4 lỗi sai be bét mẹ nào cũng mắc khi tắm cho trẻ vào mùa hè
Nhiều bé bị cảm lạnh, nôn trớ sau khi được mẹ tắm rửa, đó là do mẹ đã mắc một số lỗi sai dưới đây.
Dưới đây là một số lỗi sai nhiều mẹ thường mắc khi tắm cho bé vào mùa hè.
1. Tắm cho bé mỗi ngày
Một số phu huynh cho rằng nên tắm rửa cho trẻ thật thường xuyên để vi khuẩn, vi rút không thể xâm nhập cơ thể trẻ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh rất “sạch” và ít mồ hôi. Vì vậy, mẹ không cần thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày. Hơn nữa, mẹ nên chú ý lựa chọn sữa tắm có tính kiềm cho trẻ. Vì sử dụng sữa tắm sẽ làm thay đổi độ pH trên da trẻ, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, vi khuẩn thích hợp có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé. Do đó, các phụ huynh không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày. Vào mùa hè nóng bức, bạn có thể tắm cho bé mỗi ngày một lần hoặc hai ngày mỗi ngày nếu thời tiết lạnh. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể tắm cho bé 3 ngày 1 lần.
2. Tắm quá lâu
Để con được sạch sẽ, nhiều mẹ thường tắm bé trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Tắm cho trẻ quá lâu không chỉ làm mất nước trên da của bé, khiến da của trẻ khô hơn mà còn làm bong tróc da, ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Tốt nhất, bạn nên tắm cho trẻ trong thời gian 10 phút. Với bé dưới 1 tháng tuổi, bạn nên tắm trong thời gian 5 phút. Trẻ càng lớn, bạn có thể tắm lâu hơn nhưng không nên tắm quá lâu.
3. Nhiệt độ nước tương đối cao
Nhiều bậc phụ huynh thường không đo chính xác nhiệt độ nước tắm cho trẻ mà thường chỉ cảm nhận bằng tay. Họ cũng chỉ cảm nhận nhiệt độ nước ở bề mặt chậu trong khi nhiệt độ nước ở mặt chậu và đáy chậu là khác nhau. Nếu nhiệt độ nước quá cao bé có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị bỏng. Do đó, mẹ cần đo chính xác nhiệt độ nước tắm của bé bằng nhiệt kế. Cần lưu ý rằng mức nhiệt độ nước tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là 38 ~ 40 C và nhiệt độ nước cần được cảm nhận bởi lòng bàn tay.
Video đang HOT
4. Cho bé ăn ngay sau khi tắm
Bạn không nên cho trẻ bú trước khi tắm. Cho trẻ bú trước khi tắm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và cho trẻ bú sau khi tắm cũng vậy. Sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên của bé giãn ra dẫn đến việc cung cấp máu trong cơ thể của bé giảm. Lúc này, nếu mẹ cho bé ăn ngay sẽ khiến máu được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức khiến nhiệt độ trong cơ thể bé sẽ giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Do đó, sau khi tắm, bạn không nên cho bé ăn ngay. Thay vào đó, sau khi tắm, bạn nên cho bé uống một chút nước ấm.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Con ngạt mũi mãi không khỏi, mẹ Sài Gòn kinh hãi khi thấy dị vật này liên tiếp chui ra từ mũi con
Vẫn chưa hoàn hồn sau khi lấy dị vật ra khỏi mũi con, mẹ Sài Gòn hoảng hốt khi ngay tối hôm đó, bé hỉ mũi mạnh lần nữa thì lại văng ra thêm một dị vật khác.
Trẻ con luôn rất hiếu động, tò mò. Chính vì thế mà cha mẹ phải cực kì sát sao theo dõi con cái mình nếu không vô tình trẻ sẽ tự gây ra những tai nạn không lường trước được, như trường hợp của chị Lê Hà (27 tuổi, đến từ Sài Gòn) dưới đây.
Nhắc lại chuyện này chị Hà vẫn không khỏi sợ hãi khi phát hiện ra con gái mình là bé Na (2 tuổi rưỡi) đã nhét nguyên một hạt cườm vào trong lỗ mũi mà không ai hay suốt mấy ngày liền, câu chuyện đáng sợ này đã được chị Hà chia sẻ trong một nhóm kín để cảnh báo các mẹ khác như sau:
Những chia sẻ của chị Hà trên một hội nhóm dành cho mẹ và bé.
"Hết hồn hết vía thật sự các mẹ ạ! Hai hôm nay bé nhà em bị cảm cúm ho sổ mũi. Sổ mũi qua ngày hôm nay thì chuyển qua hơi nhớt đặc rồi. Em mới bảo bé hỉ mạnh ra để cho sạch trong lỗ mũi để lau luôn chứ cứ sụt sịt hoài. Bé hỉ mạnh hai phát mình thấy lòi lòi cái gì đen đen trong lỗ mũi tưởng gỉ mũi đã khô lâu ngày nên móc ra mà móc hoài không được. Bảo bé hỉ mạnh nữa thì lòi ra vậy em giật mình. Mạnh dạn móc ra mà viên này nó cứng lại to hơn cả lỗ mũi bé... Sau một hồi loay hoay bóp lỗ mũi con đỏ hoe mới lấy ra được.
Thật sự không biết bé chơi kiểu gì mà bị một viên to vậy nhét vào lỗ mũi mà bé không khó chịu hay có biểu hiện gì khó chịu ở mũi để mình biết cả.
