4 lý do khiến nhiều du học sinh không muốn ở lại Australia làm việc

Theo dõi VGT trên

Chính phủ Australia tăng thời gian lưu trú nhằm thu hút sinh quốc tế ở lại làm việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, nhiều lý do khiến du học sinh không muốn ở lại.

4 lý do khiến nhiều du học sinh không muốn ở lại Australia làm việc - Hình 1

Nhiều sinh viên quốc tế không muốn ở lại Australia làm việc sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Pexels.

Theo Conversation, sinh viên quốc tế đang đổ về các trường đại học tại Australia. Dự kiến năm 2023, lượng sinh viên nước ngoài đạt đến mức kỷ lục tại nước này.

Đây là tin tốt đối với các trường đại học và các nhà tuyển dụng Australia. Một phần trong kế hoạch của chính phủ nước này là thu hút sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp.

Gần đây, ông Jason Clare – Bộ trưởng GD&ĐT Australia – tuyên bố sinh viên quốc tế có bằng cử nhân tiếp tục được ở lại nước này 4 năm thay vì 2 năm như quy định trước đây. Tuyên bố này nhằm thu hút lực lượng lao động có kỹ năng, giải quyết tình trạng khủng hoảng nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giảng dạy, khách sạn và kế toán.

Tuy nhiên, Conversation cho rằng những thay đổi chính sách trên là không đủ, còn nhiều lý do khác khiến sinh viên quốc tế không muốn ở lại Australia làm việc sau khi tốt nghiệp.

Không phải sinh viên nào ra trường cũng có việc làm

Sau khi tốt nghiệp, trong số những sinh viên quốc tế ở lại Australia, đến 1/3 sinh viên tiếp tục thất nghiệp trong 6 tháng.

Tỷ lệ việc làm toàn thời gian dành cho cử nhân quốc tế cũng luôn thấp hơn so với cử nhân trong nước. Ví dụ, năm 2021, tỷ lệ việc làm toàn thời gian của cử nhân quốc tế là 43%, trong khi đó, con số này đối với cử nhân trong nước là 68,9%.

Nhiều sinh viên du học tự túc cho biết họ cảm thấy căng thẳng và chịu áp lực tài chính khi chi phí sinh hoạt tăng cao, đồng thời phải hỗ trợ tài chính cho gia đình.

Video đang HOT

4 lý do khiến nhiều du học sinh không muốn ở lại Australia làm việc - Hình 2

Sau khi tốt nghiệp, 1/3 du học sinh ở lại Australia tiếp tục thất nghiệp trong 6 tháng. Ảnh: Conversation.

Tiền lương ít hơn

Sinh viên quốc tế mất nhiều thời gian để tìm được công việc đúng ngành học và có mức lương cao. Nhiều người cho biết họ đang làm những công việc không liên quan đến chuyên ngành của họ với mức lương thấp.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra ngay cả khi sinh viên quốc tế tìm được công việc đúng ngành, so với sinh viên trong nước, họ vẫn kiếm được ít hơn 20%.

Thiếu cơ hội trải nghiệm

Một lý do khác khiến sinh viên quốc tế khó kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp là cơ hội thực tập, trải nghiệm việc làm bị hạn chế trong thời gian học đại học.

Đại dịch kéo dài thúc đẩy việc học trực tuyến, kéo theo cơ hội việc làm hoặc thực tập trở nên khan hiếm. Năm 2022, nhiều trường đại học bắt đầu tổ chức lại các đợt thực tập. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã hoàn thành chương trình học của mình mà không trải qua quá trình này.

Theo Conversation, rất ít sinh viên quốc tế có các mối quan hệ tại Australia để tìm kiếm cơ hội làm việc. Họ cũng có xu hướng không hiểu rõ môi trường và văn hóa làm việc tại các công ty của Australia – những điều chỉ có thể tìm kiếm khi đi thực tập. Chính vì vậy, khi ra trường, kinh nghiệm làm việc của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình xin việc tại nước này.

