4 sai lầm khi dùng nước canh
Một số thói quen như đun quá lâu, uống khi nóng… có thể khiến món nước canh phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe của bạn.
Trong bữa ăn của nhiều gia đình châu Á, món canh hoặc súp là một phần không thể thiếu. Canh không chỉ thơm ngon mà còn giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý dùng canh đúng cách, tránh các sai lầm sau:
1. Đun canh quá lâu
Nhiều người tin rằng nấu canh càng lâu thì càng ngon và bổ dưỡng. Thực tế, việc nấu suốt thời gian dài có thể làm mất chất dinh dưỡng của nguyên liệu, đồng thời tăng hàm lượng purin và chất béo trong nước canh, không tốt cho sức khỏe.
Theo Health Care Times, với canh rau, đợi đến khi rau chín mềm là đủ. Với canh thịt, nên đun khoảng 1 giờ, tối đa không quá 2 giờ.
Món ăn chứa nhiều gia vị, dầu, muối không tốt cho cơ thể bạn. Ảnh minh họa: Pexels
Video đang HOT
2. Dùng nhiều muối và dầu mỡ
Một bát canh quá mặn có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là huyết áp và tim mạch. Theo Healthline, phân tích dựa trên dữ liệu của hơn 100.000 người bị và không bị tăng huyết áp cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim và t.ử von.g cao hơn ở những người ăn nhiều muối. Một đán.h giá quy mô 600.000 người cũng ghi nhận cứ tăng 1g natri (thành phần chính trong muối) mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn tới 6%.
Nhiều người thích hầm xương để nấu canh vì cho rằng sẽ hấp thụ được nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế lượng canxi trong nước hầm rất thấp. 1 kg xương chỉ cung cấp khoảng 15mg canxi trong nước hầm – con số này không đáng kể so với nhu cầu hằng ngày (người lớn cần khoảng 800mg canxi). Thay vào đó, phần lớn chất dinh dưỡng trong tủy xương là chất béo, nếu tiêu thụ nhiều dễ dẫn đến tăng cân.
3. Chỉ thích uống nước, ít ăn thịt, cá
Nhiều người nghĩ rằng phần nước canh chứa toàn bộ giá trị dinh dưỡng, nhưng thực tế không phải vậy. Phần lớn protein và dưỡng chất vẫn nằm trong thịt, cá nấu cùng canh.
Khi đun, chỉ một lượng nhỏ protein hòa tan vào nước canh, cùng với chất béo, purin và muối. Nếu chỉ uống nước canh mà bỏ qua thịt, cá, bạn sẽ mất lượng lớn protein và hấp thụ thêm chất béo, purin, muối, có thể gây hại cho sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc uống canh hoặc súp ở nhiệt độ quá cao (trên 65 độ C) làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Ngoài ra, một số người uống canh trước bữa ăn để giảm cân, hy vọng sẽ no nhanh hơn. Tuy nhiên, dạ dày cần khoảng 20 phút để gửi tín hiệu no lên não, nên việc uống canh trước bữa ăn mà không đợi đủ thời gian dễ khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết.
Dù canh là món quen thuộc và bổ dưỡng, bạn cần dùng đúng cách và cân đối để bảo vệ sức khỏe. Đừng quên kết hợp uống nước canh với ăn cả phần thịt, cá và kiểm soát lượng muối, dầu mỡ sử dụng để có một bữa ăn lành mạnh hơn.
Chuyên gia chỉ ra 3 thói quen gây ung thư thực quản
Ung thư thực quản nguy hiểm nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa, liên quan tới các thói quen hằng ngày như hút thuố.c l.á, rượu và ăn uống đồ quá nóng.
Thông tin trên do Phó giáo sư Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K (Hà Nội), cung cấp tại Hội thảo khoa học "Những tiến bộ của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong ung thư thực quản" do bệnh viện tổ chức.
Ung thư thực quản là một trong những ung thư có tiên lượng rất xấu. Bệnh phổ biển ở cả 2 giới, thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị rất khó khăn, tiên lượng và kết quả thường xấu.
Phó giáo sư Bình chia sẻ về ung thư thực quản. Ảnh: BVCC.
Theo Phó giáo sư Bình, những thói quen xấu gây ung thư thực quản như:
- Hút thuố.c l.á, uống rượu, bia. Người vừa hút thuố.c l.á, vừa uống rượu mạnh có nguy cơ cao hơn.
- Thói quen ăn hoặc uống đồ quá nóng như trà, súp hoặc cháo, có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, tần suất nhiều lần gây viêm tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
- Ăn nhiều thịt nướng, dưa, cà muối chứa nitrosamin - đây là chất đã được chứng minh sinh ung thư.
Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thừa cân béo phì, trong gia đình có người thân mắc ung thư đường tiêu hóa tăng nguy cơ mắc loại ung thư này hơn.
Bác sĩ Bình cho biết việc sàng lọc phát hiện sớm là "chìa khóa" cho bệnh nhân mắc ung thư thực quản, làm cơ hội chữa khỏi, kéo dài thời gian sống, chi phí điều trị tốt hơn.
Điển hình là bệnh nhân V.V.N (42 tuổ.i, trú tại Hải Dương) vừa được Phó giáo sư Bình cùng với Giáo sư Xavier Benoit D'Journo (Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch và Bệnh lý ung thư thực quản - Cộng hòa Pháp) phẫu thuật cuối tháng 10. Người này không có triệu chứng rõ rệt, trong một lần thăm khám định kỳ phát hiện tổn thương sớm. Kết quả giải phẫu là bệnh ung thư biểu mô vảy. Bệnh nhân được tư vấn, chỉ định phẫu thuật nội soi bằng robot. Sau mổ, sức khỏe người bệnh ổn định.
Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm như đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chả.y má.u, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện.
Ăn đồ quá nóng có thể gây ung thư thực quản không? Ung thư thực quản nguy hiểm nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa, liên quan tới các thói quen hằng ngày như hút thuố.c l.á, rượu và ăn uống đồ quá nóng. Thông tin trên do Phó giáo sư Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K (Hà Nội), cung cấp tại Hội thảo khoa học "Những tiến...