4 quan niệm sai lầm phổ biến về tranh cãi trong hôn nhân
Những cuộc tranh cãi trong hôn nhân ban đầu có thể gây tổn thương cảm xúc, khiến vợ chồng không muốn nhìn mặt nhau một vài ngày.
Tuy nhiên các cuộc chiến là bằng chứng cho thấy bạn đang có một mối quan hệ thân mật, không né tránh mâu thuẫn, sẵn sàng cho nhau thấy mặt tốt và xấu của chính mình.
Những cuộc tranh cãi trong hôn nhân là dấu hiệu rằng hai con người không hoàn hảo đang cố gắng để chung sống.
Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng tranh cãi là xấu và cố gắng tránh bằng mọi giá.
Điều đó thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề cho các cặp đôi hơn là tranh cãi.
Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm phổ biến về tranh cãi trong hôn nhân.
Quan niệm 1: Bạn không thể đi ngủ khi chưa giải quyết xong tranh cãi
Vợ chồng bạn đã từng có cuộc tranh cãi kinh hoàng kéo dài đến rạng sáng?
Đôi khi, hai vợ chồng cùng quá mệt mỏi, tức giận và tổn thương đến nỗi không thể giải quyết được vấn đề.
Khi hai bạn xảy ra tranh cãi vào lúc nửa đêm, bạn có thể tạm dừng để đi ngủ và xử lý vấn đề vào sáng hôm sau.
Video đang HOT
Đôi khi cuộc tranh cãi sẽ trở nên bớt quan trọng hơn sau khi bạn đã có vài giờ để suy nghĩ về nó hoặc để ngủ.
Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bạn nên đi ngủ trong cơn giận dữ hay bắt chồng ngủ ngoài sô pha.
Hãy đảm bảo hai bạn đã làm vững lòng nhau bằng tình yêu, đi ngủ trong hòa bình và thống nhất tiếp tục cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau.
Quan niệm 2: Bạn không nên lôi kéo người khác vào cuộc tranh cãi
Cả bạn và chồng bạn đều cần có những người đáng tin cậy và có thể nói cho bạn sự thật.
Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên hoặc chia sẻ vấn đề với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy về cuộc chiến trong hôn nhân của bạn.
Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không kể lại cuộc tranh cãi một cách phiến diện.
Nếu bạn định chia sẻ chi tiết về cuộc tranh cãi với ai đó, bạn chỉ nên thảo luận với người quen của cả vợ chồng bạn và sẽ không nói xấu về anh ấy.
Quan niệm 3: Bạn không bao giờ nên để con cái chứng kiến cuộc tranh cãi
Trẻ nhỏ cần biết rằng ngay cả các cặp vợ chồng lành mạnh cũng có tranh cãi.
Vợ chồng bạn đang cố hết sức có thể, nhưng đôi khi tranh cãi có thể xảy ra trước mặt con.
Nếu con không bao giờ chứng kiến cha mẹ cãi nhau, con bạn có thể bước vào hôn nhân với suy nghĩ mối quan hệ lành mạnh không bao giờ có tranh cãi. Đừng để con tin vào lầm tưởng đó.
Khi con chứng kiến vợ chồng bạn tranh cãi, hãy đảm bảo rằng con cũng nghe thấy cách hai bạn giải quyết tranh cãi.
Nhiều phụ huynh đưa cuộc tranh cãi vào phòng riêng để tránh con cái. Đến một thời điểm nào đó khi cả hai đã hòa giải, nhưng các con vẫn không được biết.
Con cần được chứng kiến cách cha mẹ làm lành sau khi kết thúc một cuộc chiến hoặc ít nhất được biết rằng cha mẹ đã giải quyết tranh cãi.
Quan niệm 4: Tư vấn hôn nhân chỉ dành cho các cuộc hôn nhân bất ổn
Nếu một cặp vợ chồng đến với tư vấn hôn nhân như giải pháp vớt vát sau cùng thì lúc đó đã quá muộn.
Tư vấn hôn nhân là một cách tuyệt vời để mời bên thứ ba trung lập tham gia giải quyết một số vấn đề mà hai vợ chồng phải đối mặt.
Theo chuyên gia tư vấn Alexandra Smith, 70% các cặp vợ chồng tham gia tư vấn hôn nhân cho biết mối quan hệ của họ đã được cải thiện.
Các nhà tư vấn được đào tạo để giúp các cặp vợ chồng tìm cách cải thiện bản thân và hôn nhân của họ.
Tư vấn hôn nhân là cơ hội để các cặp vợ chồng học được một số điều họ cần thực hiện mà họ có thể chưa từng nhận ra.
