4 món ăn cực ngon được biến tấu chỉ với coca, hương vị ngon ngọt hấp dẫn không ngờ
Không chỉ là thức uống giải khát, coca còn được biết đến như một nguyên liệu chế biến món ăn mang hương vị đậm đà.
Nguyên liệu:
- 4-5 cái cánh gà
- 1 củ hành tây
- 1/2 lon coca
- 1 thìa xì dầu
- 1 thìa dầu hào
- 1 củ gừng
- 1 nhánh hành lá
- 1 chút muối, tiêu, bột nêm
Cách làm:
Bước 1: Cánh gà rửa sạch sẽ với chút giấm và muối rồi để cho ráo nước, sau đó chặt cánh gà làm 3 đoạn theo các khớp của cánh gà.
Bước 2: Cho cánh gà vào 1 cái bát to, sau đó thêm chút xì dầu, dầu hào, muối, tiêu, bột nêm vào rồi trộn đều, ướp gà khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
Video đang HOT
Bước 3: Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi thái lát mỏng, hành lá thái nhỏ, hành tây thái sợi nhỏ.
Bước 4: Cho chảo lên bếp cùng với dầu ăn, đun nóng dầu thì gắp từng miếng cánh gà vào chảo, chiên đến khi 2 mặt cánh gà xém vàng thì gắp ra đĩa. Làm lần lượt đến khi chiên hết số gà bạn có.
Bước 5: Vẫn sử dụng chảo ấy, cho gừng vào xào thơm lên, sau đó cho hành tây vào xào sơ qua. Tiếp theo, bạn cho cánh gà vào đảo đều, thêm coca vào rồi đậy vung lại, om lửa liu riu.
Bước 6: Om cánh gà như vậy cho đến khi gần cạn nước là được. Thỉnh thoảng bạn mở vung ra, đảo đều cho cánh gà ngấm gia vị nhé!
Bước 7: Trước khi tắt bếp, bạn cho hành lá thái nhỏ lên trên là hoàn thành món ăn.
Bước 8: Xúc cánh gà om coca ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng sẽ ngon hơ
Nguyên liệu:
- 1kg thịt bắp bò
- 2,5cm gừng thái lát
- 5g hạt tiêu; 2 tép tỏi; nhánh hành lá xắ nhỏ (phần màu trắng); 10ml xì dầu; 5g bột ngũ vị hương; 5g bột ớt; 5g bột hạt tiêu; 5g bột thì là; 10g vừng trắng rang
- Nửa lon coca
- 1 gói gia vị gồm: Hoa hồi, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu, quế và lá nguyệt quế
Cách làm:
Bước 1: Thăn bò chia thành các miếng to rồi cho vào nồi nước sạch. Sau đó, thêm gừng, tỏi, hành, hạt tiêu và gói gia vị ướp vào, đun sôi và nấu trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Sau đó, vớt thịt bò ra, để nguội.
Bước 3: Bật bếp, cho xì dầu vào trong chảo, sau đó cho các miếng thịt bò vào. Đảo đều, sau đó, đổ lon coca vào đun sôi trong 5 phút, sau khi nước sốt hơi cạn, thêm bột hạt tiêu, bột ớt, bột thì là, hạt vừng trắng rang vào, trộn đều là được. Khi ăn, thái thịt bò om coca thành các miếng vừa ăn.
Nguyên liệu:
400g sườn heo 1 muỗng cà phê bột canh 2 muỗng cà phê nước mắm 1 muỗng cà phê đường 2 củ hành khô 1 lon coca Ớt, hành lá, tiêu tùy thích Cách làm:- Sườn mua về chặt thành khúc vừa ăn rồi rửa sạch với muối và nước. Cho sườn lên bếp chần với nước sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra rửa sạch lần nữa.- Hành khô bóc vỏ, đập dập rồi cho vào bát, thêm 1 ít nước vào rồi giã lấy nước hành.
- Đợi sườn ráo nước rồi ướp với nước mắm, bột canh, đường, nước hành sao cho phù hợp khẩu vị. Trộn đều nguyên liệu rồi ướp khoảng 15 phút.
- Bắc nồi lên bếp, cho 1 chút dầu vào nồi và cho sườn vào đảo đều. Khi mặt thịt săn lại thì cho coca vào kho.- Đun nhỏ lửa đến khi coca gần cạn thì tắt bếp. 4. Đậu hũ rim coca
Nguyên liệu:
- 1 bìa đậu lớn
- 1/3 lon Coca-Cola
- Hành lá, ớt, hạt tiêu, gừng
- Xì dầu (nước tương)
Cách làm:
Thái đậu thành từng miếng vuông vừa ăn. Nếu thích ăn đậu xốp, bạn cho đậu vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30′ nhé!
Ướp đậu với một chút hạt tiêu.
Thái nhỏ hành lá, ớt tươi và gừng.
Rán đậu vàng đều các mặt rồi chắt hết dầu ăn ra khỏi chảo
Đổ Coca-cola và nêm xì dầu cho vừa ăn. Đun ở lửa vừa cho đến khi Coca cạn một nửa thì cho hành lá, gừng, ớt vào và đun thêm khoảng 5′ nữa.
