15.356 (1.463.148)
Theo GameK
Final Fantasy XV hút tiền nhanh đến mức chỉ cần 1 ngày để bù lại kinh phí trong... 10 năm Final Fantasy XV là một thành công lớn của Square Enix, nhưng họ vẫn chưa thực sự làm hài lòng người hâm mộ. Kể từ khi được công bố lần đầu tiên tại hội chợ E3 2006 dưới tư cách là một tựa game độc quyền trên PS3, Final Fantasy XIII Versus đã trải qua một chặng đường dài tới 10 năm để...