Nhà tuyển dụng do dự

Theo một báo cáo vào năm 2020 của Đại học Deakin (Australia), các nhà tuyển dụng của nước này do dự khi thuê sinh viên quốc tế có thị thực tạm thời. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các nhà tuyển dụng Australia ưu tiên những người có thường trú nhân bởi những người này có nhiều khả năng ở lại, đáng để tuyển dụng và đầu tư đào tạo.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng nghĩ rằng họ sẽ phải chi trả cho cử nhân quốc tế mức lương cao hơn. Đồng thời, họ mất nhiều chi phí để đào tạo những người này hiểu được văn hóa làm việc của Australia.

Một nhà tuyển dụng cũng lầm tưởng ngôn ngữ sẽ là rào cản. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng tất cả sinh viên quốc tế tốt nghiệp đại học cần đáp ứng được trình độ tiếng Anh tối thiểu để được nhận vào trường.

Đôi khi, các nhà tuyển dụng nghĩ sinh viên quốc tế không phù hợp với văn hóa của họ. Nhưng, sự phù hợp về văn hóa chỉ là một yếu tố được cân nhắc khi tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng đang lấy lý do này để phân biệt đối xử với các cử nhân quốc tế.

Nên làm gì?

Conversation nhận định sinh viên quốc tế là nguồn lực đáng tin cậy, có giá trị về năng suất và sự đa dạng nơi làm việc – yếu tố cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Họ có các bộ kỹ năng, ý tưởng, thái độ và hiểu biết văn hóa khác nhau. Điều này giúp các công ty mở rộng cách thức hoạt động.

Vì vậy, việc tăng thời gian cho sinh viên quốc tế ở lại Australia không phải là biện pháp giải quyết. Họ cần hỗ trợ nghề nghiệp tốt hơn trước và sau khi tốt nghiệp. Điều này bao gồm các vị trí việc làm, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn và xin việc. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng cần hiểu rõ hơn về khả năng của cử nhân quốc tế và lợi ích đem lại khi tuyển dụng họ.

Australia: Sinh viên bỏ học đi làm thêm

Các trường đại học Australia cảnh báo số lượng sinh viên nghỉ học để làm thêm do áp lực từ lạm phát và công việc bán thời gian ngày một tăng.

Australia: Sinh viên bỏ học đi làm thêm - Hình 1

Du học sinh Australia làm thêm bán thời gian.

Nếu tình hình trên kéo dài, không chỉ việc học tập bị ảnh hưởng, sinh viên sẽ không thể tốt nghiệp đúng kế hoạch.

Theo quan sát của ban giám hiệu các trường đại học Australia, nhiều sinh viên trong nước lẫn nước ngoài làm thêm quá sức, dẫn đến nguy cơ thi trượt, không hoàn thành chương trình học. Từ đó, thời gian học kéo dài, các khoản nợ học phí cũng "phình to".

Vấn đề này hiện đang gây ảnh hưởng nhiều nhất cho sinh viên quốc tế sau khi Chính phủ Australia nới lỏng quy định giới hạn giờ làm thêm của du học sinh trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế vào đầu năm 2022.

Cụ thể, do thiếu hụt lực lượng lao động, du học sinh Australia không còn bị giới hạn làm thêm 40 giờ/2 tuần (hay 20 giờ/tuần). Sinh viên vẫn phải đảm bảo tiến độ học tập dù được linh hoạt về số giờ làm thêm.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Swinburne, bà Pascale Quester, cho biết quá chú tâm vào việc làm thêm khiến sinh viên ở Australia đến từ các quốc gia thu nhập thấp rơi vào tình thế nguy hiểm.

"Theo quan điểm của sinh viên, kiếm tiền và gửi tiền về nhà là nghĩa vụ và đạo đức. Nhưng vì làm thêm quá nhiều, các em sẽ không thể tiến bộ trong học tập. Thậm chí, đánh mất học bổng giáo dục của mình", bà Quester cho biết.

Bên cạnh đó, do dịch Covid-19, các trường đại học đã nới lỏng quy định học tập cho sinh viên quốc tế như cho phép các em hoàn thành ít nhất 75% thời gian học tập trong mỗi học kỳ.

Với quy định này, sinh viên vẫn phải hoàn thành chương trình học, nhưng có thể sắp xếp thời gian học linh hoạt. Chính vì vậy, nhiều sinh viên đã chểnh mảng trong những học kỳ đầu và dồn hết số môn học còn nợ, còn thiếu trong các kỳ học cuối cùng.

