4 lưu ý khi nướng thịt bằng bếp hồng ngoại giúp món thịt nướng thơm ngon
Thay vì nướng thịt bằng bếp than, bếp cồn,… sử dụng bếp hồng ngoại để nướng thịt sẽ an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.
Cùng chuyên mục Mẹo vào bếp bỏ túi ngay 4 lưu ý khi nướng thịt bằng bếp hồng ngoại để giúp món thịt nướng của bạn thơm ngon hơn nhé.
1 Nên tẩm ướp thịt trước khi nướng
Do bề mặt của bếp hồng ngoại là nơi tập trung nhiệt chủ yếu nên rất nóng. Vì vậy, khi nướng thịt bạn cần bật bếp trước để luồng nhiệt nóng đều mặt bếp hoặc vỉ nướng để tránh làm thịt bị khô cháy, chín không đều.
Trước khi thịt đem nướng, bạn cần tẩm ướp gia vị và đặc biệt bạn nên thêm một chút dầu ăn hoặc dầu ô liu trước và trong khi nướng, quét đều lên thịt để tránh tình trạng thịt bị khô.
Như vậy, thịt sẽ có độ bóng thơm, giòn vàng bên ngoài và mềm mại bên trong. Khi đó, thịt sẽ không bị dính chặt vào vỉ nướng, giúp vệ sinh bếp dễ dàng hơn.
2 Cần nướng thịt theo đúng trật tự
Đối với thịt gần chín thì bạn để ra ngoài rìa bếp, thịt còn sống hay mới cho lên thì để ở giữa bếp. Như vậy sẽ đảm bảo lượng nhiệt phù hợp nhất để nướng giúp thịt chín đều, không bị cháy.
Để thịt chín có màu vàng đẹp bắt mắt, bạn cần thường xuyên trở đều các miếng thịt.
Khi chế biến các món nướng khác trên cùng một bếp, bạn nên phân loại các nguyên liệu khác nhau ra, để tránh việc lẫn vào nhau và mất đi hương vị của thịt.
Video đang HOT
3 Không nên để công suất cao nhất khi sử dụng bếp hồng ngoại
Hầu hết các loại bếp hồng ngoại đều có công suất cao (2000W) nên nếu sử dụng công suất quá cao khi nướng thì có khả năng làm cháy thịt. Món nướng của bạn có thể trở nên cháy khét nếu bạn không kiểm soát được nhiệt độ.
Không sử dụng tay trực tiếp để lấy thịt mà nên sử dụng đũa hoặc kẹp gắp để đảm bảo an toàn, tránh bị bỏng.
4 Sử dụng khay nướng hoặc vỉ nướng
Để hạn chế việc chạm tay vào vùng nấu gây bỏng, bạn có thể sử dụng các loại khay nướng hoặc vỉ nướng. Cách dùng vỉ nướng khá tiện dụng, giúp bạn dễ dàng lật hoặc lấy thức ăn ra ngoài.
Món nướng thật là ngon!
Món nướng dễ làm, dễ thực hiện. Chỉ cần khéo léo một chút là bạn sẽ khiến cả nhà phải ngạc nhiên với các món ăn này.
Tôm nướng ngũ vị
Tôm nướng ngũ vị là món ăn ngon, bổ dưỡng. Từ tôm người ta có thể chế biến ra thành nhiều món nướng và mỗi món nướng lại mang một hương vị đặc trưng riêng. Nhưng món tôm nướng ngũ vị luôn được nhiều người yêu thích hơn cả bởi vị ngọt thanh khiết của thịt tôm quyện với hương thơm của tỏi, xả, dầu hào, nướng vừa chín tới sẽ làm nên mùi vị vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
500g tôm, tỏi, sả cây, bột gà, dầu hào, ớt, muối, tiêu bột, đường, dầu ăn.
Thực hiện:
Tôm sơ chế sạch, bóc vỏ rửa sạch rồi khía một đường ở sống lưng. Tỏi, hành khô, sả, ớt băm nhỏ trộn cùng bột gà, dầu hào, muối, tiêu bột để tạo thành hõn hợp nước sốt. Cho tôm vào nước sốt ướp trong khoảng 5 - 8 phút, để tôm ngấm đều các gia vị rồi phết dầu vào tôm và nướng khoảng 5 phút là được.
