4 nguyên nhân ‘khó ngờ’ gây đau lưng mạn tính bạn cần biết
Dù là đau lưng cấp tính hay mạn tính thì đều có thể hành hạ người bệnh suốt nhiều ngày, gây khó khăn khi di chuyển. Với đau lưng mạn tính, nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ những điều ít người ngờ tới.
Các nhóm cơ cốt lõi yếu có thể dẫn đến đau lưng kéo dài – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đau lưng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động hằng ngày, từ đi bộ, đứng, ngồi đến hệ tiêu hóa, nội tiết và thần kinh.
Một số nguyên nhân ít người ngờ tới đang âm thầm gây ra những cơn đau lưng mạn tính, theo Reader’s Digest.
1. Cơ cốt lõi yếu
Ngồi ở bàn làm việc suốt ngày cộng với lối sống ít vận động sẽ làm suy yếu nhóm cơ cốt lỗi gồm cơ bụng, hông và lưng dưới. Nhóm cơ cốt lõi được cấu tạo để giữ lưng thẳng. Nếu nhóm cơ này yếu thì áp lực tạo ra lên lưng sẽ lớn hơn.
Các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi như gập bụng hay plank khi được thực hiện đều đặn, đúng cách sẽ giúp giảm đau lưng. Những bài tập này cũng tăng sức mạnh ở vùng vai, nhờ đó tăng cường liên kết hệ thống xương và giữ lưng đứng thẳng.
2. Hút thuốc
Video đang HOT
Một nghiên cứu thực hiện trên 34.000 người ở Mỹ phát hiện tình trạng đau lưng tăng lên đi đôi với việc hút thuốc lá. Các nhà nghiên cứu tin rằng hút thuốc lá làm cản trở hoạt động của động mạch, khiến động mạch thu hẹp.
Các động mạch ở cột sống khi bị tổn thương có thể dẫn đến đau và suy giảm chức năng vận động của lưng. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng bỏ thuốc lá có thể góp phần giúp giảm đau lưng.
3. Thừa cân
Tăng cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng. Đó là vì lưng phải chống đỡ trọng lượng cơ thể nặng hơn, phải làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, tăng cân quá mức cũng khiến trọng tâm cơ thể bị hạ thấp, gây áp lực nhiều hơn cho lưng dưới, theo Reader’s Digest.
Chế độ ăn uống cân bằng với rau củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và tập luyện thể thao ít nhất 150 phút/tuần sẽ giúp duy trì tốt cân nặng.
4. Gặp vấn đề ở cơ bắp và cột sống
Những vấn đề như viêm xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ dẫn đến đau lưng. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trung niên và người già.
Các loại thuốc giảm đau như Tylenol, Advil và Naproxen có thể giúp thuyên giảm cơn đau cho người bệnh, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, theo Reader’s Digest.
Phòng ngừa chứng đau lưng trước khi tuổi già ập đến
Đau lưng có nhiều nguyên nhân: căng thẳng, chế độ ăn uống không phù hợp, căng cơ, thiếu tập thể dục, duy trì sai tư thế, thừa cân, hoạt động thể chất quá mức...
Tập thể dục thường xuyên giúp ngừa đau lưng - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân
Các chuyên gia sức khỏe cho biết chứng đau lưng có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi, song nguy cơ bị đau lưng thường tăng tỷ lệ thuận với tuổi. Các vấn đề gây ra đau lưng có thể kể đến gồm:
Loãng xương có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trong cơ thể, bao gồm các khớp nhỏ của cột sống, khiến xương trở nên xốp và giòn, dẫn đến đau lưng, theo nghiên cứu của Đại học Y tế môi trường Nhật Bản được công bố trên chuyên san JMA Journal.
Viêm khớp có thể gây ra các vấn đề với khớp hông và vùng thắt lưng, dẫn tới đau lưng, trang Researchgate dẫn nguồn từ các nhà khoa học ở Canada cho hay. Loại viêm khớp này phát triển do sụn bị hao mòn, gây cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói và trở nên tồi tệ hơn khi vận động.
Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) cho biết sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận có thể gây đau lưng. Một số nguyên nhân khác là ung thư cột sống, viêm khớp cột sống, viêm bàng quang, rối loạn giấc ngủ, nâng vật nặng sai tư thế, nệm giường không giúp nâng đỡ cơ thể...
Các yếu tố làm gia tăng cơn đau lưng: thể lực kém, mang thai, làm việc vất vả, tuổi già, béo phì, lối sống ít vận động, hút thuốc, trầm cảm...
Điều trị
Thông thường, đau lưng sẽ tự hết khi bạn nghỉ ngơi hợp lý nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện cùng với bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức, theo trang Scoliosisjournal. Đó là giảm cân, sốt, viêm sưng, sưng ở lưng, đau lưng dai dẳng, cơn đau lan xuống chân, lưng gần đây bị chấn thương, tiểu tiện không tự chủ, chứng tê quanh bộ phận sinh dục, hậu môn và mông.
Hầu hết các cơn đau lưng cấp tính sẽ đỡ hơn sau vài tuần sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng đau. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều, thỉnh thoảng đi lại để giảm bớt xơ cứng khớp. Áp dụng nhiệt, chườm lạnh, xung điện, tập yoga cũng là những kỹ thuật giải phóng cơ tốt, góp phần giảm đau lưng. Các liệu pháp bổ sung như trị liệu thần kinh cột sống, nắn xương, châm cứu cũng có thể giúp giảm đau lưng.
Phòng ngừa
Tuy vậy, cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo các chuyên gia, bạn cần:
Tập thể dục thường xuyên.
Duy trì chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D. Tắm nắng mỗi sáng trong khoảng 10 - 15 phút giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Giữ các tư thế đứng, ngồi và nằm đúng cách.
Khi nâng vật nặng, dùng lực ở chân tay để nâng, chứ không dùng lực của lưng. Khi ngồi, cố gắng giữ lưng thẳng.
Khi lái xe, cần điều chỉnh ghế sao hỗ trợ lưng tốt.
Chọn loại nệm ngủ giúp giữ cột sống thẳng, cũng như hỗ trợ trọng lượng của mông và vai.
Tránh hút thuốc lá.
Người siêng vận động sẽ có 7 khác biệt mà người bình thường rất khó sở hữu: Khỏe từ gốc Đây chính là những "món quà" mà chỉ những người siêng vận động mới cảm nhận rõ bạn có sự khác biệt thế nào với những người thường xuyên ngồi yên một chỗ. Chúng ta đều biết rằng, việc tuân thủ thói quen kiên trì tập thể dục trong lâu dài có nhiều lợi ích cho sức khỏe, và sẽ có 7 điều...