Không lẽ bé tự lấy nhét vào lỗ mũi bé? Mà bình thường bé mình biết mách rồi. Có gì rơi vào mũi miệng mà do chính tay làm hoặc người ta cho vào là nó mách rồi. Hoang mang ko biết sao. Cũng may là không có biến chứng gì và phát hiện sớm".
Cận cảnh nguyên một hạt cườm trong mũi bé Na
Khi nhìn thấy hạt cườm chui ra từ trong mũi con, chị Hà đã vô cùng hoảng hốt, điều đáng sợ nhất đó chính là không ai biết dị vật này đã ở trong mũi bé bao lâu, vì Na không hề có biểu hiện lạ hay đau đớn gì cả, chỉ khi chị Hà thấy con mình cảm cúm ho nhiều rồi sổ mũi nên mới bảo con xì mũi để lau thì mới phát hiện sự thật động trời này. Sau một hồi run tay không lấy được chị Hà liền bảo bé nằm im nhắm mắt và kêu cả hàng xóm qua để một người giữ, một người bóp mũi khều một lúc mới ra.
"Mình nghĩ viên này đã nằm sâu trong mũi bé mình ít nhất là một ngày rồi. Có thể là lâu hơn. Sổ mũi hai hôm rồi hôm nay nhớt quá nghe bé hít sùn sụt mới bảo bé hỉ mạnh để cho sạch mà lau mới lòi viên đó ra... Hoang mang không biết cục gì mà như con mắt vừa sợ vừa lo cũng run không dám lấy ra... Bóp một hồi khó lấy quá thêm nhớt nhớt mình sợ mới bảo bé nằm im nhắm mắt chụp hình lại gửi cho ba nó xem, rồi cũng loay hoay lấy ra cho bé. Cho dù bé có lỡ hít vào thì cũng hít nhiều lần rồi nó cũng chỉ nằm trong hốc mũi chứ không chạy đi đâu được. Gặp trường hợp bé đang chơi mình thấy nó nhét tủm vào thì chả cuống lên mà lo đi lấy ra cho nó chứ sao mà đứng chụp hình được".
Thế nhưng đấy chưa phải là điều đáng sợ duy nhất vì đến tầm 7h tối cùng ngày khi bé hỉ mũi mạnh lần nữa thì lại văng ra thêm một dị vật khác, nhưng vì hạt cườm này nhỏ nên văng ra khăn luôn.
Sau sự việc đáng sợ xảy ra với con mình lần ấy, bây giờ ngày nào chị Hà cũng kiểm trai tai, mũi bé Na thật kĩ càng, mỗi lần thấy con cầm vật gì lạ nhỏ hoặc ăn ngô hay những thứ gì có hạt thì cũng đều nhắc nhở bé.
"Sẵn có hình mới đăng lên chia sẻ cho các mẹ để các mẹ cảnh giác và thường xuyên kiểm tra tai mũi cho bé hơn, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Không có bài viết chia sẻ của mình thì mình cũng không biết được có rất nhiều bé đã rơi vào tình trạng như vậy rồi. Để những mẹ đang có con nhỏ chưa gặp trường hợp như vậy còn biết được sau theo dõi con", chị Hà chia sẻ.
Sự việc xảy ra với con gái mình là một điều chị Thảo sẽ không bao giờ quên được.
Bên dưới bài đăng của chị Hà nhiều bà mẹ cũng chia sẻ những câu chuyện hú hồn khi con mình nghịch ngợm nhét dị vật vào tai hay mũi.
"Hồi con gái mình còn nhỏ nhét hạt bắp vào mũi tối về nó nở to ra cứ thấy xuất huyết trong mũi sờ vào đau nó khóc, nhìn vào trong thấy mà không biết là gì vội cho đi bác sĩ gắp tưởng phải mổ. Vậy mà hôm sau về không nghĩ là nó nhét vào nữa nhưng cũng cứ ngó xem thì lại thấy một hạt nữa nhưng hạt này chưa kịp nở to nên dễ lấy".
Một mẹ khác cũng kể lại chi tiết sự việc "rùng rợn" của con mình:
"Nhà mình cũng đã từng trải qua cảm giác như vậy. Bé nhét cục pin điện tử vào mũi. Lúc đó mình chở thẳng vô viện, bác sĩ khám hồi kêu không thấy hôm sau quay lại nội soi cho bé mới biết. Nửa đêm bé nó quấy mình chở lên Nhi Đồng cấp cứu bác sĩ đè ra gấp ra cục pin, máu ra tùm lum. Về phải uống thuốc theo dõi mấy tháng liền vì pin có chất cực hại, bác sĩ bảo hên là người nhà mang lên sớm không nó rỉ sét là khó chữa. Từ đó trở đi hứa với lòng đồ chơi nhỏ nhỏ là không bao giờ mua hay cho con đụng vào luôn".
Thế mới thấy được rằng những thứ nhỏ bé tưởng vô hại lại có thể gây nguy hiểm cho tính mạng cho trẻ bất cứ lúc nào. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy quan sát con mình kĩ càng, mọi lúc mọi nơi và tránh tuyệt đối để những vật nhỏ bừa bãi xung quanh nhà.
Theo Helino
Chăm con mãi mà chẳng thấy cao lớn thì ắt hẳn là do những nguyên nhân quen thuộc dưới đây Để trẻ cao lớn khỏe mạnh, ngoài vấn đề dinh dưỡng thì những yếu tố khác như giấc ngủ, vận động, tâm lý đều ảnh hưởng không nhỏ. Bé nhà bạn có hiện tượng chăm mãi không cao lớn thì mẹ phải làm sao? Những vấn đề mẹ cần chú ý khi trẻ có biểu hiện không cao lớn như bạn cùng trang...