Thưởng thức:
Tôm nướng xong có màu vàng óng, dậy mùi thơm của hỗn hợp tỏi, sả, hành khô, dầu hào. Dùng que xiên tôm vào và bày ra đĩa. Để món ăn thêm phần hấp dẫn có thể dùng thêm nước sốt, ớt bột, quế, hoa hồ trang trí xung quanh. Món này thường ăn kèm dưa chuột trộn cà rốt chua ngọt, hoặc rau ghém như xà lách, rau mùi. Có thể dùng làm món chính ăn với cơm trắng.
Bò nướng ống tre
Ai đã từng đến nhà hàng Ba Miền của Khách sạn Hilton Hanoi Opera hầu như đều đã thưởng thức món thịt bò nướng ống tre. Nhiều người ăn một lần thấy mê rồi liên tục quay lại, thậm chí còn giới thiệu bạn bè cùng đến thưởng thức và tự hào vì mình là người khám phá. Đây là món ăn rất quen thuộc của người Việt và thường có mặt trong các bữa ăn gia đình và cả trong các bữa tiệc sang trọng.
Nguyên liệu:
180g thịt bò, ống tre: 2 ống cao 7cm, tỏi, ớt tươi, hành khô, sả củ, nước mắm, đường, tiêu, bột gà, dầu hào, dầu xì đen.
Thực hiện:
Thịt bò fillet tươi, thái thành từng lát mỏng. Băm nhỏ các loại gia vị như sả, hành khô, hành hoa, ngũ vị hương, tỏi, ớt, hạt tiêu, bột gà... rồi phi thơm bằng dầu hành sau đó mới đem ướp vào thịt khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch ống tre, cho vào lò hâm nóng rồi nhồi thịt bò đã tẩm ướp vào và tiếp tục nướng trong khoảng 10 phút. Sự hòa quyện giữa thịt bò cùng nhiều loại gia vị sẽ tạo hương thơm ngon, đậm đà cho món ăn.
Thưởng thức:
Món bò nướng ống tre ăn kèm với rau mùi và thơm. Cầu kỳ hơn bạn có thể nạo dừa tươi, chiên vàng ăn cùng sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, thơm thơm của món bò nướng.
Cá nướng lá chuối
Cá nướng lá chuối là món ăn dân dã mang hương vị đồng quê. Cá nướng vàng ươm quyện với hương thơm của lá chuối tạo nên mùi vị đặc trưng của món ăn. Món này rất thích hợp để bạn chiêu đãi bạn bè và người thân. Cá nướng lá chuối là món ăn ngon được nhiều người Việt ưa chuộng và cũng đặc biệt hấp dẫn với khách quốc tế.
Nguyên liệu:
170g cá vược hoặc cá quả, giềng, nghệ tươi, gừng, hành khô, sả cây, đường, nước mắm, tiêu bột, bột gà, dầu điểu, lá chuối.
Thực hiện:
Cá sơ chế sạch, cắt cá thành các miếng nhỏ mỗi miếng khoảng 55g, rồi rửa sạch để ráo nước. Xay nhỏ giềng, nghệ, hành khô, sả cây vắt lấy nước. Tẩm ướp cá với nước giềng, gừng, hành khô, sả, nghệ, nước mắm, bột gà, tiêu muối, đường. Để khoảng 10 phút cho thịt cá ngấm đều các gia vị, rồi cho thêm chút dầu điều vào cho có màu vàng tươi. Lá chuối cắt dọc theo thớ 4x40. Làm nóng chảo, cho 1 ít dầu ăn nướng cá chín khoảng 80 phần trăm. Sau đó dùng lá chuối cuộn lại và cho vào lò nướng tiếp cho tới khi cá chín tới. Phết một chút dầu lên lá chuối cho bóng đẹp.
Thưởng thức:
Món cá nướng lá chuối rất thích hợp khi bạn ăn kèm với bún và các loại rau ghém như xà lách, đinh lăng, diếp cá cùng nước chấm vị chua cay mặn ngọt.
Nên làm hàu nướng bằng nồi chiên không dầu, lò nướng hay lò vi sóng? Nồi chiên không dầu, lò nướng hay lò vi sóng hiện nay đang là vật dụng nhà bếp mà được nhiều gia đình ưa chuộng bởi vì sự đa năng và tiện lợi. Nhưng để làm món hàu nướng thì nên dùng máy nào nhỉ, nếu bạn đang băn khoăn thì hôm nay chuyên mục Mẹo vào bếp của giúp bạn so sánh...