4 smartphone lỗi thời nhưng ‘đáng đồng tiền’ cho ai muốn tiết kiệm
Dù lên kệ khá lâu hay thậm chí đã có thế hệ tiếp nối, nhưng bộ tứ smartphone dưới đây vẫn là lựa chọn đáng mua hàng đầu trong tầm giá của chúng.
Samsung Galaxy S10 (bản 128GB)
Lên kệ từ năm ngoái, Samsung Galaxy S10 gây ấn tượng với màn hình đục lỗ tạo nên thiết kế mặt trước toàn màn hình tối đa không gian hiển thị. Thiết kế hai mặt kính cùng viền mỏng manh, thân máy “mình hạc xương mai” nhưng thế hệ Galaxy S10 vẫn đạt chuẩn chống bụi nước IP68 xứng tầm smartphone đầu bảng.
Tính năng bảo mật của máy cũng thể hiện sự tân tiến với cảm biến vân tay siêu âm nhúng dưới màn hình (dù cảm biến này vẫn chưa thực sự nhanh nhạy so với cảm biến được thiết kế riêng bên ngoài màn hình).
Máy sở hữu cấu hình đầu bảng với màn hình Dynamic AMOLED 6,4 inch QHD cùng chip Exynos 9820, hiệu năng tương đương những người anh em chạy Snapdragon 855.
Bên cạnh cụm camera selfie kép hỗ trợ xóa phông thì bộ camera sau của Galaxy S10 khá đầy đủ cho đa số người dùng bởi sự hiện diện của camera góc chụp siêu rộng kèm camera tele hỗ trợ zoom quang 2x bên cạnh camera chính 12MP (có khẩu độ linh hoạt f/1.5-2.4, chống rung OIS và lấy nét Dual Pixel PDAF).
Camera này thiếu khả năng zoom xa ấn tượng như dòng Galaxy S20 sau này nhưng chất lượng hình ảnh khá tương đồng.
Viên pin 4.100mAh của máy đủ khả năng đáp ứng một ngày sử dụng nhưng hơi tiếc công suất sạc nhanh của máy chỉ dừng ở mức 15W.
Giá tham khảo: 12.290.000 đồng
Ra mắt từ 2017, chiếc iPhone kỷ niệm 10 năm của điện thoại Apple nắm giữ nhiều kỷ lục trên smartphone khiến các hãng khác phải ráo riết bám đuổi.
Đó là sự xuất hiện lần đầu tiên của hệ thống thống camera TrueDepth hỗ trợ tính năng Face ID nhận dạng khuôn mặt 3D thay thế nút Home trên thế hệ iPhone trước.
Video đang HOT
Màn hình khuyết kiểu tai thỏ của iPhone X cũng góp phần tạo nét đặc trưng khơi mào nên cuộc đua tai thỏ trên nhiều đối thủ cùng thời. Đầy cũng là thế hệ iPhone đầu tiên dùng màn hình AMOLED 5,8 inch và được trang bị khung viền thép không gỉ cứng cáp hơn so với viền nhôm thường thấy.
Máy được thiết kế đạt chuẩn chống bụi, nước IP67 và sử dụng chip Apple A11 Bionic.
iPhone X sử dụng camera kép phía sau với khả năng zoom quang 2x và đặc biệt cả hai ống kính đều hỗ trợ chống rung quang học. Viên pin theo máy có thể đáp ứng 1 ngày với yêu cầu sử dụng nhẹ nhàng – chưa ấn tượng bằng các iPhone phiên bản Plus – đi kèm hỗ trợ sạc nhanh 15W.
iPhone X thua kém so với dòng iPhone 11 ở camera góc siêu rộng, ngoài ra những tính năng cơ bản và thiết kế nhìn chung không khác biệt nhiều, do đó vẫn đang nằm trong danh sách iPhone được mua nhiều ở Việt Nam hiện tại.
Giá tham khảo: từ 16,5 triệu đồng
Điểm nhấn của Oppo Reno 10x Zoom đến từ thiết kế mặt trước toàn màn hình nhờ tích hợp camera selfie giấu trong thân máy.
Cụm camera pop-up 16MP này được kỳ vọng đạt đến 200.000 chu kì bật lên xuống có thể duy trì tuổi thọ đến hàng chục năm với tần suất tuổi thọ trung bình.
Thân máy được tạo hình từ hai mặt kính cùng khung viền nhôm với mặt lưng bo cong và cách bố trí camera cùng các chi tiết xếp dọc ở giữa mặt sau cân xứng.
Máy cũng chú trọng khả năng thu phóng khi chụp ảnh với camera 13MP (tiêu cự 130mm) có cấu trúc ống kính tiềm vọng – thường dùng trên tàu ngầm – hỗ trợ khả năng zoom quang học 5x (zoom lai đến 10x) bênh cạnh camera chính 48MP (f/1.7, tiêu cự 26mm) và camera 8MP (tiêu cự 16mm) góc chụp siêu rộng.
