4 tư thế ngủ có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn ngủ theo cách đó mỗi ngày
Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý đến tư thế ngủ.
Thực tế, 4 tư thế ngủ sai này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nhưng nhiều người vẫn mắc phải.
Một phần ba cuộc đời của chúng ta dành cho việc ngủ, điều này đủ cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của con người. Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng của giấc ngủ như tâm trạng, môi trường, chế độ ăn uống… nhưng ít ai chú ý nhiều đến tư thế ngủ.
Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất, nếu tư thế ngủ đúng có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên, tư thế ngủ sai không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà thậm chí có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là 4 tư thế ngủ có thể gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vẫn ngủ theo cách này hàng ngày mà không hề hay biết.
1. Nằm sấp khi ngủ
Trong cuộc sống hàng ngày, nằm sấp khi ngủ là tư thế ngủ ưa thích của nhiều người bởi đơn giản nó tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nó lại không mấy tốt cho sức khỏe, dễ gây áp lực lớn lên lưng và cổ của cơ thể, nếu thường xuyên nằm sấp khi ngủ có thể gây ra tình trạng đau mỏi lưng và cổ.
Ngoài ra, việc nằm ngủ ở tư thế nằm sấp cũng khiến cột sống không ở trạng thái sinh lý bình thường, nên dễ gây ra tình trạng cột sống bị lệch, cong. Nó cũng dễ dẫn đến chèn ép lồng ngực, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, và làm bạn bị khó thở và đau tức ngực.
2. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Tim của chúng ta nằm ở bên trái của lồng ngực, do đó, nếu bạn nằm ngủ nghiêng về bên trái trong thời gian dài rất dễ gây chèn ép tim, máu về tim không được cung cấp kịp thời dễ gây ra thiếu máu cục bộ ở tim. Ở trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, đồng thời làm trì trệ quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
Video đang HOT
3. Nằm ngửa với người bị ngủ ngáy
Nằm ngửa là tư thế ngủ gần như hoàn hảo nhất, ít gây căng thẳng nhất, giúp cổ và đầu thoải mái, không gây quá nhiều áp lực lên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tư thế nằm ngửa là dễ gây ra chứng ngưng thở và ngáy, đặc biệt là với những người bị ngủ ngáy.
Do đó, người bị ngủ ngáy không nên chọn tư thế ngủ này bởi nếu nằm ngửa khi ngừa lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể, dễ sinh ra các bệnh về tim mạch và gây ra phiền phức nhất định cho người khác,
4. Ngủ nằm gối lên tay
Một số người thường có thói quen ngủ nằm gối lên tay cả khi ngủ ngồi và ngủ nằm bởi nó tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, đây không phải là tư thế ngủ tốt cho sức khỏe, bởi quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất sẽ bị trì trệ.
Cụ thể, khi gối đầu lên tay trong thời gian dài, cánh tay và vai sẽ dễ bị đè nén, tuần hoàn máu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, lúc này có thể khiến cánh tay bị tê, mất nhiều thời gian để hồi phục, ban ngày dễ bị yếu cánh tay, về lâu dài dễ sinh bệnh.
Trường hợp của chàng trai này là một ví dụ điển hình, suýt bị liệt cả cánh tay phải do gối đầu lên tay khi ngủ.
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang phải!
Tư thế nằm ngủ nghiêng về bên phải được coi là tốt nhất, vì gan nằm ở phần bụng trên bên phải của cơ thể chúng ta, khi ngủ nghiêng về bên phải tương đối thấp có thể giúp gan nhận được nhiều máu hơn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Ngoài ra, do ruột già co thắt dẫn đến tá tràng và bụng dưới thường lệch về bên phải nên tư thế ngủ nghiêng về bên phải sẽ rất có lợi cho hoạt động bình thường của dạ dày và ruột mà không gây áp lực cho tim.
Ngáy khi ngủ cảnh báo điều gì?
Người ngủ ngáy không chỉ khiến người khác thấy phiền mà còn có thể tiềm ẩn bệnh đường hô hấp hay hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chắc hẳn ai cũng có người thân hoặc bạn bè phát ra tiếng ngáy khi ngủ khiến người xung quanh thấy không được thoải mái.
Ảnh minh họa: Sleepdoctor
Vậy tại sao những người đó lại ngáy khi ngủ. Dưới đây là một vài lý do:
1. Béo phì
Những người béo phì thường có lượng mỡ nhiều hơn người bình thường. Bởi vậy, ở vùng hầu họng của họ có thể bị tích lũy mô mỡ, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản.
Khi hơi thở đi qua khu vực này sẽ gặp khó khăn hoặc bị ngăn lại dẫn tới tiếng ngáy mà chúng ta nghe thấy.
2. Tắc nghẽn đường hô hấp mũi
Những bất thường sinh lý ở vòm họng hoặc đường thở cũng dễ gây ra tình trạng ngáy. Đó có thể do lệch vách ngăn mũi, polyp mũi (u mềm do viêm mạn tính vì hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng). Khi đó, luồng khí luân chuyển gặp khó khăn, bị ngăn chặn, gây ra ngáy.
Dị dạng động tĩnh mạch, hàm nhỏ bất thường cũng khiến đường thở bị cản trở. Tình trạng này sẽ căng thẳng hơn khi bạn chìm vào giấc ngủ ban đêm.
3. Ngưng thở khi ngủ
Đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh ngưng thở hơn 10 giây, lặp lại nhiều lần trong đêm với triệu chứng ngủ ngáy.
Bệnh nhân thường tắc nghẽn đường thở khi ngủ bởi vậy họ bị kích thích tỉnh giấc. Nếu bị ngáy và hay thức dậy giữa đêm, bạn nên tới phòng khám kiểm tra.
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trên là người béo phì, có bất thường ở đường hô hấp (hàm nhỏ, lưỡi to...), uống rượu bia nhiều, di truyền.
Bạn có thể đổi tư thế nằm nghiêng nếu có hiện tượng ngủ ngáy bất chợt. Ảnh minh họa: Colossalsleep
4. Tư thế ngủ
Tình trạng ngáy mức độ nhẹ và không thường xuyên có thể do tư thế ngủ của bạn. Nếu bạn nằm ngửa, đường thở có thể bị hẹp lại, nhất là khi gối quá cao. Cách điều chỉnh đơn giản là bạn nằm nghiêng sang một bên, mua gối có độ dày vừa phải.
5. Quá mệt
Nhiều người bình thường không ngáy nhưng sau một ngày làm việc quá sức, họ sẽ ngáy to vào ban đêm. Đây là hiện tượng xảy ra bất chợt mà các nhà khoa học chưa lý giải được. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm.
Như vậy, nếu bạn hoặc người quen ngáy khi ngủ, hãy đổi tư thế nằm nghiêng. Nếu tình trạng không giảm bớt, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Ngoài ra, để hạn chế ngáy, bạn có thể áp dụng các thói quen tốt như chọn gối có độ cao vừa phải, ăn hạn chế vào bữa tối, không dùng thuốc an thần, không uống rượu trước lúc đi ngủ, tăng độ ẩm cho phòng (tránh cổ họng bị khô).
Nhiều trẻ thích ngủ trong tư thế chổng mông lên trời, tưởng không thoải mái nhưng lại rất tốt cho bé Thay vì lo lắng sửa đổi tư thế ngủ cho con, bố mẹ hãy lấy làm vui mừng nếu con mình hay ngủ với dáng "bá đạo" này. Trẻ nhỏ vốn dễ thương, dù là lúc ăn, lúc ngủ hay cả khi làm những điều oái oăm mà người lớn không tưởng tượng nổi. Ngay cả khi ngủ, trẻ cũng có thể khiến...