4 tình huống phải dặn con không cần làm người tử tế
Trẻ em yếu ớt không cần phải giúp đỡ một người lớn lạ mặt khỏe mạnh.
Bạn vẫn cần dạy con làm người tử tế, nhưng có những nguyên tắc cần phải tuân theo. Đặc biệt trong 4 tình huống dưới đây, con đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng.
1. Không giúp những người mạnh mẽ hơn mình
Một ngày nọ, một phụ huynh đến trường đón con muộn. Kẻ bắt cóc trẻ em đã nhân cơ hội này lừa cậu bé: “Cậu bé, chú bị mất cái chìa khóa trong nhà vệ sinh, cháu có thể tìm giúp chú được không?”.
Anh ta muốn đứa trẻ đi cùng mình vào nhà vệ sinh nhưng cậu bé không đồng ý. Anh ta bực mình: “Cậu bé, cháu không được dạy phải giúp đỡ người khác à?”.
Đứa trẻ nhìn anh ta và chạy đến chỗ cô giáo của mình. Kẻ bắt cóc thấy vậy liền chuyển mục tiêu, 10 phút sau một đứa trẻ khác đã mắc bẫy. Khi anh ta định lái xe đi thì cảnh sát đến. Thì ra, cậu bé đầu tiên đã nói với cô giáo rằng anh ta là người xấu, dù hơi ngờ vực nhưng cô giáo vẫn báo cảnh sát.
“Làm sao con biết chú đó là người xấu?”. Cô giáo hỏi. Cậu bé trả lời: “Mẹ con bảo nếu người lớn nhờ con giúp đỡ, hãy bỏ qua. Vì nếu một người lớn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ tìm được một người lớn khác để nhờ giúp đỡ. Một đứa trẻ yếu ớt không cần phải giúp một người lớn mạnh mẽ”.
Đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai hay người già giúp mình. Người lớn không nhờ trẻ em giúp. Vì thế, con không cần thể hiện lòng tốt khi một người lớn khỏe mạnh nhờ con giúp đỡ.
Trẻ em yếu ớt không cần phải giúp người lớn mạnh mẽ. Ảnh: Oversea City .
2. Không giúp đỡ trong môi trường kín
Video đang HOT
Trời mưa, một thai phụ thấy một người đàn ông ngủ gật bên ngoài hiên nên đã mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sau khi được chủ nhà cho ăn uống tử tế, anh ta phát hiện ra chỉ có mình cô ở nhà nên đã đe dọa và bắt cô đưa tiền cho mình.
Trong một không gian khép kín như vậy, chỉ có hai người, không thể kêu cứu ai, thai phụ đành phải đưa cho anh ta 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng).
Khi chuyển từ một không gian mở sang kín, không có sự hiện diện của mọi người xung quanh, thật khó biết được đối tượng sẽ làm gì với con. Lúc trước, đó có thể là một quý ông rất lịch sự, nhưng chỉ còn con và ông ta, rõ ràng con trở thành đối tượng yếu đuối hơn và có thể bị bắt nạt.
Do đó, giúp đỡ người khác có thể là điều tốt, nhưng cố gắng đừng đưa mình vào một không gian kín và không có sự giám sát của mọi người xung quanh.
3. Lòng tốt có thể gây hậu quả xấu
Một đoàn khách đến khu Hy Nhĩ bí ẩn, tình cờ họ gặp một con linh dương Tây Tạng. Thấy con vật nhỏ bé, dễ thương, khách chụp ảnh, lấy thức ăn và nước uống cho nó. Đột nhiên, một tiếng gầm vang lên: “Đi đi!” Đội trưởng của khu bảo tồn tới, đuổi con linh dương đi và yêu cầu khách không cho linh dương ăn. Người khách tức giận: “Anh đang làm gì vậy? Sao anh đối xử với động vật thô lỗ như thế? Chúng tôi chỉ cho nó ăn chứ có làm gì đâu?”.
“Nếu anh quá thân thiện với động vật hoang dã, chúng sẽ nghĩ rằng con người rất tốt bụng. Nên khi gặp phải những kẻ săn trộm, chúng có thể bị bắt”, người đội trưởng trả lời.
Lòng tốt của con có thể trở thành điều xấu vì sự tham lam, ích kỷ của người khác. Vì vậy cần chú ý đến kết quả khi con muốn thể hiện lòng tốt của mình.
4. Lòng tốt phải có mức độ
Hai gia đình là hàng xóm của nhau, mối quan hệ trước đây khá tốt, dù một nhà giàu và một nhà nghèo. Năm đó, vùng quê mất mùa, nhà nghèo không có thu hoạch và chết đói. Gia đình giàu đã mua một thùng gạo tặng cho gia đình nghèo.
Gia đình nghèo biết ơn gia đình giàu, coi họ là ân nhân, nên sau đó đã sang cảm ơn. Khi biết nhà nghèo không còn hạt giống cho mùa sau, nhà giàu lại cho một bao thóc. Mang thóc về nhà, người nghèo nghĩ, “Chỗ gạo này có thể làm gì, ngoài việc ăn, đâu đủ làm hạt giống cho mùa sau. Gia đình kia rất giàu, lẽ ra nên cho nhiều hơn”.
Lời này đến tai người giàu. Người giàu rất tức giận và nghĩ: “Mình đã cho anh ta lương thực một cách vô ích, anh ta không biết ơn mà còn đòi hỏi hơn, anh ta không phải là con người”. Từ đó, hai gia đình coi nhau như kẻ thù.
