4 sai lầm sử dụng máy lạnh gây lãng phí điện năng, ảnh hưởng sức khoẻ
Nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng cao trong mùa nắng nóng đang tới gần, người dùng nên vệ sinh, bảo trì máy lạnh và điều chỉnh một số thói quen để hạn chế lãng phí điện.
Máy lạnh đang dần trở thành một thiết bị cần thiết với đại đa số gia đình, giúp mang lại bầu không khí trong lành và mát mẻ. Sau đây là các thói quen sai lầm khiến máy lạnh phải làm việc quá tải gây tốn điện năng, vừa có hại cho sức khoẻ.
Tắt máy ngay khi phòng đủ mát
Nhiều người dùng có thói quen tắt điều hoà ngay khi cảm thấy nhiệt độ phòng vừa đủ mát, sau đó mở lại thiết bị khi không khí bắt đầu nóng lên. Cách bật/tắt như vậy được nhận định sẽ giảm tải cho máy lạnh, giúp tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, thói quen này cho ra tác dụng ngược lại.
Máy lạnh được cấu thành bởi 2 bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh. Trong đó, dàn nóng tiêu thụ điện năng nhiều hơn, chiếm khoảng 95% tổng công suất máy lạnh.
Khi khởi động, toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng. Đến độ lạnh như yêu cầu, dàn nóng của máy lạnh sẽ tự động dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió của dàn lạnh tiếp tục vận hành. Các loại máy lạnh thông dụng hiện nay đều được trang bị tính năng ngắt tự động này.
Vì vậy, nếu chủ động bật/tắt máy lạnh thường xuyên sẽ khiến dàn nóng phải làm việc nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.
Bật/tắt máy lạnh thường xuyên sẽ khiến dàn nóng phải làm việc nhiều hơn, gây tốn điện năng gấp 3 lần.
Chọn sai các chế độ (Mode) làm lạnh
Bên cạnh chế độ Tự động (Auto), máy lạnh hiện nay được trang bị các chế độ đặc thù như làm mát (Cool), làm khô (Dry), chế độ quạt (Fan)… Sử dụng sai các chế độ có thể khiến máy lạnh làm việc không đúng mục đích, gây lãng phí điện năng.
Video đang HOT
Chế độ Cool nên sử dụng khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định như mức đã lựa chọn. Với chế độ Fan, máy nén làm lạnh sẽ tắt nhưng quạt vẫn chạy liên tục. Người dùng nên chọn chế độ này khi cần lưu thông không khí trong phòng nhưng không cần làm lạnh.
Ở chế độ Dry, hệ thống làm lạnh sẽ thổi ra luồng khí khô hơn, được dùng để làm giảm độ ẩm trong những ngày mưa gió, khi độ ẩm bên ngoài cao. Thời gian sử dụng chế độ hút ẩm này nên gói gọn từ 1-2h, nếu sử dụng lâu có thể gây nứt da, khô da, khô giác mạc…
Chế độ làm lạnh tự động, làm khô, làm mát đều có tính năng riên cho các nhu cầu khác nhau.
Bỏ qua tính năng hẹn giờ ngủ (Best Sleep)
Chế độ Best Sleep là chế độ tự động điều chỉnh nhiệt độ giúp mang lại giấc ngủ ngon và cảm giác thoải mái sau khi thức dậy, xuất hiện trên các dòng máy lạnh cao cấp tích hợp công nghệ AIoT và dòng J-Tech Inverter được thương hiệu Sharp giới thiệu trong năm 2020.
Cụ thể, khi khởi động chế độ hẹn giờ Best Sleep, máy sẽ hạ thấp nhiệt độ giúp người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Sau đó, để nhiệt độ phòng không quá lạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, máy sẽ tự động tăng lên 0,1 độ C mỗi 12 phút.
Các nhà khoa học giải thích rằng khi ngủ, quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm, nhiệt độ toả ra thấp nên nhu cầu được làm mát cũng giảm. Tự động tăng nhiệt độ trong đêm giúp tiết kiệm điện, đồng thời hỗ trợ người dùng có giấc ngủ sâu cùng cảm giác dễ chịu lúc thức dậy.
Các dòng thiết bị khác không có chế độ hẹn giờ ngủ, người dùng có thể sử dụng chức năng hẹn giờ bật và tắt sau một khoảng thời gian nhất định, thực hiện cài đặt ở khung timer trên thiết bị điều khiển.
Chế độ hẹn giờ ngủ Best Sleep có trên các dòng máy lạnh cao cấp tích hợp công nghệ AIoT và J-Tech Inverter của Sharp.
Không vệ sinh, bảo trì máy lạnh thường xuyên
Điều hoà giúp đưa không khí lạnh vào trong nhà, đồng thời hút khí nóng và các loại bụi bẩn ra ngoài. Các loại bụi này thường đóng ở bộ lọc không khí và các hệ thống quạt gió. Bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ khiến máy làm lạnh lâu hơn, tốn nhiều điện và giảm tuổi thọ của thiết bị.
Bên cạnh tăng tiêu thụ điện, thói quen không vệ sinh, bảo trì máy lạnh thường xuyên có thể là nguy cơ gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng như ho, viêm họng, viêm mũi..
Thời gian vệ sinh định kỳ cho máy lạnh hộ gia đình là 3-4 tháng.
Các nhà sản xuất gợi ý thời gian vệ sinh định kỳ cho máy lạnh hộ gia đình là khoảng 3-4 tháng, 1-2 tháng đối với nơi có nhiều người qua lại và hàng tháng đối với các xí nghiệp, công xưởng.
