4 nhóm giải pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và từng bước tham gia kinh tế số
Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam có vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và tham gia vào nền kinh tế số.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó nông dân được xác định là trung tâm của chuyển đổi số.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên
Xác định cuộc cách mạng số sẽ thực sự tạo ra được sự bứt phá cho đất nước ta trong những thập niên tới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong 3 đột phá chiến lược, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số và xã hội số được xác định là yếu tố rất quan trọng.
Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế số trong Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ là phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử và kinh tế số.
Với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Việt Nam đã và đang triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia(1) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó người nông dân được xác định là trung tâm của chuyển đổi số.
Đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (thứ 2 từ bên phải sang) và đoàn công tác thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao (đang từng bước chuyển đổi số) tại tỉnh Bắc Giang
Việt Nam là một quốc gia có quy mô nông nghiệp lớn với khu vực nông thôn chiếm tới 62% dân cư, 66% số hộ gia đình, lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 30% lực lượng lao động xã hội.
Thời gian qua, nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong những thời điểm khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 thông qua việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định chính trị – xã hội và phát triển đất nước.
Nông nghiệp hiện chiếm 14% GDP Việt Nam với 5 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đã bước đầu được quan tâm, từng bước giúp nông dân và doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao giá trị.
Các công nghệ, nền tảng internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tự hành (Robotics), cảm biến (sensors), dữ liệu lớn (Big Data)… bước đầu triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp… với sự xuất hiện của các trang trại hiện đại, hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn, phân tích dữ liệu môi trường, cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…
Tuy nhiên hiện nay việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản. Mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu vẫn là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng.
Mô hình “Sản xuất và tiêu thụ lúa-tôm theo chuỗi giá trị” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng tại TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Cơ sở hạ tầng cho phát triển, ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ, kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp.
Trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn là nông dân không được đào tạo chuyên môn bài bản, mà hầu hết là kinh nghiệm được truyền từ đời trước sang đời sau; nguồn nhân lực này cũng hạn chế trong việc tiếp nhận đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự liên kết với nông dân còn hạn chế, nhiều sản phẩm chưa có chiến lược phát triển rõ ràng ở tầm quốc gia.
Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai 4 nhóm giải pháp
Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam có vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và tham gia vào nền kinh tế số. Có thể nghiên cứu tập trung triển khai một số nội dung và giải pháp sau:
Video đang HOT
Một là: Tuyên truyền thông nâng cao nhận thức của nông dân và xã hội về chuyển đổi số.
Theo đó: (1) Xây dựng và kết nối các chuyên trang về chuyển đổi số, kinh tế số trên cổng thông tin và fanpage của các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong cả nước; phối hợp xây dựng ứng dụng trên di động (app Store, Google Play) về hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân. (2) Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi trực tiếp, trực tuyến để giúp cán bộ Hội và hội viên nông dân hiểu, vận dụng và hình thành các ý tưởng, dự án về chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. (3) Biên soạn, phát hành các tài liệu tư vấn, tuyên truyền về chuyển đổi số; định kỳ phát hành bản tin “Chuyển đổi nông dân số”; các clip, motion graphics, infographics, , video tuyên truyền về các nội dung chuyển đổi số… phát hành trực tiếp tới các cơ sở Hội và chuyển tải lên các kênh truyền thông của Hội. (4) Các tỉnh, thành Hội chú trọng phối hợp cung cấp kịp thời làm tài liệu sinh hoạt tại các chi hội, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp; phổ biến trên các website, fanpage, group zalo…của các tổ chức Hội.Hai là, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp cho nông dân.
Hai là, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp cho nông dân
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến cung cấp kiến thức, các mô hình về chuyển đổi số trong nông nghiệp (dữ liệu số, tín dụng số, chuyển đổi canh tác dựa trên dữ liệu, bán hàng và tiếp cận thị trường, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý…) tới các chủ doanh nghiệp, trang trại, mô hình kinh tế trong nông nghiệp; thành viên các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp xây dựng Bộ Công cụ đào tạo, các bài giảng trực tuyến (qua E-Learning, ứng dụng di động) về chuyển đổi nông dân số: Xây dựng các bài giảng mẫu (video thuyết trình) phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho hội viên Hội Nông dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, giới thiệu sản phẩm… Tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về xây dựng dữ liệu số nông nghiệp, tiếp cận tín dụng số, thị trường tiêu thụ, marketing, xây dựng thương hiệu, dự báo (giá, thời vụ, phân phối, thị trường), ứng dụng công nghệ số trong sản xuất…
Xây dựng và phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi công nghệ số, phát triển kinh tế số, nông dân số nhằm tham gia tư vấn, hỗ trợ thường xuyên đối với hội viên nông dân.
