4 thói quen sau khi ăn cần phải loại bỏ ngay nếu không muốn sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng
Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng do con người ít chú ý đến những thói quen hàng ngày của mình, từ đó gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.
Bệnh tật xuất hiện đa phần là có mối quan hệ rất lớn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nếu không chú ý đến thói quen sinh hoạt của bản thân, bạn có thể vô tình làm tăng khả năng mắc bệnh, kể cả những bệnh nghiêm trọng.
Những thói quen sinh hoạt này bao gồm cả những thói quen sau bữa ăn. Những thói quen xấu sau bữa ăn nếu không được sửa chữa kịp thời thì về lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể, thậm chí dẫn đến mất mạng.
Dưới đây là 4 thói quen nếu thường xuyên làm sau bữa ăn có thể dẫn đến mất mạng, ngay từ hôm nay bạn hãy bỏ ngay còn kịp.
1. Uống trà đặc
Mọi người luôn nghĩ rằng uống trà có thể tăng cường tiêu hóa, chính vì vậy có người còn tạo cho mình thói quen uống một tách trà đậm đặc sau mỗi bữa ăn. Thực tế, thói quen này cũng dễ gây hại cho sức khỏe.
Trà đặc chứa nhiều axit oxalic và caffein, dễ phản ứng với các thực phẩm khác trong cơ thể tạo ra kết tủa. Điều này sẽ cản trở quá trình hấp thụ protein của cơ thể, dẫn đến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Ngoài ra, trà đậm đặc sẽ làm loãng axit trong dạ dày, khiến nhu động đường tiêu hóa chậm hơn. Một khi thức ăn vào cơ thể không được tiêu hóa kịp sẽ dẫn đến tích tụ chất độc hoặc rác thải. Kết quả là không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn gây ra các bệnh nội tạng khác. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên uống trà đậm đặc sau mỗi bữa ăn.
2. Đại tiện ngay
Một số người luôn thích đi vệ sinh ngay sau bữa ăn, nhất là nếu ăn no quá thì việc này… không thể không làm được. Bởi họ nghĩ như vậy là có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể và có thể nhẹ bụng. Thực tế, khi đi đại tiện, việc nín thở đột ngột làm tăng áp lực trong ổ bụng,axit dịch vị và men tiêu hóa có thể trào ngược lên thực quản, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng viêm loét thực quản do trào ngược.
Việc đi đại tiện ngay sau bữa ăn còn có thể gây rối loạn chức năng cơ trơn môn vị, trào ngược dịch mật, gây xung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề thậm chí là viêm nhiễm và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của thực quản. Nên đi đại tiện lúc bụng đói sau khi ngủ dậy vào buổi sáng là tốt nhất cho sức khỏe.
3. Hút thuốc
Video đang HOT
Hút thuốc là một thói quen có hại cho sức khỏe. Hút thuốc sau bữa ăn là thói quen của rất nhiều người vag có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân là do một lượng lớn thức ăn cần được tiêu hóa trong dạ dày, lúc này hệ tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ hoạt động mạnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình tuần hoàn.
Nếu bạn hút thuốc vào thời điểm này, các thành phần độc hại trong thuốc lá sẽ đi vào máu và chảy xuống dạ dày. Nó sẽ không chỉ gây tắc nghẽn mạch máu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày và các cơ quan khác.
Vì vậy, những người hút thuốc nên từ bỏ thói quen xấu này để tránh gây hại cho sức khỏe của các cơ quan khác, gây rối loạn chức năng nội tạng, thậm chí đe dọa sức khỏe của cơ thể.
4. Đi hát karaoke sau một bữa ăn thịnh soạn
Sau khi ăn, thể tích dạ dày của mọi người tăng lên, thành dạ dày mỏng hơn và lưu lượng máu tăng lên. Lúc này, việc hát hò sẽ làm di chuyển cơ hoành xuống và làm tăng áp lực trong khoang bụng, có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu đường tiêu hóa.
Những thói quen sinh hoạt dù nhỏ cũng rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Đối với bất kì ai, muốn sống lâu không những phải duy trì thói quen sống lành mạnh mà còn phải thường xuyên đi khám sức khỏe, giữ thái độ tốt, tăng cường tập thể dục… Tất cả những điều này đều có lợi cho tuổi thọ và cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.