Lắp chung điều hòa cho 2 phòng có thực sự tiết kiệm?
Đối với những gia đình có nhiều phòng nhỏ, nhiều người cho rằng có thể lắp đặt 1 điều hòa cho 2 phòng để tiết kiệm chi phí.
Những ngày hè nắng nóng đã đến, nhu cầu lắp đặt điều hòa của các gia đình tăng cao, kéo theo đó là khoản chi phí mua sắm và tiền điện không hề nhỏ cho thiết bị này. Để giải quyết nắng nóng và tiết kiệm chi phí lắp đặt, nhiều gia đình đã sử dụng phương pháp lắp một chiếc máy lạnh để làm mát cho hai phòng cạnh nhau. Phương pháp này đúng hay sai?
Xét về chi phí mua và lắp đặt
Một ưu điểm dễ nhận thấy nhất của việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng là người tiêu dùng chỉ cần phải mua 1 thiết bị điều hòa để lắp cho cả không gian 2 phòng. Như vậy, chi phí có thể giảm đi so với mua 2 thiết bị. Bên cạnh đó, các khâu lắp đặt chỉ cần thực hiện với 1 chiếc điều hòa nên giảm được một số chi phí do không phải thực hiện ở cả 2 phòng. Phần chi phí sửa chữa, bảo trì cũng chỉ cần thực hiện ở một thiết bị máy lạnh. Như vậy, xét về chi phí mua, lắp đặt, rõ ràng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng giúp người dùng tiết kiệm đáng kể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách lắp đặt này có rất nhiều điểm bất hợp lý. Không chỉ vậy, nếu tính toán kĩ, cách lắp đặt này không hề tiết kiệm chi phí như nhiều người nghĩ.
Lãng phí điện năng tiêu thụ
Thông thường, để làm mát cho một không gian phòng nhất định, bạn chỉ cần lắp máy lạnh với công suất tương ứng với diện tích. Nếu áp dụng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng thì bạn cần một thiết bị điều hòa không khí có công suất lớn.
Điều hòa có công suất lớn chắc chắn sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Hơn nữa, nếu trường hợp bạn chỉ cần làm mát ở một phòng thì điều hòa vẫn phải làm mát cho cả hai phòng vì hai phòng thông nhau. Điều này gây tiêu tốn khá nhiều điện năng, rất lãng phí.
Hiệu quả làm mát kém
Với căn phòng diện tích nhỏ, 1 chiếc máy lạnh có công suất nhỏ là đủ dùng. Còn nếu dùng cho 2 căn phòng với diện tích gấp đôi, bạn cần chiếc máy lạnh công suất lớn để làm mát cho cả 2 căn phòng cùng lúc. Việc lắp điều hòa công suất nhỏ hơn không những không đủ làm mát cho cả 2 phòng mà còn khiến lượng điện tiêu thụ tăng. Chẳng hạn diện tích 2 căn phòng là 70m2, bạn cần chiếc máy lạnh có công suất 18.000BTU. Tuy nhiên, chi phí cho 1 chiếc điều hòa công suất 18.000BTU giá cao hơn 2 chiếc máy lạnh công suất suất 9.000BTU. Nếu bạn vì tiết kiệm tiền mua mà chọn dùng máy có công suất nhỏ hơn khoảng 12.000BTU hay 9.000BTU sẽ khiến thiết bị hoạt động không đúng công suất thiết kế, từ đó làm tiêu hao điện năng và chẳng mát tí nào.
Tốn kém nhiều chi phí
Để có thể lắp điều hòa công suất lớn cho 2 phòng, chi phí để mua thiết bị cũng sẽ tốn kém hơn. Ví dụ một chiếc máy lạnh 9000btu có giá dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu bạn muốn lắp 1 máy cho 2 phòng thì cần thiết bị công suất tối thiểu là điều hòa 18000btu, có giá dao động từ 10 triệu - 25 triệu đồng.
Để lắp đặt 1 điều hòa cho 2 phòng, bạn cũng cần thiết kế vị trí lắp đặt, đục tường, việc lắp đặt cũng khó khăn hơn so với thông thường. Vì vậy, chi phí để lắp đặt được 1 máy lạnh cho 2 căn phòng khá tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, việc lắp đặt 1 máy lạnh cho 2 phòng gây mất thẩm mỹ khá lớn cho không gian bởi bạn sẽ phải phá bỏ bớt bức tường thì mới đủ điều kiện lắp đặt. Do vậy, hình thức lắp đặt này được coi là "lợi ít, hại nhiều", hoàn toàn không nên áp dụng.
Có nên lắp đặt 1 điều hòa cho hai phòng hay không?
Như vậy, theo các phân tích ở trên, việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng không những không giúp gia đình của bạn tiết kiệm mà còn gây lãng phí nhiều hơn. Các chi phí để mua thiết bị, chi phí lắp đặt đắt đỏ hơn và đặc biệt là tiêu tốn nhiều điện năng dù hiệu quả làm mát kém hơn.
Sa thải công nhân trong khủng hoảng kinh tế có là sai lầm? Lịch sử hãng IBM là minh chứng rõ ràng nhất Nhiều công ty công nghệ đang sa thải nhân viên do đại dịch Covid-19 nhưng lịch sử của gã khổng lồ IBM trong cuộc Đại suy thoái cho thấy đó có thể không phải là ý tưởng tốt nhất. Trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, Giám đốc điều hành của IBM, Thomas Watson, đã chứng minh một quan điểm quản trị...