4 năm liền viết tự kiểm, con tôi ‘lột xác’ khi gặp cô giáo lớp 5
Con tôi trải qua 5 năm tiểu học với rất nhiều kỷ niệm. Hồi con học lớp 1, cô giáo chủ nhiệm có thâm niên 30 năm đứng lớp ấn tượng về con tới mức thốt lên: ‘Không biết bố mẹ bạn ấy ra sao mà bạn ấy quá nghịch!’.
Minh họa: NGỌC NHI
Con bướng bỉnh, hiếu động, luôn chân tay và nói chuyện như vẹt. Ngay từ học kỳ 2 lớp 1, con thường xuyên mang sổ liên lạc về cho bố mẹ ký, cô thông báo ngắn gọn là con quá nghịch và hay nói chuyện riêng trong giờ học.
Bé hàng xóm học cùng mách với tôi rằng bạn B. nói nhiều, cô nhắc mấy lần bạn vẫn nghịch nên cô bắt lên bảng đứng, có lúc bạn phải ra ngoài hành lang.
Tôi áp dụng đủ biện pháp với con từ nhẹ nhàng khuyên nhủ đến dọa cho nghỉ học và cuối cùng là cho con ăn roi. Tôi vẫn nhớ cảnh mình hét lên tức giận khi con mếu khóc nói phải viết bản kiểm điểm, tôi đánh con túi bụi vì con quá hư.
Thậm chí nhiều lần tôi nói: “Con mà nghịch giặc và nói nhiều thế này, mẹ bảo cô giáo dán băng dính vào miệng”. Ấy thế mà chả ăn thua, con tôi vẫn đâu đóng đấy. Con học tạm ổn nhưng ý thức thì quá tệ.
Video đang HOT
Tôi không trách móc gì cô giáo dạy con vì tôi biết với sĩ số 50 học sinh, cô quay cuồng với chừng ấy em đã đủ mệt. Con tôi nghịch thế làm sao cô không bực?
Cô chủ nhiệm lớp 3, lớp 4 dạy con là giáo viên giỏi cấp huyện. Con tôi vẫn tiếp tục viết nhiều bản kiểm điểm cho 2 năm học này. Tôi gọi điện trao đổi thì cô thở dài ngán ngẩm nói không làm sao “cải tạo” được con tôi.
Cô áp dụng đổi chỗ ngồi liên tục, mấy tháng liền cô xếp con tôi ngồi cùng bạn lớp trưởng học giỏi, gương mẫu cho con tôi bớt nói chuyện thì con tôi với lên bàn trên, quay xuống bàn dưới để cười đùa, trêu chọc các bạn.
Năm lớp 4, trường con tổ chức cho học sinh cả trường đi tham quan, dã ngoại 1 ngày. Con về đến nhà, sụt sịt nói: “Mẹ xin cô cho con đi tham quan đi mẹ, cô nói không cho con đi”.
Tôi gọi điện cho cô, cô bức xúc phê bình con một hồi. Tôi biết con có lỗi nhưng xin cô cho con đi chơi với các bạn, tôi sẽ nhắc nhở, chấn chỉnh con. Cô giao hẹn với con trong 2 tuần nếu con ngoan ngoãn thì cô đồng ý cho con đi chơi, con phạm lỗi tiếp thì phải ở nhà.
Lớp 5, con học cô giáo mới. Lạ một điều là con không phải viết bản kiểm điểm nào mà còn được cô khen mạnh dạn, hay giơ tay xung phong, có tố chất thể thao. Con tự tin, hoạt bát và có ý thức tiến bộ rõ rệt, không thấy sổ liên lạc cô gửi về vì tội “nghịch lắm, nói nhiều” nữa.
Con kể có lần cô gặp con đi bộ dọc đường, cô còn bảo lên xe cô chở đến trường. Con nói con rất quý cô.
4 năm liền viết kiểm điểm đến mức thuộc lòng cách trình bày nhưng con vẫn chứng nào tật ấy. Vậy mà khi cô giáo lớp 5 khen ngợi con thì con tiến bộ rất nhanh.
Đòn roi đối với 1 đứa trẻ không hiệu quả bằng việc khen ngợi và khích lệ, bạn có nghĩ vậy không?
