4 lần ADN khẳng định cha con, ông bố Sài Gòn vẫn không tin
Dù lần nào các bác sĩ cũng khẳng định bé Nhím là con mình, anh Nam (TPHCM) vẫn nghi ngờ và đay nghiến vợ.
Có một xưởng sản xuất đang ăn nên làm ra, hai con gái học giỏi, nhà cửa đàng hoàng, nhiều người nghĩ vợ chồng anh Nam (50 tuổi, quận 12, TP HCM) hạnh phúc, nhưng thực chất hơn 10 năm qua, vợ chồng anh lúc nào cũng có sóng ngầm. Nửa muốn bứt ra, chị Tình (45 tuổi, quê Vĩnh Phúc) lại nửa muốn níu hôn nhân để giữ tài sản cho con.
Sau đám cưới vào năm 1999, họ vào Sài Gòn lập nghiệp. Vài năm sau, họ mua nhà và mở một xưởng cơ khí. Anh Nam có tính hay ghen. Từ ngày vợ đóng tiệm may để phụ chồng việc kinh doanh, những nghi ngờ của anh càng nhiều hơn khi chị Tình phải tiếp xúc với nhiều người ở xưởng. Chị Tình nhiều lần giải thích tất cả đều chỉ vì công việc, hoặc giữa bà chủ với người làm công, anh Nam vẫn không thôi nghi ngờ.
Anh Nam cho biết, hiện đang một mình điều hành xưởng cơ khí và tự lo cơm nước hằng ngày – Ảnh: P.T.
“Cô ấy nhìn người ta cứ chằm chằm. Ông anh họ tôi vào chơi cô ấy ngồi bên cạnh, cười nói rất vui vẻ. Mấy thằng bạn tôi đến chơi, đáng lẽ để chồng tiếp, cô ấy là vợ thì vào nhà chăm con, cơm nước, đằng này cứ đon đả”, anh Nam lập luận. Không thỏa cơn ghen, anh còn đánh vợ nhiều lần đến hư một mắt trái và đã một lần bị chính quyền xử phạt hành chính.
Năm 2009, bé Nhím, con gái thứ hai của anh chị chào đời. Không tin bé là con mình, anh Nam đưa đi xét nghiệm ADN. Cả bốn lần, ở bốn nơi khác nhau đều khẳng định anh và con gái có cùng huyết thống, nhưng anh vẫn không tin. “Biết đâu các bác sĩ bị nhầm”, anh Nam chua chát.
Những việc ấy như xát muối vào lòng chị Tình. “Nếu người ta không tin thì chỉ đi xét nghiệm một hai lần, đằng này, anh ấy chỉ mong kết quả khác đi mà thôi. Tôi không rõ khi con biết điều đó sẽ thế nào. Tôi chỉ biết giấu thật kỹ”, chị Tình tâm sự.
Kể từ năm 2011, họ chỉ là vợ chồng trên giấy. Thực tế, anh Nam mang tất cả đồ dùng cá nhân đến xưởng ở hẳn từ đó đến nay. “Nói thật, tôi rất mệt mỏi khi vợ chồng lúc nào cũng cãi nhau. Tôi đã đánh cô ấy, vì thế tôi không muốn có lỗi thêm”, anh Nam tâm sự.
Chị Tình chấp nhận sống trong cảnh có chồng cũng như không. Với số tiết tiết kiệm, chị mở tiệm may và một quán nước tại nhà để lo chi phí cho ba mẹ con. Hiện con gái lớn chuẩn bị bước sang năm hai đại học. Còn bé nhỏ chuẩn bị bước vào lớp ba. Cuộc sống của ba mẹ con mấy năm qua luôn vui vẻ và bình lặng.