Tổ chức chương trình “Con đường chuyển đổi số” nhằm tạo điều kiện cho người nông dân đến tham quan, giao lưu chia sẻ, học tập kinh nghiệm về các mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp tại các doanh nghiệp, tổ chức, mô hình tiêu biểu trong và ngoài địa phương.
Tham gia phối hợp với Bộ NNPTNT trong quá trình xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) về nông nghiệp, xây dựng Bản đồ số nông nghiệp. Phát huy vai trò của Hội Nông dân hướng dẫn, phổ biến và phát huy người nông dân trực tiếp tham gia xây dựng các dữ liệu lớn về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đất đai; cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; quản lý và phát triển thị trường nông – lâm – thủy sản.
Ba là, xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số
Tham mưu phát triển Quỹ Hỗ trợ Nông dân với việc điều chỉnh quy mô, hình thức phù hợp hỗ trợ các mô hình, dự án, hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép (Viettel Pay, VNPT Pay, Momo…) triển khai các loại hình tài chính số hỗ trợ nông dân, như: Cho vay ngân hàng, thanh toán không tiền mặt, Mobile money.
Xây dựng và triển khai ứng dụng di động (App Store, Google Play) hỗ trợ chuyển đổi nông dân số. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức như: Nền tảng AutoAgri, các sàn thương mại điện tử (Postmart, Shopee, Sendo, Lazada, Voso.vn), giải pháp nông nghiệp thông minh (như ONE Farm của VNPT)… triển khai các mô hình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong tự động hóa sản xuất, kết nối thị trường và tiêu thụ sản phẩm, thuê mua vật tư nông nghiệp…
Hướng tới mục tiêu đến năm 2025, 30% cơ sở Hội xây dựng và triển khai được ít nhất một mô hình hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân; đến năm 2030, 60% cơ sở Hội xây dựng và triển khai được ít nhất 1 mô hình chuyển đổi số cho nông dân. Các cấp Hội cần phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.
Bốn là, nâng cao năng lực hỗ trợ chuyển đổi số của các cơ sở Hội và tăng cường phối hợp để khai thác nguồn lực chuyển đổi số
Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong nông nghiệp cho cán bộ Hội Nông dân các cấp; cán bộ, cộng tác viên các Trung tâm hỗ trợ nông dân, Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục nghề nghiệp.
Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Nông nghiệp số, Hội Nông nghiệp tuần hoàn xây dựng và triển khai các mô hình liên kết ứng dụng công nghệ số sản xuất nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần hỗ trợ nông nghiệp… trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Xây dựng cụ thể các mô hình hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của các cơ sở Hội (các mô hình ứng dụng công nghệ IoT, Blockchain, công nghệ sinh học, chuyển đổi canh tác nông nghiệp dựa trên dữ liệu, công nghệ tự động hóa…).
Phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức cuộc thi sáng tạo, ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng những mô hình, cá nhân nông dân tiêu biểu toàn quốc thực hiện tốt việc chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021": Kịp thời động viên nông dân vượt khó trong đại dịch Covid-19
Sáng nay 24/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo công bố Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" và chuỗi sự kiện thuộc Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại họp báo công bố Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" và chuỗi sự kiện thuộc Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021. Ảnh: Lê Hiếu
Phát biểu khai mạc buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ: Tình hình dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát tại Việt Nam. Khi các hoạt động kinh tế xã hội đang dần trở lại trạng thái bình thường mới, hôm nay 24/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức buổi họp báo công bố danh sách 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 và chuỗi sự kiện thuộc Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam 2021".
Vượt khó vươn lên trong đại dịch Covid-19
Đây là những sự kiện, hoạt động được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp chỉ đạo, tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2021), nhưng vì tình hình dịch Covid-19 bùng phát phải lùi lại vào tháng 12/2021.
Ông Sơn cho biết: Mặc dù 2 năm 2020, 2021, nền kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; bản thân một số Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 cũng bị thiệt hại bởi sự đứt gãy đột ngột của chuỗi cung ứng nông sản, của hệ thống vận chuyển, phân phối, nhưng mỗi người đều mang một thông điệp riêng, mỗi người là một câu chuyện làm giàu, sống đẹp, sống có ích, đặc biệt tinh thần vượt khó vươn lên trong đại dịch Covid-19.
"63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021 được tôn vinh và trao danh hiệu đều là những người xứng đáng. Họ có thể không phải là người mang về thu nhập cao nhất, cũng có thể không phải là người có thành tích đặc biệt xuất sắc nhất trong sản xuất nông nghiệp, nhưng họ đều là những tấm gương biết vượt khó vươn lên và có tầm ảnh hưởng, mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng...
Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn rằng ngày càng có nhiều hơn con số 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc, để bức tranh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bền vững" ông Sơn nhấn mạnh.
Họp báo công bố danh sách 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 và chuỗi sự kiện thuộc Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021 thu hút đông đảo đại biểu, phóng viên báo, đài truyền hình. Ảnh: Lê Hiếu
Cùng với Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021"; trong chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021 còn có Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 6 với chủ đề: "Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp"; hội thảo, tọa đàm "Ngày nông dân không dùng tiền mặt" là các sự kiện, hoạt động có ý nghĩa chính trị, kinh tế và thiết thực với hội viên, nông dân.
"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh đang được ứng dụng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và ở ngay chính Việt Nam. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh cùng với hiệu quả tối ưu trong sản xuất nông nghiệp sẽ là cánh cửa, một hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Để đạt được mục đích đó thì yêu cầu đặt ra là phải thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đáp ứng yêu cầu đó chính là mục đích mà Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 6 được tổ chức.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Nghĩa là người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá (chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi...), tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người bán trực tiếp trao đổi với nhau hiện nay...
Đối với nhiều nông dân, khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt dường như rất xa lạ. Nhưng đối với nhiều nông dân, nhất là những nông dân hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với thanh toán điện tử, với thương mại điện tử, với bán hàng qua mạng xã hội thì lại trở nên dễ hiểu, dễ thực hiện.
Để càng nhiều hơn nông dân hiểu về thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng, thực hành thông thạo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đó chính là mục đích hướng tới của sự kiện hội thảo, tọa đàm "Ngày nông dân không dùng tiền mặt" ông Sơn chia sẻ.
Tích cực hỗ trợ nông dân sau lễ tôn vinh
Tại buổi họp báo nhiều phóng viên các báo, đài hỏi và quan tâm nhiều đến các tiêu chí bình lựa chọn, tôn vinh nông dân xuất sắc, hỗ trợ nông dân sau lễ tôn vinh...
Phóng viên Thanh Tâm, Tạp chí Kinh tế nông thôn hỏi: Được biết nông dân xuất sắc do Hội ND cấp tỉnh bình chọn sơ bộ bước 1, sau đó gửi hồ sơ đề cử lên T.Ư Hội. Xin hỏi ông Nguyễn Đăng Khang- Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh, ở cấp tỉnh nông dân xuất sắc được bình chọn như thế nào?
Ông Khang cho hay: Căn cứ điều lệ của Ban Tổ chức Chương trình, để chọn được những Nông dân Việt Nam xuất sắc nhất đại diện cho tỉnh Bắc Ninh, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai, chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát, giới thiệu các hộ nông dân đạt các tiêu chí theo Điều lệ.
Trên cơ sở đó, Hội ND đã tiến hành thẩm định thực tế tại mô hình để đánh giá, bình xét hộ tiêu biểu nhất cấp huyện và gửi hồ sơ đề nghị lên tỉnh. Trên cơ sở hồ sơ giới thiệu của cấp huyện, Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thẩm định, đề cử 2 nông dân xuất sắc nhất tham gia bình chọn cấp Trung ương.
Trong đó ưu tiên quan tâm đến các tiêu chí như: ngành nghề, hiệu quả kinh tế, tham gia công tác xã hội, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số, an toàn thực phẩm...
So với các địa phương khác, tỉnh Bắc Ninh không có nhiều diện tích đất nông nghiệp, tuy nhiên theo tôi chân ruộng, chất đất không quan trọng bằng việc ứng dụng công nghệ.
"Qua 9 lần tôn vinh, có thể khẳng định các nông dân được đề cử ngày càng đa dạng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các mô hình có quy mô, hiệu quả cao, nhất là việc ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các quy trình, phương thức sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hơn, có mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi sản xuất.
Sản phẩm được chú ý hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; hình thức, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm được coi trọng; gắn sản xuất với phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ số và bảo vệ môi trường. Đặc biệt ngoài sản xuất để phát triển kinh tế cho gia đình, các nông dân xuất sắc còn quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội, hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ hội viên khó khăn...", ông Khang khẳng định.
Phóng viên Phúc Hiếu - Báo Nông nghiệp Việt Nam hỏi: Một trong những điểm mới của Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021 là ứng dụng chuyển đổi số. Xin hỏi Ban Tổ chức đã đưa ra những tiêu chí cụ thể nào để bình chọn ra những nông dân chuyển đổi số xuất sắc nhất?
