4 sai lầm phổ biến khi skincare nhiều bước khiến da nhanh chóng bị xấu đi
Tránh được 4 sai lầm dưới đây, làn da của chị em sẽ dễ đổi đời hơn nhờ quy trình skincare nhiều bước.
Mỗi chị em sẽ có những cách khác nhau để chăm sóc da, một số sẽ gắn bó với quy trình cơ bản, số khác lại thích chăm da cả chục bước cầu kỳ. Với quy trình nhiều bước, dùng cả tá sản phẩm skincare thì chuyện chăm da sẽ trở nên phức tạp hơn chút và do đó, chị em cũng rất dễ mắc lỗi. Dưới đây chính là 4 sai lầm phổ biến mà chị em hay vướng phải khi chăm da nhiều bước, hãy nhận diện ngay để không gây tổn hại đến làn da.
1. Thêm sản phẩm chứa thành phần hoạt tính một cách đột ngột
Khi vừa đầu tư cho một món skincare chứa thành phần hoạt tính (chẳng hạn như serum vitamin C, retinol, serum chứa thành phần tẩy da chết…), tâm lý chung của chị em chính là muốn bôi những sản phẩm này ngay lập tức, thậm chí là dùng mỗi ngày. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyên bạn làm vậy mà cần phải có sự kiên nhẫn. Tức là, bạn đừng nên dùng ngay sản phẩm mới khi chưa chắc chắn làn da đang ở trạng thái ổn định, bên cạnh đó, đừng thêm quá nhiều sản phẩm skincare mới cùng một lúc.
Theo bác sĩ Hadley King tại New York: “Khi thêm các sản phẩm mới vào quy trình, tôi khuyên chị em rằng nên bổ sung từng món một (cách nhau khoảng 1 – 2 tuần). Và bạn nên bắt đầu bằng những sản phẩm dịu nhẹ (như những món cấp và dưỡng ẩm), sau đó nếu bạn đã làm quen được với những món skincare ấy, hãy dần bổ sung thêm từng sản phẩm chứa thành phần hoạt tính”.
2. Không điều chỉnh quy trình skincare khi da bị kích ứng
Một số nàng sau khi làn da có biểu hiện kích ứng như mẩn đỏ, bong tróc, lên mụn thì không chịu điều chỉnh quy trình, hoặc rút gọn quy trình không hợp lý khiến tình trạng kích ứng không được xử lý triệt để, làn da khó lấy lại phong độ khỏe đẹp.
Theo bác sĩ Hadley King: “Nếu làn da của ai đó phản ứng tiêu cực với một sản phẩm skincare, nhưng họ chưa biết đó là món nào, tôi thường khuyên là họ nên tạm ngưng dùng tất cả, trừ nhưng món cơ bản”. Bác sĩ bổ sung thêm: “Tôi khuyên họ nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và kem dưỡng có công thức đơn giản cho đến khi làn da của họ dịu đi, rồi trở lại trạng thái bình thường”.
3. Không làm sạch da kỹ lưỡng
Các sản phẩm skincare chỉ có thể thẩm thấu hiệu quả nếu làn da được thông thoáng. Ngược lại, nếu làn da của bạn vẫn còn tồn đọng bụi bẩn, dầu thừa, cặn makeup…, các dưỡng chất không những chẳng thể ngấm vào da mà với quá nhiều lớp skincare, làn da của bạn còn có thể bị bít tắc, dẫn đến tình trạng mụn viêm, mụn đầu đen. Tóm lại, làm sạch kỹ lưỡng với đủ hai bước tẩy trang rửa mặt chính là một trong những điều quan trọng bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu quy trình skincare nhiều bước.
4. Chỉ tập trung vào những sản phẩm đặc trị
Video đang HOT
Một trong những điều quan trọng trong chăm sóc da chính là bảo vệ và phòng ngừa. Vậy nên thay vì chỉ tập trung vào những sản phẩm đặc trị như kem chấm mụn, serum chứa retinol để xóa mờ nếp nhăn, trẻ hóa làn da, bạn còn cần phải chú trọng cả bước bảo vệ da nữa. Điều này đồng nghĩa là, việc thoa kem chống nắng là thao tác bắt buộc, phải thực hiện không sót ngày nào, bằng không thì dù bạn có bôi đến chục lớp dưỡng vào buổi tối, làn da cũng không thể trẻ đẹp dài lâu.
