4 phiền toái mùa hè làm bạn đổ bệnh
Thời tiết nóng mùa hè khiến bạn đổ mồ hôi, ngứa da, dễ ngộ độc thực phẩm, cháy nắng… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
Theo Brightside, mùa hè với nhiệt độ cao kéo theo nhiều vấn đề gây hại đến sức khỏe của mọi người. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có cách giải quyết hợp lý.
Đổ mồ hôi
Mồ hôi cơ thể là một hiện tượng tự nhiên, có thể gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Do đó, bạn nên tắm rửa thường xuyên, rửa vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Mùa hè, nên mặc quần áo bằng vải cotton và thay mới mỗi ngày để tránh mùi hôi từ quần áo. Sử dụng lăn khử mùi và luôn thay vớ, giặt giày nếu bạn bị hôi chân. Hạn chế ăn các thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, cá có mùi tanh nhiều.
Video đang HOT
Ngộ độc thực phẩm
Nhiệt độ cao nên thực phẩm không bảo quản được lâu là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển gây bệnh cho người.
Khi bị ngộ độc, bạn cần đến bệnh viện khám và uống thuốc, tránh tình trạng nặng hơn. Nếu bị nhẹ, nên uống nhiều nước hoặc nước ép cà chua, dưa hấu… Những thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, thải độc cơ thể.
Để phòng tránh, bạn hạn chế dùng thức ăn ngoài đường và đồ ăn để lâu ngày. Rửa sạch và nấu kỹ rau củ quả, thịt… Không để lẫn thực phẩm sống – chín và kiểm tra mùi đồ ăn trước khi sử dụng.
Thời tiết nóng bức của ngày hè khiến da tiết nhiều mồ hôi cùng với khói, bụi nắng nóng sẽ gây dị ứng, mẩn ngứa da.
Ngứa da
Để tránh vấn đề trên, bạn nên đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh tắm rửa thường xuyên. Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Tăngcường ăn các thực phẩm có tính giải nhiệt như mướp đắng, củ cải, cà chua, dừa, chanh,… và các loại hoa quả. Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại kem có chứa các vitamin E và C tự nhiên.
Cháy nắng
Cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài dẫn đến tình trạng da bị đốt cháy, gây bỏng, nổi mụn nước. Nếu nghiêm trọng, cháy nắng có thể trở thành nhiễm độc nắng hoặc gây ung thư da…
Để xử lý, bạn lập tức giảm nhiệt vùng da bị cháy dưới vòi nước, chườm đá, bôi kem dưỡng hay gel lô hội để làm dịu, mát da. Nếu vấn đề da không được cải thiện kèm theo sốt, đau đầu, buồn nôn, nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Bảo quản cơm đúng cách mùa nóng
Nấu cơm 1 lần và chia hộp, làm nóng khi muốn ăn là thói quen của nhiều người bận rộn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Fiona Hunter, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản không đúng cách.
Theo chuyên gia người Anh này, không nên để cơm trong tủ lạnh quá 24 tiếng. Chỉ làm nóng lại 1 lần và nên làm lạnh cơm trong vòng 1 tiếng sau khi nấu.
"Hâm nóng cơm là cách diệt khuẩn nhưng nếu bảo quản không đúng cách, vi khuẩn Bacillus cereus có thể vẫn sống ở dạng bào tử và có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Gạo càng ở nhiệt độ phòng lâu thì bào tử vi khuẩn càng có cơ hội nhân lên. Vì vậy khi nấu xong nên phân chia vào ngay các hộp để cơm nhanh nguôi và dễ dàng cất vào tủ lạnh, thuận tiện cho mỗi lần hâm nóng để ăn.
Tháng 2 năm ngoái, 1 chuyên gia về ô nhiễm thực phẩm đã cảnh báo về việc hàng ngàn người có thể đã nấu cơm sai cách.
GS Andy Meharg, ĐH Queens, đã kiểm tra mức độ hóa chất sau khi nấu cơm theo 3 cách khác nhau. Ông phát hiện ra nếu nấu cơm kiểu chắt nước thừa sẽ loại bỏ được asen và bất kỳ chất độc nào. Còn ngâm gạo qua đêm sẽ giúp giảm các độc tố công nghiệp liên quan với bệnh tim và ung thư 80%.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Phơi nắng nhiều hiện tượng cháy nắng tróc da này sẽ xảy ra, nhưng bí mật đằng sau nó thì ai cũng bất ngờ Việc bị cháy nắng, bong tróc da không còn quá xa lạ nhưng ẩn sau hiện tượng này là 1 bí mật mà bạn sẽ cực bất ngờ. Với nền nhiệt cao có khi lên tới 45 độ C, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang phải trải qua những ngày nắng nóng như thiêu như đốt. Không có gì quá khi...