4 sai lầm khi dùng nước mắm, điều số 2 có đến 90% chúng ta thường mắc phải
Nước mắm thường được dùng như loại gia vị không thể thiếu từ tẩm ướp cho đến nêm nếm. Tuy nhiên nước mắm lại có những quy tắc riêng để làm nổi bật nguyên liệu chính, bạn đã biết những sai lầm chúng ta thường gặp là gì không?
Cách dùng nước mắm trong các món ăn
Với món thịt luộc, cá hấp nên dùng nước mắm nguyên chất để chấm, không pha loãng, chỉ cho thêm ớt hoặc hạt tiêu, chanh hay tắc.
Trong các món canh, nên nêm nước mắm sau cùng rồi bắc ra ngay. Nếu bạn nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp thì món ăn sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi.
Với những món kho như thịt, cá, chỉ cần ướp nguyên liệu với đường, hành tiêu và một ít muối. Khi thịt, cá gần mềm thì mới thêm nước mắm vào rồi tắt bếp.
Không sử dụng mắm để ướp thịt
Có đến 90% các chị em thường mắc phải sai lầm này khi sử dụng nước mắm. Nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn so với khi sử dụng muối, đường để ướp.
Nước mắm nên được cho vào trong quá trình nấu. Bạn chỉ nên nêm nước mắm trước khi tắt bếp khoảng 1 phút để nguyên liệu món ăn không bị át đi hương vị đặc trưng và giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm.
Không nên đun nước mắm quá lâu
Với những món canh, rim hoặc kho, bạn nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Nếu cho nước mắm ngay từ đầu thì mùi mắm sẽ không còn giữ nguyên nếu bị đun lâu. Đồng thời những vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi hết nếu bị đun quá lâu.
Không dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm. Lý do bởi độ mặn trong nước mắm không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ. Ngay cả những sản phẩm có chất điều vị khác như mỳ chính, hạt nêm cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi.
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy người bệnh thận, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch nên hạn chế sử dụng nước mắm hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chán ăn món chiên xào đầy dầu mỡ, đổi gió với 7 món hấp thanh mát cực ngon
Cuối tuần oi nóng chị em hãy làm các món hấp vừa ngon, ngọt lại tươi mát này cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
1. Tôm hấp nước dừa
Nguyên liệu:
- 500 gr tôm to
- Nước dừa
- Vài cọng lá dứa
Cách làm:
- Rửa sạch tôm, loại bỏ càng, râu. Rửa sạch lá dứa, cắt khúc.
- Cho tôm vào nồi hấp cùng nước dừa, thêm xíu muối và vài cọng lá dứa. Hấp khoảng 5-7 phút là chín.
- Làm nước chấm. Bạn có thể chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh. Tôm mềm, ngọt cùng mùi vị thơm và ngọt từ nước dừa và lá dứa sẽ đánh thức vị giác của bạn.
Video đang HOT
2. Đậu hũ nhồi tôm thịt hấp
Nguyên liệu:
- 8 bìa đậu hũ nhỏ
- 300g thịt ba chỉ heo
- 20g tôm khô
- 1 củ gừng
- Nửa muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng canh bột bắp
- 2 muỗng canh nước tương
Cách làm:
- Đậu hũ rửa sạch, để ráo. Thịt heo băm nhuyễn hoặc cho vào cối xay xay mịn.
- Băm nhuyễn tôm khô và gừng.
- Cho hỗn hợp tôm khô và gừng trộn với tiêu, chút muối vào ướp chung với thịt.
- Dùng thìa cẩn thận khoét lỗ trên mặt bìa đậu hũ rồi nhồi thịt vào. Làm lần lượt cho đến khi hết đậu hũ.
- Cho vào nồi hấp cách thủy đến khi thịt chín thì lấy ra.
- Cho nước tương và bột bắp vào chảo nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt lửa. Lúc này rưới hỗn hợp nước tương lên đậu hũ và rắc thêm hành lá là được.
3. Mực trứng hấp hành gừng
Nguyên liệu:
- 300g mực trứng- 50g hành lá- 70g gừng- 20g cần tàu- 1/2: củ cà rốt, hành tây, chanh- 2 trái ớt- 3 muỗng nước mắm; 2 muỗng đường trắng- 1/2 muỗng: muối, tiêu
Cách làm:
- Mực trứng làm sạch để ráo. Một phần gừng cắt sợi nhỏ, cà rốt thái sợi to. Hành cắt khúc dài và chẻ đôi phần gốc. Hành tây thái lát nhỏ.
- Chọn một chiếc đĩa có phần đáy sâu rồi cho hết nguyên liệu phía dưới và đặt mực trứng lên trên, ướp tất cả với muối, tiêu. Sau đó, thêm hành lá cùng cần tàu vào, hấp chín trong 15 phút.
