4 triệu chứng xuất hiện sau bữa ăn có thể là tín hiệu bệnh tật, 4 thực phẩm nên ăn sau bữa ăn để có dáng đẹp, thân khỏe
Cuộc sống bận rộn và nhiều áp lực dễ khiến con người “phớt lờ” đi những bất thường lặt vặt xảy ra trong cơ thể mình.
Thực tế, mỗi người nên chú ý những triệu chứng sau bữa ăn vì rất có thể đó là tín hiệu bệnh tật cần sớm được điều trị.
Những triệu chứng nếu xuất hiện sau bữa ăn thì cần nâng cao cảnh giác để kịp thời phát hiện bệnh tật và điều trị hiệu quả
Thường xuyên tiêu chảy sau bữa ăn
Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy sau bữa ăn hoặc có biểu hiện mất nước ở mức độ nhẹ, phân đại tiện ra có trạng thái lỏng, không có hình dạng… thì hãy đề phòng những vấn đề không khỏe ở dạ dày hay đường ruột.
Một số chứng bệnh phổ biến trong trường hợp này thường là viêm dạ dày, đường ruột, hoặc viêm ruột thừa. Ngoài ra, các bệnh mãn tính như viêm tuyến tụy hoặc trở ngại hấp thu ruột non cũng có thể gây tiêu chảy sau khi ăn no.
Đau bụng sau bữa ăn
Tình trạng đau bụng sau khi ăn thông thường là do đường ruột có vấn đề không khỏe tạo thành. Bên cạnh đó, người có thói quen uống bia rượu lâu ngày hoặc ăn uống không có giờ giấc, quy luật cũng sẽ dễ xuất hiện chứng đau bụng này và đây là tín hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn khó lường, chẳng hạn như sỏi túi mật, viêm tuyến tụy mãn tính…
Tức ngực, thở hơi ngắn sau bữa ăn
Hiện tượng này chủ yếu xảy ra nhiều ở người thích rượu bia trong lúc ăn uống, thói quen này càng lâu ngày thì triệu chứng tức ngực, thở hơi ngắn sau bữa ăn càng rõ rệt và mức độ cũng ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đây còn có thể là tín hiệu giai đoạn đầu của bệnh tim mạch vành, cần cảnh giác và sớm đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân chính xác.
Cảm giác bồn chồn, buồn nôn sau bữa ăn
Nếu bạn là người thích ăn các món nhiều dầu mỡ hoặc sau khi ăn no mà xuất hiện tình trạng bồn chồn, buồn nôn và nôn mửa thì có thể đây là vấn đề của thần kinh trung khu, cũng có thể là bệnh ở dạ dày, đường ruột. Triệu chứng sau bữa ăn này càng thường xuyên thì mức độ nguy hiểm càng cao. Vì vậy bạn nên sớm tiến hành kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra bệnh lý mà điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Cảnh giác thói quen ngủ ngay sau bữa ăn để hạn chế tác hại đối với sức khỏe
Ngay cả khi bạn không hề có những tình trạng khó chịu sau bữa ăn như những gì nêu trên thì bạn cũng không được chủ quan vì không có nghĩa là sức khỏe được đảm bảo. Đặc biệt với người có thói quen cứ ăn no xong là lăn ra ngủ, đây không phải là điều tốt để dưỡng sức mà không biết rằng lợi bất cập hại.
Ngủ ngay sau khi ăn khiến bạn dễ béo phì hơn, vì giấc ngủ là quá trình trao đổi chất bị chậm lại, nhu động dạ dày và đường ruột cũng giảm, do đó thức ăn không thể kịp thời đi vào ruột non tiến hành tiêu hóa. Thức ăn vì thế mà tích tụ trong dạ dày, nhiệt lượng ngưng đọng lâu ngày nên gây béo phì.
Thói quen ngủ vội sau bữa ăn còn làm bạn ngày càng biếng ăn hơn do thức ăn tồn tích trong dạ dày dần dần sinh ra chướng khí, làm bạn luôn có cảm giác no dù bụng rỗng. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu hóa cũng phải chịu gánh nặng lớn hơn mà sinh ra bệnh tật.