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo NTNN/Báo điện tử Dân Việt trả lời: Thời gian gần đây, vấn đề chuyển đổi số khá thời sự. Đặc biệt, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Qua thống kê, kinh tế số đóng góp chiếm 20% GDP. Đón đầu thông tin đấy, chúng tôi thấy đang có một phong trào về phát triển kinh tế số phát triển mạnh mẽ hưởng ứng quyết định phát triển của Thủ tướng. Hiện nay phong trào nông dân ứng dụng công nghệ cao, nông dân 4.0, nông dân chuyển đổi số diễn ra rất mạnh mẽ.
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo NTNN/Báo điện tử Dân Việt cho biết, năm nào chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam cũng có vài nông dân tham gia chuyển đổi số. Năm nay, số nông dân tham gia chuyển đổi số có số lượng vượt bậc. Ảnh: Lê Hiếu
Nhà báo Văn Hoài cho biết thêm, năm nào chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam cũng có vài nông dân tham gia chuyển đổi số. Năm nay, số nông dân tham gia chuyển đổi số có số lượng vượt bậc. Cụ thể, trong nhóm thứ 4 có 14 nông dân về phát minh khoa học, chuyển đổi số thì có 10 cá nhân được bình chọn là đi đầu trong chuyển đổi số.
Hiện, Ban Tổ chức chưa xây dựng được 1 bộ tiêu chí chi tiết, tuy nhiên chúng tôi vẫn có những định hướng cụ thể để đánh giá, bình chọn. Tiêu chí cụ thể đối với nông dân tham gia chuyển đổi số là nông dân phải am hiểu, có kiến thức về nông nghiệp 4.0, chuyển đổi số và có công nghệ áp dụng chuyển đổi số, chuỗi công nghệ trong sản xuất.
Thứ 2: Trong sản xuất của nông dân có các chuỗi công nghệ được áp dụng, được Sở KHCN, địa phương công nhận.
Thứ 3: Trong mô hình sản xuất đó, nông dân phải tham gia các chuỗi liên kết, các sàn thương mại điện tử. Tôi nghĩ có nhiều cách nhìn khác nhau về nông dân chuyển đổi số, nhưng các thành viên Ban Giám khảo đã có những tiêu chí, định hướng như trên để bình chọn.
PV Văn Phúc, báo Sài Gòn giải phóng hỏi: Sau nhiều năm tôn vinh các nông dân Việt nam xuất sắc, BTC đã hỗ trợ như thế nào cho bà con sau lễ tôn vinh? Hiện nay, việc lựa chọn tôn vinh nông dân ở các lĩnh vực như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trả lời: Trong tiêu chí bình chọn, tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc các năm, chúng tôi luôn đặt ra tiêu chí là phải tôn vinh nông dân ở tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, các phong trào để khuyến khích, động viên nông dân. Qua đó để kịp thời động viên nông dân, khuyến khích, biểu dương khen thưởng tôn vinh toàn diện, không riêng gì lĩnh vực nào.
Phóng viên Văn Phúc, báo Sài gòn giải phóng trao đổi tại buổi họp báo. Ảnh: Lê Hiếu
Từ lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, rừng, xây dựng nông thôn mới, an ninh biên giới, kinh tế biển đảo. Đặc biệt trong năm nay Ban tổ chức còn lựa chọn nông dân ở lĩnh vực chuyển đổi số, các nông dân có phát minh, sáng chế mới
Cùng với hoạt động tôn vinh, ông Sơn khẳng định: Chương trình còn đặc biệt quan tâm, hỗ trợ nông dân sau lễ tôn vinh. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng như Hội ND các tỉnh, thành phố không chỉ tôn vinh các nông dân, mô hình điển hình mà còn hỗ trợ, đầu tư để các mô hình này phát triển bền vững và nhân rộng thêm tại các địa phương.
Trong 1-2 năm vừa qua, Trung ương Hội cùng với Hội ND các tỉnh, thành xây dựng 18 mô hình điểm tại các cụm thi đua. Hiện tại 63 tỉnh, thành Trung ương Hội phân thành các cụm thi đua, trong mỗi cụm thi đua đều có các mô hình điểm, nhưng hộ làm mô hình này đều là những nông dân Việt Nam xuất sắc.
"Trong Chương trình tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc các năm tới, chúng tôi sẽ tính đến nhiều hơn nữa các vấn đề, mô hình, dự án tiêu biểu ở các lĩnh vực, mô hình, phong trào mới để vừa tôn vinh vừa đầu tư sau tôn vinh", Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Sơn La cử 4 Phó Chủ tịch tỉnh tham gia Ban tổ chức Năm nay, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân sẽ được tổ chức tại tỉnh Sơn La. Để tổ chức thành công sự kiện quan trọng này, tỉnh Sơn La cử 4 Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia Ban Tổ chức cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt. Chiều qua (17/3), tại...