Theo tuoitre
Nên lắp đặt Camera giám sát trong trường học
Vu viêc cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) có hành vi bạo hành học sinh bị phat giac đã khiến nhiêu phu huynh bức xúc khi xem clip cô giáo chủ nhiệm véo tai, đánh vào đầu con mình.
Nêu không co chiêc camera "bí mật" cài trong lơp thi vu viêc co thê đa "chim xuồng", giao viên co hanh vi bao hanh se chôi cai nêu bi truy hoi do thiêu chưng cư.
Cô giáo véo tai học sinh Ảnh cắt từ clip
Không chi vu viêc bạo hanh đôi vơi hoc sinh nêu trên ma thơi gian qua, tinh trạng bạo lực học đường, dâm ô, xâm hại tình dục đối với học sinh hoặc phụ huynh có hành vi xúc phạm, gây thương tích cho giáo viên thường xuyên xảy ra, đặc biệt, là tình trạng gây mất an ninh trật tự trong trường học như học sinh đánh nhau hoặc kéo người lạ vào trường đánh nhau... ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục, gây bức xúc trong dư luận. Sau những vụ việc xảy ra, báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai hoặc giải trình của các bên có liên quan thì có một điểm chung, đó là rất khó kết luận vụ việc một cách chính xác. Lý do, những người liên quan trực tiếp đến vụ việc thì im lặng, né tránh hoặc nói không đúng sự thật; người làm chứng thì trình bày trước sau bất nhất... Do đó, rất khó xử lý vụ việc đúng người, đúng tội.
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc lắp đặt camera giám sát làmột trong những lựa chọn tối ưu của các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông, môi trường... Giúp cho cá nhân, tổ chức kịp thời xử lý các tình huống bất lợi có thể xảy ra, đề ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập, tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý.
Trong trường học cũng vậy, việc lắp đặt camera giám sát là giải pháp quan trọng để giúp giáo viên vàhọc sinh tự điều chỉnh hành vi của mình, xử lý kịp thời, chính xác các vi phạm trong giáo dục và là nguồn chứng cứ quan trọng để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kết luận vụ việc. Đồng thời, camera giám sát sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn vì có thể kiểm tra, giám sát việc học tập, sinh hoạt của con mình trong nhà trường.
Khi vụ việc tiêu cực xảy ra trong nhà trường thì việc trích xuất camera giám sát là nguồn chứng cứ khách quan để giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, khi lắp đặt camera giám sát trong nhà trường thìgiáo viên và học sinh sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy, quy chế của trường, của lớp. Hạn chế xảy ra các hành vi phản giáo dục như dâm ô, xâm hại tình dục đối với học sinh; giáo viên sẽ không dám tát học sinh hoặc cho học sinh uống nước giẻ lau bảng như thời gian qua... Bởi vì, nếu xảy ra hành vi này thìthông qua camera, người giám sát sẽ kịp thời xử lý, ngăn chặn ngay những hành động thiếu chuẩn mực đó để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thiếu chuẩn mực giáo viên, đồng thời đảm bảo niềm tin của phụ huynh đối với nhàtrường... thì việc lắp đặt camera giám sát trong nhàtrường là rất cần thiết, sẽ được đông đảo phụhuynh học sinh đồng tình ủng hộ. Về kinh phí lắp đặt camera giám sát phải được ngân sách nhà nước đảm bảo, nếu các địa phương có khó khăn về kinh phí thìcó thể xã hội hóa việc này bằng cách vận động sự đóng góp của phụ huynh học sinh hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Nếu thực hiện đồng bộ vàquản lý hiệu quả hệ thống camera giám sát trong trường học thì sẽ không còn những vụviệc tiêu cực, phản giáo dục trong nhà trường, góp phần đảm bảo an toàn cho học sinh.
ĐỖ VĂN NHÂN
Theo baovanhoa
Giáo viên hối thúc phụ huynh đóng 4,95 triệu đồng tiền cơ sở vật chất Giáo viên dán thông báo thu tiền cơ sở vật chất của nhà trường ngay trước cửa lớp học đã gây ra sự phản cảm. Ngày 18/9, phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) tiếp tục phản ánh với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh việc phải đóng tiền cơ sở vật...