Tại phiên xử hôm 4/7 vừa qua, Tòa gia đình và người chưa thành niên TP HCM đã chấp nhận yêu cầu ly hôn của anh Nam. Vị thẩm phán khuyên chị hãy chấp nhận, bởi khi hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung thì có níu kéo cũng chỉ làm sợi dây hạnh phúc càng giãn ra. Ông khuyên chị hãy đòi tài sản cho con bằng vụ kiện khác.
Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, Viện tâm lý và Giáo dục Pháp luật TP HCM, từng tư vấn cho nhiều trường hợp cha thử ADN để chứng minh con có phải của mình hay không như anh Nam. Tuy nhiên, làm đến lần thứ tư như anh Nam là lần đầu tiên. Nhiều ông bố, dù kết quả thể hiện cha con cùng huyết thống nhưng vẫn không tin. Cho đến khi đứa con lớn, tuyên bố không nhận cha, họ mới tỉnh ngộ thì quá muộn. “Mấu chốt ở đây không phải vì con, mà vì anh ta ghen vợ quá”, vị chuyên gia nói.
Video đang HOT
Theo bà Hoa, những người ghen như anh Nam là một bệnh lý, cần phải điều trị bằng tâm lý. “Trong cuộc sống vợ chồng, ghen sẽ giúp người kia biết mình được yêu và được bạn đời trân quý. Thế nhưng, ghen như anh Nam là rất ngột ngạt, làm đời sống gia đình trở nên trầm trọng hơn. Những người vợ hãy nhẹ nhàng giúp chồng bằng sự khéo léo và cùng người thân khuyên chồng nên đi tìm bác sĩ tâm lý để tìm hướng điều trị”, thạc sĩ Hoa nói.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Phan Thân
Theo vnexpress.net
Mua tặng bố mẹ tivi xem World Cup, mẹ chồng cay cú sang tận nơi nói đểu thông gia
Nhìn cái tivi đã cũ mèm, mỗi lần muốn xem lại phải vỗ vỗ, đập đập, màn hình thì bé tí... vợ chồng tôi quyết định mua tặng ông bà ngoại cái tivi. Chỉ có thế thôi mà cả gia đình tôi lâm vào cảnh khốn đốn.
Tôi lấy chồng đã hơn 5 năm. Cuộc sống hôn nhân của tôi nhìn chung là tạm ổn. Chồng tôi tốt, hiền lành và yêu thương vợ con. Chỉ có một điều đó là mẹ chồng tôi hơi khó tính, khắt khe.
Nhiều khi tôi cũng bực lắm nhưng nghĩ dù sao bà cũng là người sinh ra chồng mình, là bậc sinh thành nên tôi không dám cãi mà chỉ cố gắng chiều theo ý bà. Biết thái độ của tôi như vậy nên chồng càng thương, càng trân trọng tôi hơn.
Nhà chồng tôi chỉ cách nhà ngoại chưa đầy 1 cây số. Thực ra ngày xưa tôi cũng yêu một anh khác, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý vì sợ con gái lấy chồng xa sẽ khổ, không được gần bố mẹ.
Thế nên khi có người quen mai mối với chồng tôi bây giờ thì bố mẹ tôi thích lắm. Duyên phận đưa đẩy, tôi quyết định cưới anh dù tôi biết mẹ anh không ưa tôi cho lắm.
Duyên phận đưa đẩy, tôi quyết định cưới anh dù tôi biết mẹ anh không thích tôi cho lắm. (Ảnh minh họa)
Lí do khiến mẹ chồng không ưng tôi là vì bà chê nhà tôi nghèo. Bà muốn con trai lấy cô gái xã bên, con nhà có điều kiện hơn. Nhưng chồng tôi lại một mực chỉ yêu tôi nên đã cãi lời mẹ để cưới. Bởi vậy mà từ khi về làm dâu tôi lúc nào cũng như cái gái trong mắt mẹ chồng.