Mẹo sau bữa ăn giúp bạn giữ được dáng đẹp, thân khỏe
Hãy ăn một quả chuối sau khi ăn đồ nướng
Một số triệu chứng sau bữa ăn tuy không có nhiều khả năng là bệnh tật tiềm tàng nhưng nó vẫn khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình phục hồi thể lực. Vì vậy nếu biết áp dụng những mẹo hay sau khi ăn no sẽ giúp ích không nhỏ cho bạn. Một trong số mẹo đó là hãy ăn một quả chuối sau bữa tiệc nướng.
Những món nướng tuy đem lại khẩu vị ngon nhưng cũng dễ khiến cơ thể bạn hấp thu nhiều vật chất gây ung thư. Tiến sĩ Thụy Lợi Lợi thuộc khoa dinh dưỡng và thực phẩm trường Y khoa Quân Sự Trung Quốc cho biết: Theo nghiên cứu mới nhất phát hiện, chuối có tác dụng ức chế Benzopyrene (hợp chất hóa học gây ung thư) ở một mức độ nhất định, có chức năng bảo vệ dạ dày và đường ruột
Một ly nước ép rau cần sau bữa ăn nhiều dầu mỡ
Nếu thực đơn ăn uống của bạn có nhiều chất béo thì sau bữa ăn bạn có thể kết hợp them một ly nước ép rau cần. Chỉ cần một ly nhỏ thôi nhưng với hàm lượng chất xơ cao, ít thành phần đường sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tỳ và giảm tích tụ Cholesterol trong cơ thể.
Một chút sữa chua sau món lẩu
Món lẩu thường được ăn ở nhiệt độ cao, nhiều gia vị đậm đà nên tạo ra kích thích lớn đối với dạ dày, đường ruột. Do đó, sau khi ăn lẩu, bạn có thể ăn thêm một chút sữa chua để tăng hiệu quả bảo vệ niêm mạc cho cơ quan tiêu hóa. Ngòi ra, trong sữa chua còn có vi khuẩn axit lactic, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của các nhóm vi khuẩn có hại.
Một chút trái cây sau khi ăn mì ăn liền
Mì ăn liền tuy tiện lợi nhưng tác dụng phụ của nó đối với sức khỏe cũng không nhỏ. Bình thường không khuyến khích bạn ăn quá nhiều mì ăn liền, trong trường hợp bất khả kháng thì sau khi ăn có thể tìm thêm một chút trái cây bổ sung vào, chẳng hạn như táo, dâu tây, quýt, kiwi v.v… Đa số các loại quả đều có tác dụng tăng cường vitamin và chất khoáng, giúp cơ thể bạn tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, đồng thời hạn chế các tác hại từ mì ăn liền gây ra.
Sau một lần ngáp, chàng trai nhập viện trong tình trạng tức ngực, hô hấp khó khăn, bác sĩ cảnh báo căn bệnh dễ gặp ở người gầy
Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tối ngày 23/7, anh Lý (23 tuổi) sống tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cảm thấy buồn ngủ khi đang trực ca đêm. Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau một lần ngáp, anh Lý bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tức ngực, đau ngực, hô hấp khó khăn.
Bác sĩ Từ Hiệp, khoa ngoại, bệnh viện Guangzhou First People's Hospital, chia sẻ: "Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tràn khí màng phổi tự phát, bệnh nhân được tiến hành nội soi lồng ngực khẩn cấp vào lúc 10 giờ tối để cầm máu khoang ngực phải và cắt bỏ màng phổi. Trong quá trình phẫu thuật, huyết sắc tố của bệnh nhân giảm nhanh chóng từ 140g/L xuống 59g/L, nhịp tim giảm 20 - 30 nhịp/ phút".
