4 “tác dụng phụ” của việc sinh con khiến chị em khó chịu
Có con là một điều tuyệt vời đối với bất kì người phụ nữ nào. Thế nhưng, sau khi sinh con, rất nhiều chị em lại phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe.
Dưới đây là 4 vấn đề sức khỏe mà chị em có thể gặp phải sau khi sinh con.
1. Suy giảm ham muốn tình dục
Một trong những “tác dụng phụ” dễ thấy nhất ở người phụ nữ sau khi sinh con là giảm nhu cầu và ham muốn tình dục. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do yếu tố tâm lý và sinh lý. Loại trừ yếu tố tâm lý, xét về mặt sinh lý thì những thay đổi nội tiết hoặc sự thay đổi của âm đạo… chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho chị em không còn mấy hứng thú trong chuyện “chăn gối” với chồng.
Trong quá trình cho con bú, hormone Prolacin sản sinh ra sữa sẽ ức chế buồng trứng tiết estrogen. Khi estrogen được sản sinh ra ít hơn thì sẽ kéo theo hậu quả là làm âm đạo khô hạn, suy giảm ham muốn. Một khi âm đạo bị khô, nếu cố gắng “quan hệ” có thể khiến thành âm đạo trở nên rất dễ bị rách gây viêm, nhiễm nấm.
Để khắc phục tình trạng này, chị em nên tìm cách bổ sung và tăng cường estrogen cho cơ thể bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm giàu estrogen như đậu nành hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Một trong những “tác dụng phụ” dễ thấy nhất ở người phụ nữ sau khi sinh con là giảm nhu cầu và ham muốn tình dục. Ảnh minh họa
2. Âm đạo rộng hơn
Mặc dù “tác dụng phụ” này không thường gặp với nhiều chị em nhưng nó cũng là một vấn đề chị em cần quan tâm. Âm đạo của người phụ nữ là bộ phận có khả năng co giãn rất lớn, nó có thể co lại cho thích hợp khi có quan hệ tình dục hoặc giãn rộng đủ để cho em bé ra ngoài trong quá trình sinh thường.
Tuy nhiên, nếu người phụ nữ sinh thường nhiều lần thì khả năng đàn hồi của các cơ âm đạo cũng có thể giảm đi. Lúc này, các cơ không còn khả năng tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi đã sinh con nhiều lần và sinh dày.
Hoạt động sinh sản nhiều lần làm rách, đứt các sợi cơ vòng ống âm đạo trong lúc rặn sinh, hoặc sai sót trong việc khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung… làm cho ống âm đạo nở rộng.
Mặc dù đây là vấn đề tự nhiên, rất khó khắc phục nhưng nếu việc âm đạo giãn rộng gây ảnh hưởng đến vấn đề tình dục thì chị em có thẻ tìm hiểu biện pháp thu nhỏ âm đạo sau sinh hoặc tập bài tập Kegel cho các cơ âm đạo thêm săn chắc, khỏe mạnh.
3. Suy giảm trí nhớ
Video đang HOT
Chứng suy giảm trí nhớ sau sinh là tình trạng xảy ra ở nhiều phụ nữ. Mặc dù đây chỉ là chứng suy giảm trí nhớ tạm thời nhưng với nhiều chị em, nó có thể gây ra những phiền toái trong cuộc sống.
Suy giảm trí nhớ sau sinh chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi. Ảnh minh họa
Sở dĩ chị em gặp phải chứng suy giảm trí nhớ sau khi sinh là od tác động của hormone thai kì. Hormone này hoạt động mạnh nhất ở các tháng cuối thai kì, gây tác động lên não, có thể dẫn đến ứ não, phù nề… làm cho chức năng hoạt động của não bị suy giảm, trì trệ về nhận thức, trí nhớ. Sau khi sinh, hormone này vẫn còn ảnh hưởng đến não khoảng vài tháng nữa nên không ít chị em gặp phải tình trạng giảm trí nhớ sau sinh. Đến khi hormone này hết tác động, chị em sẽ trở lại bình thường. Như vậy hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi.
Để khắc phục tình trạng này, khi mang thai, bạn nên duy trì sinh hoạt như thường ngày, không nên đảo lộn, cố gắng duy trì giấc ngủ sâu để lấy lại sức khỏe và sự minh mẫn cho trí não. Nếu bạn cảm thấy tình trạng giảm trí nhớ ngày càng tăng và trầm trọng hơn thì nên tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
4. Mắc chứng són tiểu
Mặc dù chứng són tiểu không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó cũng khiến không ít chị em cảm thấy phiền phức. Đặc biệt, hầu hết chị em mắc chứng bệnh này đều đã từng trải qua những lần sinh nở.
Tình trạng són tiểu thường gặp ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con. Sau quá trình gắng sức để “vượt cạn”, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Chị em chọn phương pháp sinh gây tê ngoài màng cứng cũng dễ có cảm giác tê ở đáy chậu khiến việc đi tiểu không tự chủ được.
Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau từ 3- 6 tháng sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.
Chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này nên tập thói quen đi tiểu ngay khi buồn tiểu, tức bụng. Nếu bệnh nặng thì cần đi khám sớm.
Theo VNE
Giảm trí nhớ - làm gì để cải thiện
Cảm giác không thể nhớ nổi điều gì thật khó chịu, làm sao để khắc phục tình trạng này.
