4 nhầm lẫn kinh điển về Smartphone Trung Quốc, anh em có mắc phải?
Tất cả các smartphone Trung Quốc đều tới từ 1 hãng hay các smartphone Trung Quốc đều là hàng giá rẻ là những hiểu lầm kinh điển mà người dùng hay mắc phải.
Mọi smartphone Trung Quốc đều tới từ 1 hãng: Không đúng
Thực tế, đây là điều nhiều người hay mắc phải khi thiết kế smartphone của các hãng tới từ Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, thực tế Trung Quốc có rất nhiều hãng smartphone khác nhau, khoảng 10 hãng, nhiều nhất thế giới. Xu hướng thành lập các thương hiệu con cũng rất phổ biến ở Trung Quốc, vì thế trong thời gian tới, số lượng thương hiệu smartphone tới từ Trung Quốc sẽ còn tăng mạnh.
Trung Quốc có nhiều hãng smartphone trong đó có 3 hãng thuộc tốp 5 thế giới (theo Canalys)
Trong số này, Huawei, Xiaomi, OPPO là những hãng thuộc tốp 5 thế giới. Hiện tại Samsung đang ở vị trí số 1 thế giới, ngay phía sau là Huawei. Nếu cộng gộp tất cả các hãng smartphone Trung Quốc lại thì smartphone Trung Quốc có thể sẽ chiếm khoảng 50% thị phần smartphone toàn cầu.
Tất cả smartphone Trung Quốc đều là hàng giá rẻ: Không đúng
Trong suy nghĩ của nhiều anh em, smartphone Trung Quốc đều là hàng giá rẻ. Dù vậy, suy nghĩ có phần mang nặng “định kiến” này đã không còn chính xác từ rất lâu. Hiện tại, smartphone tới từ Trung Quốc có mặt ở mọi phân khúc, bao gồm cả phân khúc cao cấp, đặc biệt với các dòng flagship của Huawei như dòng P và dòng Mate, Find X của OPPO, dòng Mi Pro, Mi MIX Alpha…Chưa kể với các dòng điện thoại gập như Mate X hay màn hình quấn quanh như Mi MIX Alpha có mức giá lên tới 2.500 USD, gấp đôi iPhone.
Video đang HOT
Mi MIX Alpha có thể có giá 2500 USD
Tất nhiên, nếu xét chung toàn thị trường thì các smartphone Trung Quốc vẫn sẽ đậm đặc hơn ở phân khúc giá rẻ và tầm trung, so với các phân khúc cao cấp.
Smartphone Trung Quốc thiếu sự sáng tạo: Không đúng
OPPO có thể coi như một biểu tượng sáng tạo của smartphone tới từ Trung Quốc, đặc biệt với công nghệ camera. Sự xuất hiện của OPPO và những cuộc cách mạng từ thiết kế với camera của hãng này đã thay đổi đáng kể công nghệ nhiếp ảnh di động. OPPO là hãng đầu tiên trình làng camera selfie lên tới 5MP cùng hàng loạt công nghệ làm đẹp từ năm 2012. Hãng này cũng tung ra smartphone có camera lật đầu tiên, camera thò thụt để xóa đi các khiếm khuyết của màn hình tai thỏ hay giọt nước.
Không phải tự nhiên mà OPPO được coi là hãng smartphone “chịu nghĩ” nhất
Trong khi đó, Xiaomi lại là hãng tiên phong trong việc nâng chuẩn chụp ảnh trên smartphone lên tới 108MP. Tới nay, Xiaomi cũng là hãng có nhiều smartphone nhất có camera 108 MP.
Xét riêng ở công nghệ nhiếp ảnh di động, Huawei là một trong những hãng thường xuyên có smartphone đứng đầu DxOMark. Hiện tại, đang là Huawei P40 Pro, trước đó là Mate 30 Pro.