- Tiếp đến là làm nước chấm ăn kèm. Giã nhuyễn ớt và phần gừng còn lại. Cho nước mắm, đường, gừng, ớt và nặn chanh vào chén rồi khuấy đều.
- Khi mực chín bạn lấy ra và trang trí thêm vài miếng chanh ớt. Rưới nước mắm gừng lên món ăn rồi thưởng thức.
4. Tôm hấp nấm
Nguyên liệu:
- 7 nấm hương tươi loại to
- 10g đậu Hà Lan
- 150g tôm
- 10g cà rốt băm nhỏ
- 5g hành lá thái nhỏ
- 3g muối
-1 thìa cafe dầu ăn
- 1g hạt tiêu
- 1 thìa cafe rượu gạo
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, ướp cùng với hạt tiêu, muối, dầu ăn, rượu gạo trong 15 phút cho ngấm.
- Nấm hương rửa sạch, cắt bỏ chân.
- Chuẩn bị đĩa sâu lòng, chịu nhiệt. Xếp tôm đã ướp vào trong lòng nấm sau đó đặt 1 ít hạt đậu Hà Lan và cà rốt lên trên.
- Đun sôi nồi nước, cho đĩa nấm vào hấp chín. Thời gian hấp khoảng 12-15 phút. Sau đó rắc hành lá lên để bếp thêm 1 phút nữa thìa tắt bếp.
5. Gà hấp mỡ hành
Nguyên liệu:
- 2 phần thịt đùi gà đã lọc bỏ xương
- 1 bó hành lá
- 2 thìa dầu ăn
- 2 thìa cà phê muối biển
- 1 thìa bột nêm gà
- 1 thìa rượu trắng
- Một xíu tiêu trắng
Cách làm:
- Thịt đùi gà rửa sạch với chút muối cho hết mùi hôi. Sau đó dùng giấy nhà bếp thấm khô thịt gà. Cho vào 1 cái tô, cho phần da gà lên trên và rắc muối biển lên da gà dùng tay sát đều. Tiếp đến cho bột nêm gà, rượu trắng, tiêu rồi lật đi lật lại miếng gà để thịt được ngấm đều. Ướp thịt 30 phút cho ngấm gia vị.
- Bắc xửng hấp lên, đun sôi nước rồi, cho cả tô thịt gà vào hấp cho đến khi thịt gà chín. Sau đó, cho thịt gà ra, thái miếng vừa ăn rồi cho vào đĩa. Cho một ít dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho hành lá đã thái nhỏ vào, đảo đều rồi tắt bếp.
- Phần nước gà tiết ra giữ lại để trộn vào hành lá phi. Rưới phần mỡ hành này lên đĩa thịt gà rồi thưởng thức.
6. Cá hấp
Nguyên liệu:
- 1 con cá vược
- 20g gừng
- 20g hành lá
- 10g ớt đỏ
- 10g rượu nấu ăn
- 2 củ hành ta
- 15g nước mắm
- Một ít muối, nước cốt chanh
Cách làm:
- Hành và gừng thái sợi, ớt, chanh thái lát. Cá sơ chế sạch, thấm khô nước rồi dùng dao cắt thành nhiều lát dày khoảng 1cm nhưng không đứt rời ở phần bụng cá. Cho cá vào thố rồi thêm chút muối và nước cốt chanh vào.
- Đổ rượu nấu ăn cùng hành gừng trộn đều. Ướp cá khoảng 30 phút. Cá sau khi ướp thì lấy ra xếp vào đĩa tạo hình quạt, đặt phần đuôi cá phía dưới đầu cá.
- Cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp sôi khoảng 10 phút. Lấy đĩa cá hấp ra, xếp ớt và đổ đều nước mắm lên trên. Thêm chút hành lá và đổ một ít dầu nóng vào là xong.
7. Dồi trường hấp gừng
Nguyên liệu:
- Dồi trường: 300g
- Hành lá: 50g
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Rượu trắng
- Muối, tiêu, nước mắm, dầu ăn
- Rau thơm ăn kèm.
Cách làm:
- Dồi trường rửa sạch với nước có pha ít muối và rượu trắng.
- Luộc dồi trường trong nước có chút xíu muối và 1 ít rượu trắng khoảng 15 phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh.
- Gừng gọt vỏ, thái sợi. Hành lá cắt khúc.
- Cắt dồi trường thành miếng vừa ăn.
- Xếp dồi trường vào đĩa, thêm 1 ít hạt tiêu, thìa bột canh hành, gừng xếp đều lên dồi trường. Cho đĩa dồi trường vào xửng đem hấp cách thủy khoảng 5-7 phút hay khi thấy dồi trường chín.
- Cho dồi trường ra đĩa khi ăn chấm kèm với mắm gừng.
Món gỏi cá ngon khó cưỡng dành đãi khách quý của người Thái Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên. Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói "Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước", để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống...