4 loại nước uống giải nhiệt mùa hè mà không lo tốn tiền
Những loại nước uống quen thuộc dưới đây giúp thanh nhiệt, giải độc mùa hè rất tốt. Bạn nên dùng thường xuyên để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước râu ngô
Theo Đông y, râu ngô có tên thuốc là ngọc mễ tu. Râu bắp là loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe.
Râu ngô có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.
Mùa hè bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Đặc biệt, những người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường dùng nước này rất tốt.
Trà xanh không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, chính vì thế nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định. Ảnh: Internet.
Trà xanh là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Trong lá trà xanh chứa hàm lượng Epigallocatechin Gallate (EGCG), là chất chống ô xy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao; đồng thời làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da.
Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khỏe vừa đã khát. Mỗi ngày uống vài chén trà có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Lưu ý: Nên uống trà xanh vào buổi sáng, trưa, chiều; không nên uống vào buổi tối để không khó ngủ.
Nước sắn dây rất tốt cho cơ thể.Ảnh: Internet.
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt…
Thức uống này nếu uống thường xuyên sẽ thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Ngoài ra, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.
Cách làm đồ uống này rất đơn giản. Cho 100ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.
Nước rau má
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Ảnh: Internet.
Rau má có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy, ho, giãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản phụ ít sữa.
Ngày dùng 30 – 50g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước, pha thêm nước hoặc nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
10 Công thức nước uống giải nhiệt hiệu quả
Thời tiết mùa hè nóng bức, khó chịu khiến cơ thể chúng ta bị nhiệt ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và thể chất. Bếp Bếp xin chia sẻ 10 công thức nước uống đơn giản giúp bạn đọc thanh nhiệt, giải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể vào mùa hè
1. Trà Bí Đao
Trà bí đao có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ví dụ như thanh lọc gan, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng,...
Nguyên liệu:
1 kg bí đao (rửa sạch, gọt sạch vỏ, cắt miếng lớn)
10g thục địa (thái nhuyễn)
2-3 lá dứa (rửa sạch, cột lại thấy bó nhỏ)
150g đường phèn
2 lít nước
Muối
Cách làm trà bí đao:
Cho ít muối, lá dứa, bí đao, thục địa vào nồi và nấu với 2 lít nước, đun lửa nhỏ khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Lọc bỏ xác trong trà rồi cho đường phèn vào nấu tiếp đến khi đường tan là được. Nếu thích uống không quá ngọt thì bạn hãy giảm lượng đường phèn nhé.
Video đang HOT
Tắt bếp, để nguội rồi cho trà bí đao vào chai hoặc bình rồi bảo quản trong tủ lạnh.
2. Nước Râu Ngô
Trong dân gian, nước râu ngô thường được dùng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, cao
huyết áp. Bên cạnh đó, râu ngô có vị ngọt, tính bình nên nếu dùng để nấu nước uống hằng ngày sẽ có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả.
Nguyên liệu:
50g râu ngô
2 lít nước
50g đường phèn
Cách làm nước râu ngô:
Rửa sạch râu ngô và để ráo nước
Đun nước sôi và thả râu ngô vào nồi, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 20 phút nữa thì cho thêm đường phèn vao khuấy đều để đường tan hết
Dùng rây để lọc bỏ râu ngô và lấy nước uống
Mỗi ngày dùng từ 20 - 60ml nước râu ngô, 2 lần/ngày và nên dùng trước bữa cơm 3 - 4 giờ để râu ngô phát huy tốt công dụng của mình
.3. Nước Đỗ Đen Rang
Theo y học cổ truyền, đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ...đều có tác dụng thanh nhiệt, làm đẹp da và giải độc. Ngoài ra, nếu dùng đúng cách còn có thể chữa mụn nhọt, sốt, cảm nắng, say nắng...Vì vậy, trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể nấu nước đỗ đen uống để giải nhiệt cơ thể hiệu quả.
Nguyên liệu:
20-40g đỗ đen
Cách làm nước đỗ đen rang:
Cách nấu nước đỗ đen khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch khoảng 20 - 40g.
Sau đó cho vào nồi và đun sôi với một lượng nước thích hợp. Chắt lượng nước vừa thu được để uống.
Ngoài ra, để tiện hơn bạn có thể rang sẵn đổ đen và để trong hộp kín.
Mỗi khi sử dụng, bạn chỉ cần cho đỗ đen đã rang vào ấm và đun sôi và uống. Dùng nước đỗ đen vào những ngày hè sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng, giúp cơ thể khỏe khoắn, đầy năng lượng
. 4. Nước Gạo Lứt
100g gạo lứt
2 lít nước
Cách làm nước gạo lứt:
Rang gạo lứt đến khi gạo toả ra hương thơm và có màu đậm hơn là được.
Nấu gạo lứt đã rang trong 2 lít nước đến khi gạo mềm nhừ. Bạn có thể thêm một ít muối để hương vị nước gạo lứt thêm đậm đà.
Khi nước đã nguội bớt, bạn dùng rây lọc hết phần xác để lấy nước.
Còn một cách nữa để pha nước gạo lứt là cho gạo lứt đã rang vào ấm trà rồi cho nước vào ủ như pha trà bình thường. Tầm khoảng 3-5 phút, nước chuyển sang màu nâu vàng nhạt là có thể thưởng thức được rồi.
4. Nha Đam Đường Phèn
Hương vị của nha đam đường phèn sẽ thơm ngon hơn khi ướp lạnh. Nước uống thanh nhiệt mùa hè này đặc biệt lợi ích cho người mắc bệnh về huyết áp, bệnh gan hoặc chị em muốn làm đẹp da.
Nguyên liệu:
2 lá nha đam
150g đường phèn
2 lít nước
Cách làm nha đam đường phèn :
Với nha đam, bạn gọt sạch vỏ rồi cắt phần thịt thành hạt lựu; sau đó, ngâm nước khoảng 15-20 phút để làm sạch nhớt và giảm bớt vị hăng. Lúc ngâm xong, bạn nhớ rửa lại thêm 2 - 3 lần nữa cho nha đam sạch hẳn nhé.
Cho đường phèn vào nấu với nước đến khi đường tan hẳn. Tuỳ theo độ hảo ngọt mà bạn hãy điều chỉnh lượng đường cho hợp lý.
Khi nước sôi, bạn cho phần nha đam cắt nhỏ đã chuẩn bị sẵn vào nồi và nấu sôi lên là xong.
5. Nước Sắn Dây
Nước sắn dây là loại nước uống giải nhiệt mùa hè quen thuộc đối với người Việt Nam. Chất isoflavon có trong sắn dây sẽ giúp ổn định huyết áp nên rất phù hợp cho người lớn tuổi. Bạn cũng thể thay thế đường cát trắng bằng đường bắp, đường cỏ ngọt sẽ tốt hơn cho đường huyết đấy.
Nguyên liệu:
1 muỗng bột sắn dây
Đường
2 quả tắc
100ml nước lọc
Đá viên
Cách làm nước sắn dây:
Tắc vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
Pha bột sắn dây cùng 100ml nước lọc rồi cho đường và nước tắc vào. Khuấy đều tay để hỗn hợp hoà quyện.
Cho thêm đá viên vào, khuấy đều và thưởng thức thôi.
6. Nước Atiso Lá Dứa
Nước atiso lá dứa uống dạng ướp lạnh hay pha với đá đều ngon. Vị ngọt của đường phèn hoà trộn cùng hương thơm ngào ngạt của lá dứa và atiso phải nói là "cực phẩm".
Nguyên liệu:
5 bông atiso tươi 1
1 bó lá dứa
3 lít nước
2 viên đường phèn
Cách làm nước atiso lá dứa:
Rửa sạch bông atiso và lá dứa. Bạn cột gọn lá dứa lại thành bó nhỏ rồi cho tất cả vào đun sôi trong nồi 3 lít nước khoảng nửa tiếng.
Tắt bếp và đậy kín nắp nồi để ủ trong vòng sáu tiếng.
Cho đường phèn vào nồi và tiếp tục nấu đến khi đường tan hẳn. Tuỳ theo khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp.
Đổ thành phẩm vào bình hoặc chai rồi cho vào tủ lạnh để dần uống dần.
7. Trà Khổ Qua
Khổ qua tươi
Nước sôi
Cách làm trà khổ qua:
Khổ qua chọn trái to, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng; sau đó, đem đi phơi nắng đến khi khổ qua khô lại và có màu nâu sậm là được.
Cho khổ qua vào bình thuỷ tinh để bảo quản.
Khi uống, bạn cho khổ qua vào ấm trà rồi ủ cùng nước sôi như pha trà bình thường. Món uống này ngon nhất khi dùng nóng. Nếu thích, bạn có thể cho thêm nửa muỗng café đường vào để giảm bớt vị đắng. Sở hữu tính mát, trà khổ qua có công dụng làm mát cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu thường gặp trong mùa hè.
8. Nước Rau Má
Rau má từ lâu đã được dân gian sử dụng như một loại thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể an toàn và hiệu quả cho mùa hè. Trong Đông y, rau má có vị ngọt đắng, tính hàn, thường được dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, táo bón do nhiệt, tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy...Trong y học hiện đại, rau má chứa nhiều vitamin K, B1, B2, B3, vitamin K...có tác dụng đào thải độc tố gan, thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, thị lực và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.
Nguyên liệu:
1 mớ rau má tươi
Cách làm nước ép rau má:
Để làm nước ép rau má, bạn cần rửa sạch một mớ rau, lưu ý nên giữ lại cả phần rễ vì đây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cả phần lá.
Rửa sạch rau và để ráo nướcCho rau vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Trong quá trình xay nên cho thêm một chút nước lọc để uống không quá đặc.Lọc nước rau má lấy nước và cho thêm chút đá vào thưởng thức.Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm đường hoặc sữa tươi để uống dễ hơn.
9. Nước Ép Thanh Long không cần máy
Thanh long là loại quả nhiều nước, giàu vitamin C, B1, B2, B3 và các khoáng chất thiết yếu như: sắt, phốt pho, canxi...rất thích hợp để dùng trong mùa hè nắng nóng này. Đặc biệt, nươc ep thanh long rất đơn giản, bạn ko cần máy ép, máy xay để thực hiên.
Nguyên liệu:
Thanh long ruột đỏ 2 quả
Thanh long ruột trắng 2 quả
Cách làm nước ép thanh long:
Thanh long đỏ và trắng lột bỏ vỏ, cắt thật nhỏ phần thịt để giúp thanh long dễ dàng tan và ra nhiều nước hơn.
Cho thanh long vào hộp đựng thực phẩm, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh vài ngày cho đông cứng lại.Thanh long đông đá mang ra ngoài, sau đó cho vào một cái rây, phía dưới là cái bát lớn. Chờ tan ra, ta sẽ có được nước thanh long nguyên chất. Phần thanh long còn dư lại không tan hết, bạn có thể bỏ vào mảnh vải sạch, sau đó bóp để thanh long ra hết được phần nước.
10. Trà Chanh Dây
Chanh dây có chứa nhiều vitamin C, kali và folate, được xem là loại trái cây dưỡng nhan được chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên, nếu đang gặp vấn đề về bao tử thì bạn nên hạn chế uống trà chanh dây.
Nguyên liệu:
2 túi lọc trà đen
25ml nước đường hoặc 30g đường cát
2 quả chanh dây
Cách làm trà chanh dây:
Chanh dây cắt đôi, dùng muỗng khoét lấy phần thịt bên trong. Dùng rây lọc lấy nước từ phần thịt quả và bỏ xác.
Pha trà túi lọc với nước sôi, chờ cho nguội bớt.
Đổ phần nước cốt chanh dây đã lấy được vào trà, thêm nước đường cho trà thêm ngon ngọt. Lưu ý gia giảm lượng đường tuỳ theo khẩu vị.
Cuối cùng, cho thêm đá lạnh, khuấy đều tay và thưởng thức thôi.
Điểm danh những thức uống giải nhiệt mùa hè siêu thanh mát Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C, khi nhiệt độ môi trường ngang bằng hoặc vượt quá ngưỡng thân nhiệt cơ thể, quá trình tỏa nhiệt bị ngừng trệ, gây bí bách, nóng trong, thậm chí có thể dẫn đến cảm sốt. Do đó, để đối phó và đi qua những ngày hè oi ả, cách tốt nhất là...