Khi ta cho một người đói một bát cơm, người đó sẽ biết ơn ta. Tuy nhiên, nếu ta tiếp tục cho thêm cơm, người đó coi việc làm của ta là điều hiển nhiên. Một bát không đủ, hai bát không đủ, ba bốn bát anh ta vẫn không hài lòng.
Đây là điều ta thường gặp trong cuộc sống. Lần đầu tiên ta giúp đỡ một người, người đó sẽ cảm ơn ta. Lần thứ hai, lòng tốt của ta đã bị xem nhẹ. Sau nhiều lần anh ta sẽ nghĩ đây là điều ta nên làm cho họ, và họ có thể giận dỗi nếu không được giúp đỡ nữa.
Do đó, sự giúp đỡ cũng cần có giới hạn. Khi một người không biết suy nghĩ về tương lai đề nghị giúp đỡ, con không cần phải tử tế với họ.
Hoàng Anh (Nguồn: Oversea City)
Theo VNE
Bài học ngọt ngào công nương Kate luôn cố gắng dạy con
Vợ chồng hoàng tử William nhấn mạnh ý nghĩa của những cái ôm và việc chăm sóc cảm xúc của trẻ.
Theo Mirror ngày 1/11, nữ công tước xứ Cambridge đã cùng chồng tham dự một sự kiện tại Trung tâm thể thao Basildon, Essex, Anh vào hôm thứ ba. Họ dành thời gian nói chuyện với những người tham gia Coach Core, chương trình cung cấp hoạt động thể thao cho đối tượng gặp khó khăn về học tập, có vấn đề về sức khỏe tinh thần hoặc khuyết tật thể chất.
Tại sự kiện, Kate được người hâm mộ tên Janet Emery chạy đến ôm. Công nương lập tức ôm lại và nói với Janet: "Cảm ơn cô rất nhiều. Những cái ôm rất quan trọng. Đó là điều tôi luôn nói với các con".
Janet Emery ôm công nương Kate. Ảnh: Getty Images
Dù luôn xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài chỉnh tề và chuyên nghiệp, hoàng tử William và công nương Kate Middleton cũng thường được chụp lại nhiều khoảnh khắc thoải mái, khi đang âu yếm những đứa trẻ của hoàng gia.
Tại một trận đấu polo hồi tháng 6, Kate đã tạm gác lại nhiệm vụ của một nữ công tước, ngồi chơi cùng George và Charlotte như bất kỳ người mẹ bình thường nào khác, thậm chí chạy xuống dốc để vui đùa cùng con.
Tiến sĩ Veritas của Cao đẳng Nhi khoa Mỹ cho biết, những cái ôm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, chủ yếu để chống lại stress. "Khi ôm, hormone stress cortisol sẽ giảm đáng kể, giúp một người trở nên bình tĩnh hơn. Những cái ôm cũng giúp tăng nồng độ oxytocin, thường được gọi là hormone âu yếm", tiến sĩ nói.
Tháng 2 năm 2017, nữ công tước từng chia sẻ tại một trường học ở London: "Cha mẹ tôi luôn dạy về tầm quan trọng của những phẩm chất như lòng tốt, sự tôn trọng và trung thực và tôi đã nhận ra những giá trị cốt lõi này có ý nghĩa như thế nào trong suốt cuộc đời mình. Đó là lý do William và tôi muốn dạy con điều tương tự. Những giá trị đó quan trọng hơn so với việc giỏi toán hay thể thao".
Tờ Huffington Post UK năm 2016 cũng dẫn lời Kate Middleton: "Chúng tôi khuyến khích George và Charlotte nói ra cảm xúc của mình, trao cho chúng những công cụ và sự nhạy cảm để có thể trở thành những người tử tế, biết giúp đỡ bạn bè khi lớn lên".
Vợ chồng hoàng tử William âu yếm con. Ảnh: Good Housekeeping
Heads Together, tổ chức từ thiện do cặp đôi hoàng gia thành lập với mục đích khuyến khích mọi người chăm sóc sức khỏe tâm thần, cho thấy Kate luôn ý thức cao về vấn đề này.
Theo chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Judi James, thời gian gần đây, công nương và hoàng tử William luôn nắm tay hoặc đặt tay lên lưng nhau, thoải mái thể hiện tình cảm nơi công cộng. Bà tin rằng hành động vốn không phải thói quen của cặp đôi được truyền cảm hứng từ cách ứng xử của vợ chồng hoàng tử Harry trước truyền thông.
Đầu tháng 10, Kate gây ấn tượng nhờ cách nói chuyện ngọt ngào và thông minh với trẻ con. Trong chuyến ghé thăm Forest School ở Paddington của cô, các nhiếp ảnh gia đi theo và liên tục bấm máy. Một cô bé hỏi Kate: "Tại sao họ lại chụp ảnh cô vậy ạ?". Công nương trả lời nhẹ nhàng: "Họ đang chụp ảnh con đấy, bởi vì con rất đặc biệt".
Thùy Linh
Theo VNE
10 điều cần nhớ để dạy con thành người tử tế Trẻ có thể tập viết thiệp cảm ơn khi nhận quà sinh nhật từ ông bà, nhận một số việc nhà phù hợp lứa tuổi và thực hiện hàng ngày. Nhiều ông bố bà mẹ thường coi trọng điểm số ở trường và hoạt động ngoại khóa của con. Họ luôn muốn thúc ép trẻ học hành nghiêm túc, làm bài tập về...