Men gan tăng cao: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Men gan cao do rất nhiều nguyên nhân gây nên và không thể xem thường. Ngay khi phát hiện bất thường của cơ thể, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân men gan tăng cao
Sự thay đổi về thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống dẫn đến rất nhiều yếu tố có thể làm men gan tăng cao. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này:
Ảnh minh họa
- Chế độ ăn: Trong các thực phẩm bẩn, mốc, chứa nhiều chất bảo quản...đều chứa lượng độc tố và chất aflatoxin nhất định. Chính những chất này gây viêm gan, tăng men gan, thậm chí là ung thư gan.
- Lạm dụng bia rượu: Sử dụng rượu bia kéo dài dẫn đến tổn thương gan. Giai đoạn đầu có thể xuất hiện tình trạng gan thoái hóa mỡ, trong tế bào gan chứa đầy các giọt mỡ lớn. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng với số lượng nhiều thì sẽ xuất hiện tổn thương xơ hóa gan ở giai đoạn sau và cuối cùng là xơ gan. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở nam giới.
- Do sử dụng thuốc không hợp lý: Hầu hết các loại thuốc đều được chuyển hóa tại gan và trong đó có rất nhiều loại thuốc có thể gây viêm gan: thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin,...), thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Clavulanic...). Men gan cao có thể do lạm dụng thuốc quá mức, không đúng chỉ định, liều lượng.
- Do một số bệnh lý: Một số bệnh lý về đường mật (sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật...), bệnh lý tim mạch (suy tim phải, suy tim toàn bộ...), sốt xuất huyết, đái tháo đường,...
- Do virus: Các virus gây viêm gan (A, B, C, D, E) khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hủy hoại tế bào gan, làm men gan tăng cao.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết men gan cao
Tình trạng men gan của cơ thể được biểu hiện qua xét nghiệm chỉ số AST (GOT) và ALT (GPT), khi gan bị tổn thương thì hai chỉ số trên tăng. Và mức độ thương tổn của gan càng cao thì men gan càng cao.
Bình thường, 2 chỉ số này dao động trong khoảng 20 U/L - 40 U/L, khi xét nghiệm cho kết quả cao hơn khoảng trên nghĩa là người bệnh bị tăng men gan. Tùy mức độ mà các dấu hiệu nhận biết sẽ biểu hiện khác nhau:
- Mẩn ngứa: Khi chức năng gan giảm, đồng nghĩa với việc các độc tố bị tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy cục bộ.
- Phù nề: Tương tự triệu chứng mẩn ngứa, khi chức năng gan giảm, cơ thể bị tích tụ độc tố làm men gan tăng cao kèm phù thũng bàn chân, bàn tay...
- Vàng da: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của các bệnh làm men gan cao. Tuy nhiên, khi nhận ra được sự thay đổi về màu da thì chứng tỏ bệnh đang ở mức báo động, bạn nên lập tức đi khám ngay.
- Phân có màu vàng nhạt: Tắc mật hoàn toàn cũng là một nguyên nhân khiến men gan tăng cao. Ở trường hợp này, phân có thể trắng như phân cò do stercobilin (một chất tham gia vào chu trình gan ruột và làm cho phân có màu vàng) không xuống được ruột.
- Đau vùng hạ sườn phải: Nếu men gan tăng do các bệnh về gan trước đó, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ tại vùng gan (vùng hạ sườn phải).
Cách điều trị men gan cao khoa học và hiệu quả
Ảnh minh họa
Dùng thuốc điều trị
Để điều trị men gan tăng cao, tùy vào đối tượng và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một hoặc nhiều nhóm thuốc điều trị men gan sau:
- Thuốc hạ men gan.
- Thuốc giải độc gan (truyền dịch Glucose 5% để tăng cường Glucose giải độc cho gan,...).
- Thuốc bảo vệ tế bào gan (Eganin, Fortec...).
- Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc trên, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ đưa ra, không được tự ý sử dụng.
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn nên làm theo một số lời khuyên dưới đây:
Ảnh minh họa
- Không hoặc thật hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều chất béo và có đường vì chúng gây gánh nặng cho gan.
- Uống đủ nước. Hạn chế hoặc bỏ hẳn thói quen sử dụng rượu bia.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, các thực phẩm cung cấp vitamin (rau xanh, ngũ cốc, hoa quả...) và protein (cá, trứng, thịt nạc...).
6 việc tuyệt đối không làm sau bữa ăn bởi chúng sẽ "đục khoét" sức khỏe của bạn Sau bữa ăn là thời gian cơ thể khá nhạy cảm do cần có thời gian để xử lý và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu làm 6 việc này sau khi ăn, chẳng khác nào bạn đang tự "đục khoét" sức khỏe của mình. Bất kể là bữa ăn nào trong ngày, sau bữa ăn luôn là thời...