4 nguyên liệu dễ tìm để làm ‘canh súp’ giảm cân hiệu quả
Canh hay súp là những món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của bạn. Khi muốn giảm cân, bạn cũng nên chú ý đến thành phần để nấu chúng.
Súp là một cách bổ sung nước cho cơ thể rất tốt. Các nhà khoa học cho biết có những thành phần giúp tăng cường trao đổi chất mà bạn có thể thêm vào món súp của mình để đốt cháy nhiều calo hơn.
1. Súp lơ
Súp lơ là một trong những loại rau không gây béo nên có trong chế độ ăn lành mạnh.
Súp lơ chứa một chất gọi là glucoraphanin giúp cân bằng lại quá trình trao đổi chất. Nó cũng là một loại rau họ cải giúp giảm lượng mỡ trong máu và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác.
Loại rau này cũng có hàm lượng nước và chất xơ cao, làm tăng khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể bạn. Cách đơn giản để thêm súp lơ và bát súp là xay nhuyễn nó.
2. Tỏi
Video đang HOT
Tỏi là một nguyên liệu nấu ăn không chỉ làm tăng hương vị của thực phẩm mà còn giúp cân bằng lượng đường trong máu và tăng tốc độ trao đổi chất.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn tỏi có thể làm tăng lượng calo đốt cháy trong khi ngăn cản chất béo được cơ thể sản xuất ra. Khi nấu súp, hãy cho tỏi vào để có thể thêm hương vị.
3. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi cùng với các loại rau lá xanh đậm khác như cải xoăn có thể làm tăng sự trao đổi chất do hàm lượng sắt cao vì vận chuyển oxy nhiêu liệu sắt qua các tế bào máu là rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất.
Rau mồng tơi có nhiều xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, tránh được việc ăn quá nhiều.
4. Cà chua
Cà chua là một nguyên liệu làm súp phổ biến. Đây là một trong những thực phẩm chống viêm hàng đầu.
Trong cà chua có chứa leptin – một loại hoóc môn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn, trao đổi chất và giảm cân.
Cũng giàu chất xơ và nước, cà chua sẽ giúp tăng sự trao đổi chất của bạn trong hầu hết mọi công thức nấu ăn. Bạn có thể thêm cà chua vào món canh súp của mình để hỗ trợ việc giảm cân.
Trên đây là 4 nguyên liệu phổ biến và dễ tìm mà bạn có thể thêm vào món canh và súp của mình để việc giảm cân trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đặng Nguyệt
Theo tinnhanhonline
Thừa cân, béo phì, nhiều nguy cơ gây bệnh
Theo các chuyên gia y tế, cả nam lẫn nữ, cơ thể tích mỡ trong bụng và dưới da quanh bụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Anh Quang Huy (43 tuổi) giám đốc một công ty xây dựng ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thường được bạn bè, người quen thân gọi với biệt danh anh Huy béo vì cân nặng hơn 90kg. Nhiều khi nhìn lại mình, mới ngoài 40 mà cơ thể đã "xập xệ", nhất là cái bụng bia quá cỡ, khiến anh không khỏi ngậm ngùi.
"Bà xã tôi cứ càm ràm chồng ngày càng phát tướng lại lười tập thể dục"- anh Huy bộc bạch. Theo anh Huy, lo làm ăn, cậy tuổi trẻ nên không chăm lo sức khỏe. Hai năm nay, cân nặng ngày càng tăng mà sức khỏe thì ngày càng đi xuống. Mới đây, anh đến bệnh viện tầm soát, bác sĩ chẩn đoán anh bị thừa cân, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, khuyên anh phải giảm cân, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cho rằng, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì. Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân, là Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,... Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Theo bác sĩ Lưu Ngọc Trân, một số nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ lại nhiều chất béo bão hòa... Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 - 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.
Bác sĩ Lưu Ngọc Trân cho biết, người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực. Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 - 2 lít/ngày.
Tiến trình thay đổi chế độ ăn diễn ra gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu giúp giảm cân, giai đoạn sau củng cố kết quả. Để đạt được điều này cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động thể lực: vận động cơ thể làm tiêu hao năng lượng, phục hồi chức năng vận động, hô hấp, tạo cảm giác phấn khởi, lành mạnh trong cuộc sống. Cần có chế độ tập luyện phù hợp với từng cá nhân, phải có sự hướng dẫn của chuyên gia thể hình và theo dõi của thầy thuốc để tránh các tai biến do quá sức, chấn thương,...
Bài, ảnh: HẢI TIẾN
Theo baocantho
7 lợi ích không nên bỏ qua của đậu nành non Edamame Đậu Edamame là đậu nành nguyên chất, còn non, có màu xanh lá cây. Đậu Edamame được thu hoạch khi chúng còn non, mềm, xanh và thường được ăn như một món ăn nhẹ giàu protein thực vật. Đậu Edamame giàu chất dinh dưỡng, chất xơ, chống oxy hóa, ít calo, không chứa cholesterol, không có gluten tự nhiên và giàu khoáng chất,...