Máy sử dụng màn hình AMOLED lớn đến 6,6 inch độ phân giải Full HD cùng cảm biến vân tay quang học nhúng trong màn hình chip Snadragon 855.
Reno 10x Zoom đi kèm viên pin 4.065mAh kèm công nghệ sạc nhanh VOOC 20W. Máy thích hợp cho những người muốn trải nghiệm màn hình tràn viền hoàn toàn, thiết kế camera đặc biệt. Tuy nhiên camera bật lên ẩn xuống cũng khiến nhiều người nghi ngại về độ bền, bụi, và phải hy sinh khả năng chống nước.
Giá tham khảo: 12,49 triệu đồng
Cùng tuổi đời với Galaxy S10 , smartphone đầu bảng của LG thể hiện những nét chấm phá cá tính riêng từ việc duy trì màn hình “tai thỏ” đến điểm nhấn camera sau hỗ trợ bảo mật và điều khiển bằng cử chỉ thú vị.
Màn hình tai thỏ có thể khiến nhiều người dùng Android không thích thời điểm này do các máy cao cấp đã nâng lên màn hình đục lỗ, dù vậy bỏ qua chi tiết này thì G8 ThinQ vẫn xứng đáng trong danh sách đáng mua.
Ảnh: ubergizmo
LG G8 ThinQ gọn gàng với màn hình P-OLED 6,1 inch với độ phân giải QHD giúp máy đạt mật độ điểm ảnh rất cao – 564ppi – hiển thị nội dung sắc nét. Ngoài đáp ứng thiết kế chống bụi nước IP68 thì máy cũng được bổ sung khả năng chống sốc theo tiêu chuẩn MIL-STD-810G gia tăng độ bền khi hoạt động.
Hệ thống Z Camera ẩn phía trước gồm camera selfie 8MP (f/1.7) cùng cảm biến ToF và các cảm biến hồng ngoại giúp máy tăng cường bảo mật với nhận dạng tĩnh mạch (Hand ID), nhận dạng khuôn mặt 3D (Face ID) bên cạnh cảm biến vân tay ở mặt lưng. Z Camera cũng cho phép người dùng điều khiển máy thông qua cử chỉ với Air Motion.
Máy cũng hỗ trợ cụm 3 camera sau linh hoạt với khả năng chụp góc rộng, siêu rộng và zoom quang 2x kết hợp khả năng quay video chân dung xóa phông. Hiệu năng máy được đảm bảo với chip Qualcomm Snapdragon 855 đầu bảng.
Sau tất cả, viên pin 3.500mAh có phần hơi khiêm tốn nhưng bù lại công nghệ sạc nhanh 21W giúp máy hồi phục năng lượng nhanh.
LG G8 ThinQ không được phân phối chính hãng tại Việt Nam do đó người dùng khi mua cần lưu ý các vấn đề về bảo hành, linh kiện thay thế, uy tín nơi bán,…
Giá tham khảo: 10.390.000 đồng
Smartphone camera thò thụt hết thời
Thiết kế camera thò thụt dần biến mất trên smartphone 2020, dù năm ngoái, xu hướng này nở rộ với hàng chục sản phẩm từ cao cấp tới tầm trung.
Năm ngoái, các thương hiệu smartphone Trung Quốc hào hứng nhất với trào lưu này, nhưng nay họ đang dần từ bỏ.
Oppo từng được coi là hãng mở màn cho trào lưu thiết kế camera thò thụt trên smartphone với model Find X ra mắt giữa 2018. Sau đó vài tháng, hãng tung ra dòng máy F11 series với camera thò thụt ở phân khúc dưới 10 triệu đồng. Sau đó, nhiều smartphone "thò thụt" khác được hãng đưa ra thị trường, từ nhóm cao cấp, như Reno, Reno2 F cho tới phân khúc phổ thông, như K3. Camera "thò thụt" cũng được cải tiến, nâng cấp, như chuyển thành dạng vây cá mập, tích hợp thêm nhiều ống kính, như trên Reno 10x Zoom hay Reno 2.
Tuy nhiên, kể từ sau Reno 2 series ra mắt cuối 2019, đã hơn nửa năm, không còn mẫu smartphone camera thò thụt nào được Oppo ra mắt nữa. Các thế hệ smartphone cao cấp mới nhất, Reno 3 series và Find X2, đã chuyển sang thiết kế màn hình đục lỗ hay quay về với màn hình giọt nước.
Rất ít smartphone có camera thò thụt ra mắt trong 2020, trái ngược hoàn toàn năm ngoái.
Không chỉ mình Oppo, gần như toàn bộ thị trường đều đang từ bỏ trào lưu camera của năm ngoái. Tính từ đầu năm 2020, Vsmart Active 3 là smartphone duy nhất trên kệ hàng chính hàng ra mắt với thiết kế thò thụt.