Nguyên nhân khiến da bạn nổi mụn, sớm có nếp nhăn
Sự xuất hiện của các nốt mụn sưng đỏ hay dấu hiệu lão hóa cho thấy làn da bạn đang bị suy yếu.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao dưỡng da rất kỹ với quy trình lên đến chục bước, thậm chí tốn nhiều tiền cho việc chăm sóc da bằng máy móc hiện đại, nhưng da vẫn không đẹp? Nguyên nhân có thể nằm ở hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, đồng thời quy trình chăm sóc da chưa đúng cách.
Cách thức chăm sóc da liên quan trực tiếp đến sự khỏe mạnh của hàng rào bảo vệ da. Ảnh: @cerave, @laneige_us.
Hàng rào bảo vệ da là gì?
Theo Healthline , hàng rào bảo vệ da (skin barrier) là lá chắn tự nhiên, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và ngăn chặn các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Làn da có cấu tạo gồm 3 lớp: Biểu bì (epidermis), hạ bì (dermis) và mô dưới da (hypodermis). Riêng lớp biểu bì gồm 15-20 lớp tế bào được phân chia thành 5 nhóm theo thứ tự từ dưới lên: Lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp trong suốt và lớp sừng.
Cấu tạo sinh lý của da. Ảnh: Pinterest.
Lớp sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì, đây chính là hàng rào bảo vệ da. Lớp đáy diễn ra các hoạt động nhộn nhịp nhất bằng cách sản sinh tế bào da mới diễn ra liên tục. Trong khi đó, lớp sừng là nơi chứa đựng các tế bào đã chết xếp chồng lên nhau.
Lớp sừng có kết cấu giống như "bức tường gạch" gồm các "viên gạch" là những tế bào sừng (corneocytes). Tế bào sừng chứa các NMFs (natural moisturizing factors) hay còn gọi là những nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên, có tác dụng hấp thu nước.
Phần "vữa" giúp gắn kết và giữ cố định các tế bào sừng là lipid biểu bì. Chúng là ceramide, cholesterol và các acid béo với tỷ lệ tương ứng khoảng 50%, 25% và 15%. Lipid biểu bì giúp ngăn cản sự mất nước, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm mốc.
Cấu tạo lớp sừng - hàng rào bảo vệ da. Ảnh: Ceradan311.
Vai trò của hàng rào bảo vệ da
Vai trò quan trọng nhất của hàng rào bảo vệ da là giúp giữ nước và duy trì độ ẩm. Các NMFs gắn kết với nước, kết hợp lipid biểu bì giữ nước ở bên trong. Từ đó, nó tạo ra sự cân bằng về độ ẩm. Nhìn từ bên ngoài, làn da sẽ trông mềm mại, căng bóng và phản chiếu ánh sáng rất tốt.
Khi các NMFs bị suy giảm chức năng, da sẽ mất cân bằng độ ẩm. Nếu độ ẩm của lớp sừng giảm xuống chỉ còn 8-10%, da sẽ bị sần sùi, khô và nứt nẻ. Mặt khác, nếu không có hàng rào bảo vệ da, nước bên trong cơ thể sẽ thoát ra ngoài và bay hơi khiến bạn bị mất nước.
Vai trò thứ 2 là bảo vệ các cơ quan bên dưới khỏi sự tấn công của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc với ánh nắng trong nhiều giờ liên tục, các tế bào hắc tố tăng cường sản sinh melanin (chất chống nắng tự nhiên của cơ thể). Melanin được vận chuyển lên lớp trên cùng của da tạo nên hiện tượng đốm nâu, thâm sạm.
Khi phơi nắng trong nhiều giờ, melanin được sản sinh và di chuyển lên bề mặt da khiến da bị sạm màu. Ảnh: Egywomennews.