Cao chằng - Món ăn giản dị của người Tày, Nùng
Trong các loại quà bánh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng, cao chằng là một loại bánh bình dân, có hương vị đậm đà, thanh nhẹ, hợp khẩu vị và được nhiều người ưa thích.
Cao chằng là loại bánh được làm bằng bột gạo, chủ yếu được người Tày, Nùng làm trong những ngày nông nhàn giữa vụ mùa. Bánh được đổ trong khay và cắt thành từng miếng hình chữ nhật. Dưới vết cắt của con dao mỏng, sắc sẽ hiện ra màu bánh trắng ngần, tinh khiết, mịn màng như thạch. Nhìn kỹ, bánh có ba lớp. Các lớp bánh kết dính với nhau làm một nên bánh được gọi là cao chằng (theo tiếng Tày, Nùng, cao chằng nghĩa là bánh có tầng, lớp. Cao chằng còn được gọi là cao sằng, tùy theo cách phát âm). Lớp trên cùng là mặt bánh, nổi bật trên đó là màu sậm của lớp thịt băm nâu đỏ, óng ánh hành mỡ.
Để làm được mẻ bánh cao chằng có độ đàn hồi, dẻo và dai thì nguyên liệu quan trọng nhất là gạo. Gạo để làm bánh phải chuẩn bị sẵn từ trước, đó là loại gạo tẻ hạt đã già, mẩy, trắng, thơm. Sau khi chọn được loại gạo tốt, người ta đem gạo ngâm qua đêm với nước ấm cho hạt gạo ngậm nước, vo đãi sạch rồi đem xay trong cối đá thành bột nước sền sệt (ngày nay, nhiều người chuyển sang dùng máy xát).
Bớt ra một chút bột sống để riêng, số bột còn lại được pha thêm nước lã cho loãng ra rồi mang đun sôi, quấy cho tới khi bột gần chín thì bắc ra. Mang phần bột gần chín này hòa với phần bột sống để riêng trước đó thành thứ bột nửa sống nửa chín, đặc sánh. Đây là kỹ thuật pha chế bột đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm, khéo léo bởi nếu pha chế không đúng hoặc không chuẩn, bánh sau khi đem hấp sẽ bị bở, nát, không thành hình. Trong khoảng thời gian khuấy bột, có thể nêm thêm một chút muối, mì chính cho bột bánh có vị ngon.
Phần nhân bánh cao chằng làm từ thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, phi thơm rồi cho thịt vào xào cùng. Xào cho đến khi thịt săn lại, thơm nức mùi hành mỡ thì tắt bếp.
Bánh cao chằng.
Bột bánh khi đem hấp là công đoạn cầu kỳ nhất, bởi bánh phải hấp làm ba lần. Khuôn bánh là chiếc khay nhôm sâu lòng, to bằng khoảng cái mâm thau nhỏ. Đổ vào khuôn một lớp bột dày chừng đốt ngón tay, đem hấp cách thủy 10 phút đến khi bánh chín, lại múc bột đổ thêm vào khay một lớp nữa rồi hấp tiếp. Bánh vừa chín tới thì thêm vào lớp bột thứ ba, mỏng hơn, lại hấp cho đến khi chín. Lớp bột thứ ba này có trộn nhân thịt băm, chế thêm chút xì dầu (nước tương) cho có màu. Lớp bột cuối cùng được ví như là nhân bánh và là lớp áo bánh. Bánh có đẹp hay không phụ thuộc vào khâu tráng bột thứ ba.
Cuối cùng, sau khi bánh đã được hấp chín, để nguội trong khuôn rồi cắt thành từng miếng đem xếp ra đĩa. Khi xếp bánh có thể rắc thêm ít thịt băm, chút lạc rang giã dập, ít hành lá, ít rau mùi thái nhỏ lên mặt bánh để tăng hương vị và làm cho miếng bánh trở nên hấp dẫn hơn. Sở dĩ phải hấp bánh thành từng lớp như vậy vì bánh khá dày, hấp làm một lần sẽ không chín đều hoặc bị nát, mất ngon.
Bánh cao chằng ăn chấm với nước tương hoặc nước canh xương hầm tùy thuộc vào từng địa phương. Miếng bánh mềm, vừa dẻo, vừa dai, có vị bùi của bột gạo, lật sật nhân thịt băm, thơm ngậy mùi hành mỡ, rau mùi. Đặc biệt là vào những ngày lạnh giá, được ăn một bát bánh cao chằng với nước canh nóng hổi bạn sẽ thấy hương vị càng thơm ngon, hấp dẫn.
Thơm bùi xôi hạt dẻ Xôi là món ăn quen thuộc với mỗi gia đình. tại các chợ phiên thường xuất hiện món xôi hạt dẻ thơm, dẻo, ngọt. Xôi hạt dẻ Để món xôi hạt dẻ ngon, chuẩn vị và có màu sắc bắt mắt thì khâu chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Gạo nếp được chọn đồ xôi phải là loại gạo hạt đều,...