4 thí sinh đoạt giải Nhất Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử Đồng Nai
Ngày 17-11, Sở KH-CN đã tổ chức phần thi thuyết trình dành cho 10 thí sinh xuất sắc nhất hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2019.
Theo đó, có 5 thí sinh thuộc bảng thi dành cho cán bộ, công chức và 5 thí sinh thuộc bảng thi dành cho học sinh, sinh viên đã được chọn tham gia phần thi này.
Thí sinh bảng dành cho cán bộ công chức đang thuyết trình bài dự thi trước Ban giám khảo
Kết thúc phần thi, Ban giám khảo đã chọn được 4 thí sinh đoạt giải Nhất, gồm: Thí sinh Trần Bích Thủy (huyện Long Thành), thí sinh Phan Thị Như Quỳnh (sở VH-TT-DL), Lê Huỳnh Ngân (học sinh trường THPT Long Thành) và Trần Thị Trúc Linh (học sinh trường THCS Lê Quý Đôn – huyện Vĩnh Cửu). Sáu thí sinh còn lại đoạt giải Nhì. Trước đó, thông qua việc chấm bài dự thi, Ban giám khảo cũng đã chọn được 10 thí sinh đoạt giải Ba.
H.Yến
Theo baodongnai
Ngành Việt Nam học: Hé lộ 3 sự thật về những điều 'Ai cũng tưởng là...!'
Giàu tiềm năng, phù hợp cho những người trẻ năng động, có thể linh hoạt ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau,...- đó là những ưu thế nổi bật của ngành Việt Nam học trên 'bản đồ ngành học' hiện nay.
Video đang HOT
Nhưng bên cạnh loạt điểm cộng hấp dẫn ấy, ngành Việt Nam học vẫn còn rất nhiều điều 'bí mật' khiến không ít bạn trẻ 'lầm tưởng'.
Hãy thử khám phá xem những điều bạn vẫn 'tưởng là...' ấy thật ra như thế nào, rằng ngành Việt Nam học có như những gì 'người ta nói' không nhé!
Ngành Việt Nam học chỉ học 'full combo' tiếng Việt? Sự thật là... học nhiều thứ lắm!
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc thì cần giải đáp ngay, rằng ngành Việt Nam học không chỉ là ngành học về tiếng Việt mà là ngành học trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức toàn diện về văn hóa, lịch sử, kinh tế, văn học, nghệ thuật,... của đất nước Việt Nam, từ những giá trị truyền thống cho đến những vấn đề của xã hội hiện đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.
Việt Nam học là ngành học trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức toàn diện về Việt Nam
Cùng với nền tảng kiến thức đó, tất nhiên kỹ năng ngôn ngữ - cả về tiếng Việt và tiếng Anh - là yêu cầu không thể thiếu rồi. Ngoài ra, sinh viên ngành này còn được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch, trang bị kỹ năng mềm và nhất là năng lực 'nhạy cảm văn hóa' để có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Đây cũng chính là yêu cầu hàng đầu để bạn trẻ có thể làm việc trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa hiện nay.
Học Việt Nam học, không chỉ để thành giáo viên dạy tiếng Việt
Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, tình hình xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào cùng thị trường giàu tiềm năng, Việt Nam hiện đang là điểm đến của hàng loạt các nhà đầu tư quốc tế. Và hẳn nhiên là khi đến Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tìm kiếm nguồn nhân lực am hiểu toàn diện và sâu sắc về văn hóa con người Việt Nam để làm 'cầu nối' chinh phục thị trường. Đây chính là lý do số 1 khiến nhân lực ngành Việt Nam học trở nên 'rực rỡ' trước nhà tuyển dụng nước ngoài.
Trở thành hướng dẫn viên du lịch là một trong những cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân ngành Việt Nam học
Không chỉ vậy sinh viên ngành Việt Nam học còn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch - cộng tác với các công ty hoặc làm việc như một freelancer... - vì sẽ chẳng ai hợp với công việc quảng bá hình ảnh dải đất hình chữ S đến bạn bè quốc tế như các bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức với vị trí biên tập viên trong các nhà xuất bản, cơ quan báo chí, đài truyền hình, truyền thông, tổ chức sự kiện,... hay trở thành phiên dịch, dịch giả trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục,... trong và ngoài nước. Nhiều công việc thú vị lắm đấy, không chỉ là giáo viên tiếng Việt thôi đâu.
Ngành Việt Nam học sẽ học như thế nào? 'Tưởng không vui mà vui không tưởng'!
Lượng kiến thức lớn, trải dài trên nhiều lĩnh vực đã gây ra một hiểu lầm 'siêu to khổng lồ' về ngành học này - rằng học Việt Nam học là sẽ chỉ biết có giáo trình dày cộm và rất nhiều sách vở lẫn kiểm tra mà thôi. Thế nhưng, trên thực thế, ngành học này có những kiểu học thú vị hơn nhiều!
Một buổi học chuyên đề của sinh viên Việt Nam học HUTECH
Tại nhiều trường Đại học uy tín, chẳng hạn như trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), đặc trưng của ngành Việt Nam học là sinh viên có thể học "mọi lúc mọi nơi". Bên cạnh giảng đường truyền thống còn có những hội thảo học thuật, sinh hoạt chuyên đề với các chuyên gia đầu ngành. Những sự kiện văn hóa định kỳ như Ngày hội văn hóa quốc tế, Tìm về bản sắc Việt, Lễ hội văn hóa phương Đông,... cũng góp phần 'tô màu' cho một ngày học tập của sinh viên ngành Việt Nam học HUTECH.
Không chỉ thế, với định hướng đào tạo ứng dụng, sinh viên Việt Nam học tại HUTECH còn có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với đại diện doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như văn hóa, du lịch, truyền thông,... hay tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Tăng cường trải nghiệm là giải pháp giúp sinh viên HUTECH định hướng cho bản thân ngay trong quá trình học tập, để tìm thấy hướng đi phù hợp với bản thân mình. Năng động là thế đấy, đừng nghĩ 'oan' rằng ngành Việt Nam học là chỉ có giáo trình thôi nhé!
Thông tin xét tuyển ngành Việt Nam học tại một số trường Đại học:
- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh), D15 (Văn, Địa, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.
- Trường Đại học Sư phạm TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), D14 (Văn, Sử, Anh), D78 (Văn, Anh, KHXH), theo kết quả thi THPT Quốc gia.
PV
Theo baodatviet
Kiến nghị lần 2 về SGK công nghệ: GS Đại không sửa... GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, SGK công nghệ của ông bị Hội đồng thẩm định loại nhưng lịch sử sẽ chấp nhận. Liên quan đến thông tin Trung tâm công nghệ giáo dục tiếp tục gửi kiến nghị đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam liên quan đến bộ SGK của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, sáng ngày 8/10, trao đổi...