Bác sĩ Từ Hiệp thông tin thêm, anh Lý có trọng lượng 42kg, tổng lượng máu là 3,4L. Trong quá trình phẫu thuật, anh Lý xuất huyết 2L, tương đương mất hơn 1/2 lượng máu, có nguy cơ xảy ra tình trạng sốc do mất máu, đột tử. Thật may ca phẫu thuật của anh Lý thành công tốt đẹp và tình trạng sức khỏe của anh hiện đã ổn định.
Bác sĩ Lý Hiểu Nham, phó chủ nhiệm khoa Hồi sức, bệnh viện Guangzhou First People's Hospital, cho biết người có thể trạng cao gầy thường có mô phổi dị tật bẩm sinh và niêm mạc phế nang yếu hình thành nên màng phổi, nếu sử dụng nhiều lực như ngáp có thể khiến bóng khí ở bề mặt phổi bị vỡ và gây nên tình trạng tràn khí màng phổi. Bệnh tràn khí màng phổi tự phát thường xảy ra ở người có thể trạng cao gầy, vận động mạnh, mang vác đồ nặng, ho dữ dội, nếu bạn có thể trạng cao gầy cần vận động vừa sức để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Tràn khí màng phổi là gì?
Tràn khí màng phổi là tình trạng phổi bị xẹp, không khí xâm nhập vào khoang màng phổi. Chính lượng khí này ép vào phía ngoài phổi và làm phổi xẹp xuống. Tràn khí màng phổi có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần phổi.
Tràn khí màng phổi tự phát là tình trạng bệnh xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân. Tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới giao động trong khoảng 1/215000 đến 1/67000.
Có 2 dạng tràn khí màng phổi tự phát:
Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: thường hay gặp ở nam giới với tỉ lệ 75%, xảy ra ở những người trước đỏ khỏe mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các bóng khí ở bề mặt phổi bị vỡ. Cho đến nay, người ta còn chưa tìm hiểu được cơ chế hình thành các bong bóng này. Tuy nhiên đối tượng nguy cơ là người cao, gầy. 1/3 số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát sẽ tái phát.
Tràn khí màng phổi tự phát tái phát: bệnh có tiên lượng xấu hơn, xảy ra ở những người có tiền sử bệnh phổi như lao phổi, viêm phổi, COPD, hen, xơ phổi kẽ lan tỏa...Bệnh thường gặp ở đối tượng bệnh nhân trên 30 tuổi.
Đối tượng nguy cơ bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Đối tượng bị tràn khí màng phổi chủ yếu là người từ 20-40 tuổi, đặc biệt là những người cao và gầy. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tràn khí màng phổi như:
Giới tính: tỉ lệ lớn người mắc bệnh là nam giới.
Hút thuốc: khói thuốc lá là tác nhân quan trọng gây nên các bệnh lý hô hấp, trong đó có tràn khí màng phổi.
Di truyền: có những thể tràn khí màng phổi có nguyên nhân là yếu tố di truyền.
Tiền sử các bệnh liên quan đến nhiễm trùng phổi hoặc tràn khí màng phổi.
Triệu chứng bệnh tràn khí màng phổi tự phát
Các triệu chứng của tràn khí màng phổi tự phát khởi phát đột ngột, bao gồm đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, đôi khi triệu chứng đau ngực xuất hiện sau khi làm việc gắng sức hoặc ho khạc; bệnh nhân đột nhiên cảm thấy khó thở, mức độ tràn khí càng nhiều thì càng khó thở. Khi bệnh nhân vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh chứng tỏ bệnh đã trở nên nặng hơn.
5 loại thực phẩm giúp bạn sống lâu, nằm trong căn bếp mà bạn không bao giờ nghĩ tới Để sống lâu khỏe mạnh, mọi người thường dùng nhiều cách khác nhau từ ăn kiêng, tập thể dục, thư giãn thường xuyên... Nhưng ít người để ý đến 5 loại thực phẩm luôn hiện hữu trong căn bếp nhà mình. Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một được cải thiện, từ mong muốn ăn ngon mặc đẹp, mọi người dần...