Đây cũng là nơi an toàn để thảo luận mọi vấn đề với vợ/chồng bạn và có thể làm cho hôn nhân thậm chí tốt đẹp hơn.
Mới cưới, tôi đã ngã ngửa với số tiền lương chồng đưa mình ở tháng đầu tiên
Tôi cầm tiền trên tay mà chẳng biết phải nói gì cho ngầu nữa!
Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Hướng Dương thân mến,
Tôi mới kết hôn được hơn 1 tháng thôi Hướng Dương ạ. Nhưng hiện giờ, tôi đang bối rối và hoang mang về cuộc hôn nhân của mình lắm. Khi yêu nhau, chồng tôi tiêu tiền rất thoải mái, thoáng tay. Tôi thích gì anh cũng mua. Thậm chí tôi nói hết tiền tiêu, anh cũng sẵn sàng đưa tiền lương cho tôi dùng.
Thế mà hôm qua, cầm số tiền chồng đưa cho vợ chi tiêu trong gia đình, tôi sốc đến ngơ ngác. 3 triệu. Phải, anh đưa tôi chỉ có 3 triệu thôi. Anh nói rằng hai vợ chồng đi làm cả ngày, chỉ ăn cơm tối với nhau, con cái chưa có nên 3 triệu là quá đủ để tiêu dùng. Nhưng anh không nghĩ đến tiền vay ngân hàng (chúng tôi vay tiền để mua nhà riêng), rồi tiền biếu bố mẹ hai bên, tiền hiếu hỉ, tiền son phấn của vợ,... Nếu tính ra, 3 triệu của anh chưa đủ để tôi mua váy áo, túi xách nữa là lo ăn uống trong nhà.
Tôi bực quá, mắng chồng kiếm nhiều tiền (lương của anh là 30 triệu/tháng) mà lại so đo tính toán với vợ. Không ngờ anh lại mắng ngược tôi là phung phí, phải tập tiết kiệm để còn lo cho gia đình sau này. Anh sợ tôi tiêu hết tiền nên mới đưa tôi ít đến thế.
Chúng tôi không thống nhất được về vấn đề tiền bạc nên đang mâu thuẫn nhau chị ạ. Giờ phải làm sao để chồng tin tưởng mà đưa thêm tiền cho vợ đây? (myngoc...@gmail.com)
Chào bạn,
Tiền bạc là vấn đề tế nhị, vợ chồng cần phải sự minh bạch, thẳng thắn với nhau ngay từ thời kì đầu của hôn nhân để tránh các mâu thuẫn về sau. Hiện tại, cả vợ chồng bạn đều có lý do và đều nhìn thấy lỗi sai của đối phương. Muốn giải quyết mọi chuyện, hai người cần phải đặt vào vị trí của nhau để thấu hiểu và nhận thức vấn đề đúng đắn, đa chiều hơn.
Đầu tiên, bạn cần phải thay đổi cách chi tiêu của bản thân cho phù hợp hơn. Hiện tại, bạn đã có gia đình và tương lai sẽ có con, có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu. Nếu bạn chi tiêu quá nhiều cho son phấn, giày dép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế gia đình. Bạn nên tìm hiểu cách quản lý chi tiêu thích hợp trong gia đình để đảm bảo cân bằng giữa thu - chi - tiết kiệm.
Về chồng bạn, bạn nên nói rõ, thẳng thắn về chuyện tiền nong và yêu cầu anh đưa số tiền thích hợp hơn cho vợ. Bạn cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ chồng, đồng thời khẳng định khả năng quản lý chi tiêu của cá nhân để tạo niềm tin cho anh ấy. Ngoài ra, bạn có thể ghi chép lại các khoản tiền "cứng" cần phải chi ngay từ đầu tháng và số tiền dự định tiết kiệm mỗi tháng, đưa cho chồng xem. Điều này sẽ giúp anh ấy định hình được cách chi tiêu mỗi tháng và số tiền cần thiết, từ đó tự giác đưa thêm tiền cho vợ thôi.
Chúc bạn an yên.
"Cắn răng" sống chung 30 năm, không ngờ cả 2 vợ chồng đều có bí mật riêng và màn "đồng tâm tự lột mặt nạ" của nhau Từng khổ sở vì không được sống đúng với bản thân mình, cặp đôi vợ chồng quyết định cho nhau cơ hội khác để thật sự tận hưởng cuộc sống. Đằng sau 1 cuộc hôn nhân mà ai cũng có bí mật Đằng sau một cuộc hôn nhân có thể ẩn giấu nhiều bí mật không ai biết được. Đối với cặp đôi...