4 sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay, cẩn thận kẻo rước bệnh
Rau muống ngon, tốt cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng…
Ngoài ra, thành phần trong rau muống gồm 90% nước, còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… có lợi cho sức khỏe.
Rau muống ngon là thế nhưng không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách. Dưới đây là những sai lầm cơ bản khi ăn rau muống:
Ăn khi đang có vết thương hở: Các chuyên gia lý giải, việc ăn rau muống lúc này sẽ kích thích tế bào gây sẹo lồi, làm xấu da sau khi lành. Bên cạnh đó, rau muống còn khiến lớp da mới mọc lên bị ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương trên da đã lành lặn hoàn toàn.
Luộc rau còn sượng, chưa chín kỹ: Bạn có biết rằng, rau muống thường bám rất nhiều bùn đất, ký sinh trùng hoặc giun sán và thậm chí còn sót lại cả thuốc trừ sâu nên nếu không rửa sạch và luộc kỹ thì chẳng khác nào bạn đang rước bệnh vào cơ thể. Khi luộc rau, cần đợi nước sôi hoàn toàn rồi mới thả rau vào luộc.
Hãy nhớ, nếu luộc không kỹ mà rau còn sượng thì chắc chắn các loại ký sinh trùng sẽ chưa chết mà đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…
Video đang HOT
Rau muống không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng (Ảnh minh hoạ)
Ăn rau muống trái mùa : Nhìn chung, ăn rau gì trái mùa cũng không thực sự tốt. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
Ăn rau muống khi đang có bệnh về xương khớp, thận: Những người mắc bệnh gút, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, hay đau xương khớp, bị viêm đau bên trong thì không nên ăn rau muống. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu lỡ ăn rau muống khi đang có những bệnh này mà xuất hiện các biểu hiện lạ thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Bí quyết chọn rau muống ngon: Chọn mớ rau ngọn nhỏ, đều, cứng cáp… như vậy rau sẽ giòn; Không nên chọn rau có lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa thấy bóng và mướt… rau kiểu này sẽ khiến nước luộc không được tươi màu.
4 cách ăn rau muống nguy hiểm cần tránh nếu không muốn bị tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí là nhiễm độc kim loại nặng
Rau muống vốn là loại rau bình dân, quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết ăn nó đúng cách hay chưa?
Loại rau dân dã này không chỉ giòn, ngon mà còn có 3 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Trước hết, nó giúp chúng ta bổ sung kali cho cơ thể. Cơ thể con người dễ mắc phải các triệu chứng như yếu chân tay, thiếu năng lượng, chán ăn do thiếu kali, lúc này rau muống chính là vị thuốc tuyệt vời.
Rau muống cũng có tác dụng giảm táo bón nhờ vào lượng lớn chất xơ có trong nó thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đại tiện và bài tiết chất độc trong cơ thể, đặc biệt thích hợp với những người tiêu hóa kém, táo bón lâu ngày.
Ngoài ra, còn gì tuyệt vời hơn khi có một bát canh rau muống trong bữa cơm mùa hè bởi nó mang lại lợi ích thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể con người. Nó vốn là loại rau có tính lạnh, đặc biệt thích hợp với những người bị nóng trong. Ngoài ra, rau muống rất giàu lignin có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của đại thực bào, giúp tiêu viêm, khử trùng. Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng nước rau muống có tác dụng ức chế các vi khuẩn như tụ cầu vàng và liên cầu.
Tuy nhiên, để ăn rau muống một cách ngon và bổ nhất, bạn chớ nên phạm phải 4 cách tiêu thụ nguy hiểm này.
1. Không phải ai cũng ăn được rau muống
Ăn rau muống có rất nhiều lợi ích nhưng rất tiếc không phải ai cũng có thể ăn được, điều này cũng do đặc tính của bản thân rau muống. Y học phương Đông cho rằng rau muống có tính lạnh, trơn, kiêng ăn đối với những người tỳ vị hư yếu, đặc biệt cơ thể yếu, thường xuyên bị tiêu chảy. Sau khi những người này ăn rau muống có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh trong người và thường làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp thấp, đường huyết thấp ăn rau muống sẽ không tốt cho sức khỏe.
2. Không chần qua nước trước khi chế biến
Do rau muống có hàm lượng axit oxalic cao nên chúng ta cần chần nước càng nhiều càng tốt trước khi ăn để giảm hàm lượng axit oxalic trong rau muống và tránh bị chuột rút sau khi ăn.
Điều này là do sau khi vào cơ thể, axit oxalic trong rau có thể kết hợp với canxi trong cơ thể hình thành nên canxi oxalat làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, do đó những người không đủ canxi có thể bị chuột rút nếu ăn rau muống. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khó xảy ra hơn với những người bình thường.
3. Tiêu thụ rau muống không rõ nguồn gốc
Ở những vùng ô nhiễm kim loại nặng cao, bạn chỉ nên ăn thân rau muống, còn nếu rau được trồng ở vùng ít ô nhiễm kim loại nặng thì bạn có thể chọn ăn cả thân và lá. Đó là lý do tại sao bạn cần biết rõ nguồn gốc của loại rau mình đang tiêu thụ.
4. Ăn cùng thực phẩm nhiều canxi
Không nên ăn rau muống với thức ăn có nhiều canxi như tôm, sữa... vì có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể đối với những thức ăn giàu canxi, thậm chí gây nôn mửa, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, The Healthy
Có loại rau giá đắt ngang thịt, bổ hơn 7 lần quả cam, phụ nữ ăn vào đẹp da, đàn ông sẽ sung sức "chuyện phòng the" bất ngờ Lá chùm ngây giàu vitamin C hơn 7 lần cam, giàu vitamin A hơn 4 lần cà rốt, giàu canxi gấp 4 lần sữa, giàu sắt hơn 4 lần cải bó xôi, giàu đạm hơn 2 lần sữa chua và giàu potasium gấp 3 lần quả chuối chín... Ở Việt Nam, có một loại rau dại, nhưng lại bổ dưỡng không kém gì...