Theo thống kê từ một hệ thống bán lẻ, họ chỉ kinh doanh đúng 5 mẫu camera "thò thụt", chủ yếu là hàng tồn. Trong khi năm ngoái, riêng thị trường Việt Nam xuất hiện gần 20 sản phẩm có camera "thò thụt". Xiaomi, Huawei, Vivo hay Realme, Honor đều tung ra mỗi hãng vài sản phẩm. Samsung dù tập trung nhiều vào camera đục lỗ trong màn hình nhưng cũng bắt kịp trào lưu khi tung ra Galaxy A80, với thiết kế camera vừa xoay vừa bật vào tháng 7/2019. Sản phẩm khi đó thậm chí, được hãng quảng bá rầm rộ không kém các flagship như Galaxy S hay Note series.
Android Authority khẳng định "smartphone camera thò thụt đã hết thời". Không chỉ ở Việt Nam, dạng camera này cũng dần biến mất ở thị trường quốc tế. Những thương hiệu tên tuổi, như Motorola, OnePlus, Asus cũng không còn sử dụng thiết kế này nữa.
Thiết kế thò thụt của camera từng được cho là giải pháp thích hợp để xử lý khiếm khuyết của màn hình tai thỏ, giúp cho màn hình smartphone tràn viền và liền lạc hơn. Bên cạnh đó, thiết kế cụm camera trượt tự động, ẩn bên trong thân máy cũng cải thiện chất lượng của camera selfie phía trước do có chỗ để tích hợp cảm biến lớn, thấu kính tốt hơn, thậm chí thêm nhiều ống kính, đèn Flash. Bên cạnh đó, smartphone có camera thò thụt cũng tạo ra "làn gió" mới khiến thị trường bớt nhàm chán.
Tuy nhiên, sau một năm rộ lên, người dùng cũng như các nhà sản xuất nhìn thấy lợi ích của thiết kế này mang lại không bằng những gì phải đánh đổi. Với người dùng, họ phải "chịu đựng" thời gian khởi động camera lâu hơn, thao tác phức tạp khi selfie. Nó cũng khiến smartphone cao cấp giá nghìn USD không thể chống nước, chống bụi. Độ bền cũng là vấn đề lo ngại bởi bộ phận thò thụt là dạng cơ khí và phải hoạt động liên tục, dù các hãng luôn tự tin rằng linh kiện của họ đã vượt qua thử nghiệm hàng chục nghìn lần.
Với nhà sản xuất, họ phải hy sinh không gian bên trong của sản phẩm và khó nâng cấp công nghệ, cải thiện chất lượng. Lu Weibing, Giám đốc thương hiệu Redmi của Xiaomi, xác nhận, họ gặp vấn đề khi sử dụng cơ chế thò thụt. Cụm linh kiện tốn diện tích, ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt và không thể nâng cấp thêm dung lượng pin cho điện thoại. OnePlus cũng đã phải đối mặt với vấn đề tương tự khi thiết kế sản phẩm mới. Để trang bị công nghệ 5G, họ buộc phải loại bỏ cụm camera thò thụt tốn chỗ.
Camera thò thụt bị thay thế bằng camera đục lỗ bên trong màn hình. Ảnh: Tuấn Anh
Lý do nữa khiến thiết kế thò thụt dần biến mất trên smartphone 2020 là sự phổ biến của camera selfie dạng đục lỗ. So với linh kiện thò thụt, dạng này đơn giản hơn và cũng không tốn nhiều diện tích bên trong thân máy. Tất nhiên, đánh đổi là màn hình bị khuyết một vùng nhỏ, không có sự liền lạc.
Theo trang công nghệ Tech Radar, camera selfie dạng đục lỗ cũng chỉ là một bước đệm về phát triển công nghệ. Trong tương lai, camera phía trước của điện thoại di động sẽ được ẩn đi hoàn toàn bên dưới màn hình. Người dùng chỉ nhìn thấy camera này khi nó được kích hoạt.
Vẫn chưa có bất kỳ smartphone thương mại có camera trước ẩn dưới màn hình nào được giới thiệu, nhưng ngày càng có nhiều hãng tham gia phát triển công nghệ này. Oppo, Xiaomi đều đã trình diễn sản phẩm thử nghiệm từ năm 2019. Samsung cũng đang phát triển sản phẩm tương tự âm thầm. Mới đây nhất, Vinsmart cũng vừa để lộ một mẫu smartphone thử nghiệm có camera selfie ẩn trong màn hình. Sản phẩm có thể ra mắt ngay năm nay.
Phân khúc flagship tại Việt Nam vốn đã nhàm chán, đầu năm 2020 lại thêm phần chán hơn nhờ Corona Tuy có không ít tay chơi cả mới lẫn cũ góp mặt tại thị trường smartphone Việt Nam, nhưng với cuộc chơi của các flagships thì lại là câu chuyện khác với thị phần áp đảo của Apple, Samsung. Những tưởng với sự lớn mạnh dần của các hãng Trung Quốc thì phân khúc flagship sẽ thêm phần đa dạng và nhiều sự...