Phó Hiệu trưởng Quester đánh giá hành vi học tập trên sẽ khiến nhiều sinh viên phải trả giá đắt, thậm chí đánh đổi bằng những khoản tiền khổng lồ. "Sinh viên mong muốn được đi làm và trải nghiệm thực tế là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu không sắp xếp thời gian hợp lý, các em chỉ thu về những khoản nợ như nợ môn, nợ học phí...", bà Quester nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với GS Quester, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Wollongong, bà Patricia Davidson, cho biết trường đã tiến hành khảo sát sinh viên ngành Điều dưỡng trong năm 2022.

Kết quả cho thấy, nếu sinh viên ở Australia làm thêm quá nhiều giờ, dù là lâm sàng nâng cao kỹ năng, điểm số của các em cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề càng phổ biến trong bối cảnh lạm phát khiến nhiều sinh viên không đủ tiền mua xăng hay nhu yếu phẩm và phải tăng thời gian làm thêm.

Ngoài ra, sau dịch Covid-19, nhiều sinh viên ở Australia lựa chọn làm thêm thay vì đi học để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Khi các em còn bận rộn với việc kiếm tiền, sẽ rất khó thuyết phục các em trở lại trường học.

Trước tình hình trên, các chuyên gia giáo dục kêu gọi các trường đại học Australia, chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế, mở rộng dịch vụ hỗ trợ, học bổng... Giảng viên cải thiện, xây dựng chương trình đào tạo hấp dẫn, thu hút sinh viên và tích cực nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi diễn viên Vbiz để lộ "tín vật định tình" giữa nghi vấn đang hẹn hò?Cặp đôi diễn viên Vbiz để lộ "tín vật định tình" giữa nghi vấn đang hẹn hò?
06:50:21 17/01/2025
Sốc: Thủ môn 16 tuổi qua đời thương tâm sau khi dùng cả thân người cản phá phạt đềnSốc: Thủ môn 16 tuổi qua đời thương tâm sau khi dùng cả thân người cản phá phạt đền
08:18:21 17/01/2025
Chu Thanh Huyền "mỏ hỗn" với mẹ Quang Hải, bị mẹ chồng chỉnh đốn ngay trên livestreamChu Thanh Huyền "mỏ hỗn" với mẹ Quang Hải, bị mẹ chồng chỉnh đốn ngay trên livestream
08:01:51 17/01/2025
Hàng triệu người cầu mong Triệu Lộ Tư đừng khoẻ lại, chuyện gì đây?Hàng triệu người cầu mong Triệu Lộ Tư đừng khoẻ lại, chuyện gì đây?
08:09:58 17/01/2025
Á hậu Phương Nhi: Tôi bị thu hút bởi người có ý chí cầu tiến và tham vọngÁ hậu Phương Nhi: Tôi bị thu hút bởi người có ý chí cầu tiến và tham vọng
06:53:46 17/01/2025
Từ vị giám đốc thành bảo vệ sau vụ oan sai gần 1 thập kỷTừ vị giám đốc thành bảo vệ sau vụ oan sai gần 1 thập kỷ
07:49:32 17/01/2025
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là saiCông an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai
08:02:50 17/01/2025
Gặp gỡ anh chàng Việt Nam đánh pickleball 10 tiếng/ngày, khiến cộng đồng mạng thích thú với phong cách chơi có 1-0-2Gặp gỡ anh chàng Việt Nam đánh pickleball 10 tiếng/ngày, khiến cộng đồng mạng thích thú với phong cách chơi có 1-0-2
08:02:04 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đêm đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc tại cơ sở giam giữ

Đêm đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc tại cơ sở giam giữ

Thế giới

13:08:54 17/01/2025
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã trải qua đêm đầu tiên tại cơ sở giam giữ sau khi ông bị bắt hôm 15/1. Một số nguồn tin tiết lộ, Tổng thống Yoon bị giam giữ một mình trong phòng chờ dành cho nghi phạm, một khu vực rộng 19m2 là nơi tạm giam n...
Kinh hoàng trâu điên kéo lê chủ nhân, húc văng cả người vợ đang cố gắng giải cứu: Con gái bất lực bật khóc khi xem lại camera

