4 nghề tiềm năng trong lĩnh vực quản trị công nghệ thông tin
Theo đuổi quản trị công nghệ thông tin, bạn có thể làm quản trị mạng, quản trị dữ liệu cơ sở, quản trị web hay kỹ thuật viên công nghệ.
Theo ông Quách Ngọc Xuân, Giám đốc học thuật Đại học trực tuyến FUNiX, khi công nghệ thông tin trở thành hạ tầng của hạ tầng, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên.
Một sản phẩm, dịch vụ công nghệ muốn hoạt động hiệu quả, không chỉ phụ thuộc vào khâu phát triển mà còn ảnh hưởng bởi quá trình vận hành trên thực tế. Bởi vậy, bên cạnh những công việc về phát triển sản phẩm như lập trình viên, chuyên viên phân tích hệ thống, tester… còn có các công việc liên quan tới quản trị, vận hành. Dưới đây là 4 vị trí mà bạn có thể theo đuổi và kiến thức cần có cho từng vị trí.
Các chứng chỉ trực tuyến về khoa học máy tính của Đại học FUNiX.
Quản trị mạng
Công việc chủ yếu của nghề này là quản lý các mạng LAN và WAN của công ty. Quản trị mạng có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên. Trách nhiệm này còn bao gồm cả việc đảm bảo sự hoạt động trơn tru của phần cứng và phần mềm có liên quan đến mạng Internet và Intranet trong công ty. Các nhân viên này chẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng. Một số quản trị mạng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chính sách an ninh mạng.
Để đảm đương vị trí này, các nhà tuyển dụng tại những công ty lớn thường tìm các ứng viên đã có bằng cử nhân, hoặc chứng chỉ được công nhận về khoa học máy tính hay về hệ thống thông tin, bên cạnh đó là kinh nghiệm làm việc thực tế. Các ứng viên có hiểu biết về an ninh mạng và bảo trì mạng được ưu tiên. Các chuyên gia dự đoán, đây là công việc có số lượng việc làm tăng nhanh nhất trong tương lai.
Quản trị cơ sở dữ liệu
Công việc của các nhà quản trị cơ sở dữ liệu là sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả. Thêm vào đó, quản trị cơ sở dữ liệu cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống.
Vị trí quản trị cơ sở dữ liệu thường đòi hỏi bằng cử nhân trong ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin, bên cạnh đó là kinh nghiệm kỹ thuật. Những người có kinh nghiệm làm việc với công nghệ mới, có lợi thế lớn khi tìm kiếm công việc trong ngành này. Ứng viên cũng có thể chuyển những kỹ năng đã có trong một ngành nhất định, như tài chính, sang một ngành nghề mới là quản trị cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này, nhiều người chọn giải pháp học thêm hoặc học trực tuyến về khoa học máy tính.
Quản trị Web
Video đang HOT
Vai trò của người quản trị web là phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của nó. Thông thường, công việc này bao gồm trách nhiệm sao lưu trang web công ty, cập nhật tài nguyên hoặc xây dụng các tài nguyên mới.
Các quản trị web thường tham gia vào việc thiết kế và phát triển trang. Một số khác có nhiệm vụ giám sát lưu lượng truy cập trên trang web và tìm biện pháp để khuyến khích người sử dụng ghé thăm trang. Những người làm ở vị trí này cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập và tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web.
Mentor Quách Ngọc Xuân của ĐH FUNiX cho biết, các nhà tuyển dụng tại công ty công nghệ thường tìm kiếm những ứng cử viên với trình độ cử nhân ngành khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin, có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình phổ biến và phần mềm phát triển web. Trong đó, kiến thức về HTML được xem là thiết yếu. Những người có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm phát triển web như Adobe Illustrator và Adobe Flash thường được ưu tiên tuyển dụng. Các kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt cũng là yếu tố quan trọng cho vị trí này.
Kỹ thuật viên công nghệ
Đây là vị trí chuyên sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính. Vị trí này không thể thiếu tại bất kỳ công ty, tổ chức nào có sử dụng hệ thống máy tính.
Kỹ thuật viên công nghệ có thể làm việc trên các thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Một số kỹ thuật viên có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. Những kỹ thuật viên kinh nghiệm có thể làm việc với các kỹ sư máy tính để chẩn đoán vấn đề và thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đối với các hệ thống phức tạp.
Những công việc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin đem đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đang theo học trong ngành. Điều quan trọng là các ứng viên cần rèn luyện kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Những người đã đi làm hay muốn tìm hiểu về quản trị sản phẩm công nghệ từ sớm, có thể theo học các chứng chỉ về hệ thống thông tin thuộc chương trình đào tạo Kỹ sư phần mềm của Đại học FUNiX. Đây là chương trình đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đào tạo Kỹ sư phần mềm với bằng cấp được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiền Mai
Theo vnexpress.net
5 nghề phù hợp với ngành triển sản phẩm công nghệ thông tin
Chuyên gia phân tích hệ thống, lập trình viên phần mềm, kỹ sư phần mềm... là những nghề mà người yêu công nghệ thông tin có thể theo đuổi.
Nhận định về cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, ông Quách Ngọc Xuân - phụ trách thiết kế nội dung học phần tại Đại học trực tuyến Funix chia sẻ: "Công nghệ thông tin đang thâm nhập sâu rộng vào đời sống. Hiểu đơn giản, công nghệ thông tin sẽ là hạ tầng của các hoạt động kinh doanh, giống như điện. Các phần mềm đó không tự sinh ra mà đều cần nhân lực công nghệ thông tin để xây dựng và vận hành chúng. Đó là lý do khiến nhu cầu của doanh nghiệp với nhân lực ngành này đang trở nên quá tải".