Vai trò thứ 3 là bảo vệ làn da khỏi sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài. Khi ở trạng thái ổn định, hàng rào bảo vệ da ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc hại, khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn, nấm, virus... Khi bị tổn thương, các tác nhân gây hại có thể tấn công, gây nên tình trạng viêm nhiễm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Những yếu tố khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu
Khi càng lớn tuổi, chức năng của hàng rào bảo vệ da càng suy giảm. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, nếu xây dựng thói quen sống khoa học cũng như chăm sóc da đúng cách, làn da và cơ thể sẽ duy trì trạng thái khỏe mạnh lâu dài.
Những tác nhân bên ngoài như khói bụi ô nhiễm, chất độc hại, khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, tia UV... tiềm ẩn nhiều nguy hại cho hàng rào bảo vệ da.
Môi trường ô nhiễm của cuộc sống hiện đại khiến da ngày càng dễ gặp nhiều vấn đề liên quan đến mụn, dị ứng, lão hóa sớm... Ảnh: medium.
Nếu có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt, hàng rào bảo vệ da cũng bị ảnh hưởng. Căng thẳng, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, dùng bia rượu là những nguyên nhân khiến da dễ bị mất nước, rối loạn quá trình tái tạo và trao đổi chất.
Bên cạnh đó, sai lầm thường gặp trong cách thức chăm sóc khiến hàng rào bảo vệ da ngày càng suy yếu như rửa mặt với sữa rửa mặt có độ pH cao, tẩy da chết quá nhiều, không thoa kem chống nắng thường xuyên, sử dụng mỹ phẩm lột tẩy...
Lưu ý để có hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh
Nếu đang áp dụng chế độ dưỡng da phức tạp với nhiều sản phẩm khác nhau, bạn có thể vô tình làm suy yếu hàng rào bảo vệ da của mình. Trao đổi với bác sĩ da liễu về những sản phẩm nào là thật sự cần thiết và hiệu quả nhất.
Bạn cần chọn sản phẩm rửa mặt có độ pH trung tính để làm sạch da hàng ngày. Sản phẩm rửa mặt có độ pH cao khiến lượng dầu, độ ẩm tự nhiên trên da bị mất đi khiến da trở nên khô căng, khó chịu. Khi da ở tình trạng khỏe mạnh nhất, mức pH của nó khoảng 5,5. Vì vậy, bạn nên chọn sản phẩm rửa mặt có độ pH trong khoảng 5.5-6.0, đồng thời không chứa chất tẩy rửa khắc nghiệt.
Giữ độ pH của da ở khoảng 5,5-5,7 có thể giúp làn da tránh khỏi các vấn đề như viêm da, mụn nước, mụn trứng cá và nhiễm nấm.
Kế đến, bạn cần duy trì tần suất tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần. Da chết, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lâu ngày có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn phát triển.
Thêm vào quy trình dưỡng da những sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi để giúp da khỏe mạnh và rạng rỡ. Ảnh: @skincare.
Khi mua bất kỳ món mỹ phẩm nào, bạn nên tập thói quen đọc thật kỹ bảng thành phần của nó. Hãy chắc chắn rằng sản phẩm đó không chứa các thành phần dễ gây kích ứng cho làn da của bạn.
Nếu sản phẩm chứa những thành phần có hoạt tính mạnh như benzoyl peroxide, AHA, BHA, vitamin C, vitamin A (các dạng retinol, tretinoin)..., bạn chỉ nên sử dụng vào buổi tối, tránh kết hợp với nhau và thoa kem chống nắng đầy đủ vào ban ngày.
Bên cạnh đó, hãy bổ sung những sản phẩm skincare cung cấp dưỡng chất giúp củng cố hàng rào bảo vệ da như ceramide, hyaluronic acid, chất dưỡng ẩm, chất chống oxy hóa...
Cuối cùng không kém phần quan trọng, luôn bảo vệ da vào ban ngày bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30, PA có các dấu cộng phía sau từ trở lên. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng nếu không cần thiết.
4 bí quyết vàng bạn nhất định phải biết để trị hết thâm mụn Trị mụn đã khó, trị thâm sau mụn càng khó hơn. Đừng để mọi nỗ lực trị mụn và thâm của mình "đổ sông đổ bể" vì không biết trước 4 bí quyết vàng này. Không phải ai cũng may mắn có một làn da đẹp, ít mụn. Trị mụn là quá trình vô cùng stress với nhiều người. Thế nhưng để trị...