Kinh hoàng trâu điên kéo lê chủ nhân, húc văng cả người vợ đang cố gắng giải cứu: Con gái bất lực bật khóc khi xem lại camera

Netizen

13:08:10 17/01/2025
Khi đang dắt trâu đi ăn thì con trâu nổi điên kéo lê gia chủ. Khi người vợ chạy đến giải cứu thì bất ngờ bị húc văng một đoạn dài sang bên kia đường.
Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua

Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua

Lạ vui

13:05:31 17/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) xôn xao clip ghi lại cảnh một chiếc G63 đi cày ruộng thay trâu. Điều này khiến ai nấy bật cười, và tò mò: lý do nào để gia đình này lấy chiếc xe hơi tiền tỷ đi làm đồng vậy?
Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sai lầm ngày Tết là mang tặng 5 loại hoa này: Chắc chắn bị chê EQ thấp!

Sáng tạo

12:32:07 17/01/2025
Khi tặng hoa trong dịp đầu xuân năm mới, bạn không nên chọn những loài hoa kém may mắn hoặc có ý nghĩa không tốt đẹp, vì sẽ dễ làm phật lòng người nhận, đồng thời bản thân còn bị đánh giá là thiếu tinh tế
Nhan sắc gây chú ý của vợ Hồ Tấn Tài qua cam thường, sau nhiều lần thẩm mỹ gương mặt thế nào?

Nhan sắc gây chú ý của vợ Hồ Tấn Tài qua cam thường, sau nhiều lần thẩm mỹ gương mặt thế nào?

Sao thể thao

12:26:55 17/01/2025
Hậu vệ Hồ Tấn Tài gặp chấn thương trong trận bán kết của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Sau giải đấu, Tấn Tài được thực hiện phẫu thuật chấn thương dây chằng tại TP.HCM.
Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Game Tam Quốc mới lộ tình tiết gây sốc, nam chính có thể "thân mật" với mọi nhân vật, kể cả Trương Phi

Mọt game

12:26:51 17/01/2025
Chắc chắn, Dynasty Warriors Origins đang là chủ đề hot nhất của ngày hôm nay khi 17/1 cũng là thời điểm mà tựa game Tam Quốc này được ra mắt trên Steam.
Màn comeback của IVE không như trông đợi

Màn comeback của IVE không như trông đợi

Nhạc quốc tế

12:11:01 17/01/2025
Kể từ lần trở lại với HEYA, IVE đã mất vía Perfect All-Kill, thành tích nhạc số nội địa ổn định, nhưng không còn bùng nổ như 2 năm 2022 - 2023.
Dispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tình

Dispatch mở bát 2025: Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz mang thai con ngoài giá thú với đạo diễn U70 sau 10 năm ngoại tình

Sao châu á

12:07:05 17/01/2025
Sau 1 thập kỷ bên nhau bất chấp mọi lời gièm pha, Kim Min Hee và đạo diễn Hong Sang Soo - cặp tình nhân bị ghét nhất showbiz Hàn được tiết lộ đã có tin vui.
Thêm một món ăn quen thuộc ở Việt Nam khiến cầu thủ Xuân Son khen không ngớt lời

Thêm một món ăn quen thuộc ở Việt Nam khiến cầu thủ Xuân Son khen không ngớt lời

Ẩm thực

11:14:54 17/01/2025
Ngoài món bánh chuối chiên, món cá kho thịt ba chỉ là một trong những món ăn đậm chất Việt mà cầu thủ Nguyễn Xuân Son đặc biệt yêu thích.
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa

Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa

Pháp luật

11:06:06 17/01/2025
Ngày 17/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?

Tình tin đồn của Rosé (BLACKPINK) lộ loạt ảnh gây sốc: Hút cần sa, hôn đồng tính?

Sao âu mỹ

10:49:07 17/01/2025
Sáng 16/1, tờ Kbizoom đưa tin, nam diễn viên người Mỹ vừa bị khui loạt khoảnh khắc gây sốc ngày trước, khiến cộng đồng mạng tranh luận nảy lửa.