Nhiều người lớn tuổi than phiền rằng họ mau quên. Họ lo lắng rằng tình trạng này sẽ dẫn tới trí nhớgiảm dần rồi mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Điều này cũng có thể xảy ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu cố gắng cải thiện.
Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi chủ yếu là giảm về trí nhớ trong công việc. Nó bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài. Nguyên nhân là do số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh suy giảm. Chúng bắt đầu giảm dần khi ta được 20 tuổi và khi tuổi càng lớn, sự suy giảm càng nhiều hơn. Bạn có thể nghĩ khá lâu mới nhớ được tên một người bạn, quên nay một việc mình định làm, tìm không thấy đồ vật mình vừa đặt xuống, không nhớ mình đã làm việc đó chưa, quên tên của khách hàng mình mới gặp hôm qua... nhưng ở một thời điểm khác bạn có thể nhớ lại. Cảm giác không nhớ được thật là khó chịu.
Người thân sẽ cho rằng bạn là người lề mề, chậm chạp. Cũng có những người chỉ cần nhìn vào một trang sách là nhớ vĩnh viễn những gì in lên đó và chẳng bao giờ quên, ngay cả những chi tiết nhỏ. Người có trí nhớ chính xác như chụp hình như thế này rất hiếm. Phần lớn đều phải dựa vào các phương pháp trợ giúp trí nhớ. Điều đáng mừng là bất cứ ai cũng có thể cải thiện trí nhớ của mình. Chúng ta đều có thể đạt được khả năng nhớ một khối thông tin lớn nhờ vào quyết tâm rèn luyện và sự kiên nhẫn.
Dưới đây là những chỉ dẫn giúp các bạn đạt được kết quả như trên, bạn có thể duy trì trí nhớ minh mẫn theo 9 hoạt động sau:
1. Rèn luyện trí óc
Cách rèn luyện là luôn học tập những kỹ năng mới, ví dụ như:
- Chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích.
- Tạo thú vui mới như trồng cây, chạy xe đạp, vẽ tranh, cắm hoa...
- Tình nguyện làm các công việc xã hội.
- Đọc sách, báo, xem tivi để theo dõi tình hình trên thế giới và trong nước.
Trí nhớ giảm sút khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn gấp bội (Ảnh minh họa)
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp làm chậm quá trình lão hóa các giác quan. Làm cho giác quan tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và não lưu giữ thông tin lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.
3. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Nên ăn xanh, ăn sạch. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Hạn chế chất béo và tránh ăn khuya.
4, Không uống rượu
Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
5. Chống stress
Khi bị stress, não sẽ phóng thích ra các nội tiết có thể gây tổn thương não. Stress kéo dài có thể làm bạn lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ. Hãy nghỉ vài phút khi thấy quá căng thẳng, hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy căng thẳng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc, đặt ra mục tiêu cụ thể và đúng mức cho mỗi ngày, và thậm chí phải cắt bỏ bớt công việc.
6. Bảo vệ đầu của bạn
Chấn thương đầu có thể gây tụ máu trong não hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Hãy bảo vệ đầu bạn khi chơi thể thao và đặc biệt phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe máy.
7. Ngưng hút thuốc
Tên bạn sẽ được thêm vào danh sách người mất trí nhớ nếu bạn còn hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị Alzheimer gấp 2 lần người không hút thuốc. Hãy dừng hút thuốc lại.
8. Tổ chức công việc khoa học
Bạn hãy tập thói quen tổ chức công việc khoa học để có thể tập trung tốt hơn khi tiếp nhận thông tin mới. Bạn hãy thử các phương pháp sau:
- Dụng cụ cá nhân cần thiết như chìa khóa, mắt kính... phải được đặt ở đúng một nơi trong nhà
- Sử dụng phương tiện nhắc nhở như sổ lịch hẹn, điện thoại hẹn nhắc nhở, danh bạ điện thoại có từ mục dễ tra cứu.
- Liệt kê công việc cụ thể và đếm tổng số công việc cần làm, ghi vào sổ ghi nhớ.
9. Tăng cường sự tập trung
Khi bạn tập trung tốt và tập luyện để sự tập trung trở thành thói quen, trí nhớ sẽ trở lại với bạn. Phương pháp tập luyện gồm 4 bước: Quan sát - Liên kết - Học thầm - Nhớ lại. Ví dụ, bạn đặt chìa khóa xuống, bạn hãy quan sát động tác mình làm, quan sát vị trí chìa khóa nằm trên bàn và liên kết chìa khóa với một vật dụng dễ nhớ đã có sẵn trên bàn như bình hòa, đèn bàn... đồng thời bạn hãy đọc thầm nhiều lần "chìa khóa để cạnh bình hoa". Như thế, khi bạn cần tìm chìa khóa, trong đầu bạn sẽ xuất hiện lại hình ảnh những vật dụng bạn đã quan sát, câu nói bạn đã thầm đọc và cuối cùng nó sẽ liên kết với chìa khóa bạn đang tìm.
Theo Eva
4 cách giảm áp lực nơi công sở Áp lực công sở có thê dân tới các vân đê vê tâm sinh lý như: cơ thê mỏi mêt, tâm trạng xâu, sức sáng tạo suy giảm, trâm cảm, thờ ơ, tức giân vô cớ... Cạnh tranh trong công viêc càng khôc liêt thì áp lực càng lớn, chị em càng cảm thây mêt mỏi. Tăng sở thích, lây lại hứng thú...