Theo ông Xuân, có thể chia công việc trong ngành công nghệ thông tin thành 2 mảng chính: Phát triển sản phẩm và Vận hành sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là phần cứng, phần mềm hay dịch vụ. Dưới đây là 5 định hướng nghề nghiệp liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm công nghệ thông tin và các yêu cầu để có thể làm việc trong từng vị trí.
Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)
Chuyên gia phân tích hệ thống có nhiệm vụ phân tích các yêu cầu nghiệp vụ, từ đó mô tả thành các yêu cầu đối với hệ thống phần mềm cần xây dựng. Họ tham gia vào những khâu đầu tiên trong hoạt động phát triển hệ thống phần mềm là phân tích và thiết kế trước khi chuyển cho lập trình viên viết mã thành phần mềm. Do đó, vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích nghiệp vụ thực tế đồng thời hiểu về kỹ thuật cần phải áp dụng vào để xây dựng thành phần mềm.
Thông thường, vị trí phân tích hệ thống yêu cầu chứng chỉ chuyên ngành hệ thống thông tin và kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, do đặc thù công việc đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn nên nhiều người làm trong ngành này thực tế tốt nghiệp một chuyên ngành khác trước khi học về công nghệ thông tin.
Lập trình viên phần mềm (Software Developer)
Lập trình viên là người xây dựng các phần mềm máy tính, đồng thời cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Đây là vị trí công việc phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hầu hết lập trình viên làm việc trong công ty gia công phần mềm hoặc công ty viết phần mềm thương mại, tuy nhiên cũng có nhiều lập trình viên làm tại các công ty trong lĩnh vực khác nhưng có nhu cầu phát triển phần mềm phục vụ riêng cho hoạt động của mình.
Xu hướng chuyển dịch những công việc thủ công sang thực hiện bằng máy tính giúp tối ưu hoạt động kinh doanh khiến bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu đối với lập trình viên.
Lập trình viên là công việc phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công việc lập trình về cơ bản yêu cầu bằng đại học về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin. Tuy nhiên, do nhu cầu lớn và lập trình trở thành kỹ năng khá phổ biến, nên nhiều doanh nghiệp chỉ cần ứng viên chứng minh được khả năng và kinh nghiệm mà không cần bằng cấp.
Nhà tuyển dụng thường chú ý đến kinh nghiệm lập trình thực tế thông qua những dự án mà ứng viên đã tham gia. Những lập trình viên kiên nhẫn, suy nghĩ logic và cẩn thận, tỉ mỉ luôn đắt giá. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có khả năng giao tiếp và truyền đạt các thông tin kỹ thuật cho những người chưa biết.
Để làm công việc này, bạn có thể học các chứng chỉ về lập trình và thực hiện một số dự án trước khi ứng tuyển vào các công ty và tập đoàn công nghệ.
Kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm (Tester)
Nhiệm vụ chính của người kiểm thử phần mềm, game là lên kế hoạch kiểm thử, mô tả chi tiết về các tình huống kiểm thử và thực hiện những hoạt động kiểm thử này. Hoạt động kiểm thử nhằm đảm bảo phần mềm đã xây dựng đáp ứng các yêu cầu ban đầu và không xảy ra lỗi.
Công việc này cơ bản không yêu cầu hiểu quá sâu về kỹ thuật lập trình, mà đòi hỏi người làm có khả năng đọc hiểu tốt tài liệu, cẩn thận, tỉ mỉ thiết kế các tình huống có thể xảy ra. Đó là lý do nhiều tester tốt nghiệp những ngành nghề khác công nghệ thông tin. Công việc này cũng phù hợp với các bạn nữ do đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ cao.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writer)
Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, cơ quan Chính phủ hoặc viện nghiên cứu. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu. Khi công nghệ mới liên tục phát triển và mở rộng, nhu cầu về chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật, những người có khả năng truyền đạt kiến thức chuyên môn tới người khác, được kỳ vọng sẽ tăng lên.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật thường phải có bằng cao đẳng về truyền thông báo chí hay tiếng Anh và có chuyên môn hoặc quen thuộc với một lĩnh vực kỹ thuật. Tuy nhiên, cá nhân với kỹ năng viết tốt đôi khi được thuyên chuyển từ những công việc liên quan đến khoa học sang vị trí viết kỹ thuật.
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Kỹ sư phần mềm nhờ được đào tạo bài bản và sâu về khoa học máy tính nên thường có thể làm nhiều công việc trong ngành công nghệ thông tin. Họ có thể nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, phân tích yêu cầu, đưa ra thiết kế kỹ thuật, quản trị dự án phần mềm hay thậm chí có thể trực tiếp lập trình khi cần.
Để trở thành kỹ sư phần mềm, bạn cần học bằng kỹ sư phần mềm. Các trường đại học đào tạo trình độ này trong thời gian 4 đến 5 năm. Với những người đã đi làm hay muốn học bằng kỹ sư phần mềm từ sớm, có thể theo học các chương trình đại học trực tuyến như bằng Kỹ sư phần mềm của Đại học FUNiX. Đây là chương trình đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đào tạo Kỹ sư phần mềm, bằng cấp được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiền Mai
Theo vnexpress.net
'Điểm danh' những nghề dễ kiếm việc Học nghề là một hướng đi để những học sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy tiếp tục con đường học tập và lập nghiệp. Xã hội đang rất cần nhân lực có tay nghề cao. Học sinh Trường trung cấp Công nghệ bách khoa trong một giờ thực hành Hiện nay, số lượng nghề các đơn vị đào tạo khá phong...