Huawei thường xuyên giữ vị trí số 1 về smartphone chụp ảnh đẹp nhất trên DxOMark
Smartphone Trung Quốc thiếu đột phá về công nghệ: Không đúng
Smartphone tới từ Trung Quốc còn có khá nhiều đóng góp quan trọng cho làng smartphone, nổi bật với công nghệ sạc, bao gồm cả sạc nhanh và sạc không dây. Hãy tưởng tượng ở thời điểm hiện tại, sạc nhanh của iPhone vẫn là 18W, trong khi sạc không dây của Huawei đã lên tới 40W. OPPO hiện tại đang đẩy công nghệ sạc nhanh lên 65W, tức là có khả năng làm đầy viên pin 4.200 mAh chỉ trong 38 phút. Xiaomi cũng đã giới thiệu công nghệ sạc nhanh lên tới 100W có thể sạc đầy viên pin 4.000 mAh trong 17 phút. VIVO thậm chí còn phát triển công nghệ sạc FlashCharge 120W, có thể làm đầy viên pin 4.000 mAh trong vỏn vẹn 13 phút.
Sạc không dây của Huawei đã là 40W, còn sạc nhanh đã lên tới 100W
Ngoài những nhầm lẫn trên, anh em còn nhầm lẫn nào khác về smartphone Trung Quốc không?
Kim Chi
Thêm một smartphone gập giá 'nghìn đô'
Smartphone gập FlexPai thế hệ thứ hai vừa trình làng với thiết kế mỏng nhẹ, bớt "thô" hơn phiên bản đời đầu, kèm cấu hình mạnh và 5G.
FlexPai 2 vừa được Royole giới thiệu trong một sự kiện phát trực tiếp trên mạng xã hội và YouTube. Sản phẩm không khác nhiều so với FlexPai từng ra mắt tháng 10/2018 với màn hình gập ngược ra ngoài. Kiểu dáng tương tự Mate X và Mate XS của Huawei.
FlexPai 2 có thiết kế thanh thoát hơn thế hệ đầu.
So với phiên bản đời đầu, FlexPai 2 được làm mỏng hơn đáng kể. Phần bản lề cũng không còn gioăng cao su lớn, thô và tạo kẽ hở lớn ở giữa như trước. Theo Bill Liu, CEO Royole, chi tiết này đã được công ty thiết kế lại theo hướng tối giản, đi kèm phần màng mỏng chạy dọc để ngăn bụi bẩn xâm nhập.
FlexPai 2 được trang bị màn hình gập OLED linh hoạt Cicada Wing thế hệ thứ ba do Royole tự sản xuất, cho phép hình ảnh hiển thị có độ tương phản cao hơn, sáng hơn, thời gian phản hồi nhanh hơn và độ bền cao. Liu khẳng định, người dùng có thể gập máy 200.000 lần mà không làm bong tróc, rách hoặc xảy ra tình trạng nhăn trên màn hình.
Khi gập, FlexPai 2 không tạo kẽ hở lớn như thế hệ trước.
Màn hình FlexPai 2 cho kích thước 7,8 inch tỷ lệ 4:3 khi mở và 6,78 inch tỷ lệ 21:9 khi gập, nhưng không đề cập độ phân giải. Về cấu hình, máy chạy chip Snapdragon 865 mới nhất của Qualcomm, hỗ trợ 5G (hợp tác với ZTE) và có cụm camera chính bốn ống kính. Tuy vậy, thông số chi tiết của sản phẩm đã không được nhắc đến tại sự kiện ra mắt.
Dự kiến, FlexPai 2 sẽ bán ra trong mùa hè năm nay nhưng chưa có thời gian cụ thể, giá dự kiến trên 1.000 USD. FlexPai - smartphone đầu tiên trên thế giới có màn hình gập - bán ra cuối năm với giá 1.291 USD.
Bảo Lâm
TCL trình làng mẫu thử smartphone gập 3 Xu hướng điện thoại màn hình gập trong 2 năm trở lại đây đang dần nóng hơn bao giờ hết với các sản phẩm nổi tiếng như Samsung Galaxy Fold, Samsung Galaxy Z Flip, Huawei Mate X. Hãng TCL cũng muốn gia nhập cuộc chơi này và họ trình làng 2 concept mới: điện thoại gập ba - điện thoại màn hình cuộn....