Cưới nhau về tôi đẻ khá dày. Hai đứa con lần lượt chào đời nên khoảng 3 năm đầu hầu như tôi không đi làm được. Con nhỏ hay ốm, mẹ chồng lại không giúp đỡ gì nên tôi buộc phải nghỉ làm để chăm con. Cũng may nhà ngoại gần nên mẹ tôi vẫn thường sang hỗ trợ.
Mỗi lần mẹ tôi sang trông cháu hộ là mẹ chồng lại để ý từng ly một. Bà chỉ sợ thông gia tắt mắt lấy trộm cái gì hoặc sợ tôi lén lút đưa tiền bạc cho mẹ. Mẹ tôi cũng hiểu nên chỉ sang giúp tôi, tuyệt nhiên không bao giờ ở lại ăn cơm hay ngủ lại qua đêm để tránh phiền phức.
3 năm đầu tôi chưa thể đi làm vì đẻ dày, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai chồng (Ảnh minh họa)
Sau 3 năm, tôi đi làm trở lại. Tôi là người có năng lực, trình độ nên công việc khá thuận lợi. Tiền tôi kiếm được nhiều gấp đôi chồng. Hai vợ chồng cùng nhau san sẻ gánh nặng kinh tế nên chồng tôi cũng nhẹ đầu hơn.
Vợ chồng tôi sửa nhà, mua sắm đồ đạc, sau một thời gian ngôi nhà khang trang lên trông thấy. Tuy nhiên, mẹ chồng lại không nghĩ đó là công sức của tôi mà luôn miệng cho rằng phận đàn bà như tôi thì biết gì, tất cả đều do con trai bà làm hết.
Tôi vẫn nhịn vì nghĩ đến chồng mình. Dù sao giờ anh cũng chỉ còn mình mẹ. Nhưng tới hôm nghe thấy mẹ chồng kéo chồng tôi vào nói nhỏ: "Con phải kiểm soát tiền nong đấy, không rồi vợ nó mang về cho bố mẹ đẻ thì chết", tôi giận sôi máu. Nếu không vì chồng tôi luôn yêu thương vợ, chắc tôi đã làm to chuyện từ lâu rồi.
Thế nhưng sức chịu đựng của con người có hạn. Sự việc đi đến đỉnh điểm khi mà vợ chồng tôi mua tặng bên ngoại chiếc tivi. Chỉ có vài triệu bạc mà mẹ chồng tôi phát điên lên, sỉ nhục thông gia không ra gì.
Hơn 5 năm đi lấy chồng, cảnh con mọn, túng bấn tôi chưa giúp gì được gia đình mình. Lấy chồng gần, nhìn cuộc sống của bố mẹ về già cô quạnh, lại chẳng khá giả gì khiến tôi xót xa lắm. Giờ tôi đi làm được, kinh tế cũng khá hơn nên tôi muốn báo hiếu bố mẹ cũng là điều đương nhiên.
Mua biếu bố mẹ đẻ cái tivi, mẹ chồng cay cú đay nghiến mãi (Ảnh minh họa)
Nhà tôi hiện chỉ có cái tivi đã quá cũ, nó bé, nhiễu... nhìn chung là nát quá rồi. Bố tôi là người mê bóng đá, thế nên mùa World Cuup này trận nào ông cũng xem. Mỗi tối sang chơi nhìn cảnh bố ngồi sát vào cái tivi để nhìn cho rõ, tôi lại thương bố quá. Chính chồng tôi đã chủ động đề nghị mua tặng bố chiếc tivi to hơn để ông bà xem cho đỡ khổ.
Ngày hôm sau, nhân viên chở chiếc tivi màn hình phẳng đến ngõ nhà tôi. Nhìn cảnh bố mẹ mặt mày rạng rỡ, lao ra đỡ lấy cái tivi, tay thì sờ sờ cảm nhận, miệng không ngừng xuýt xoa khen đẹp khiến tôi suýt khóc.
Nhưng chuyện đó lại trở thành thứ không thể chấp nhận được với mẹ chồng tôi. Bà lồng lộn lên khi thấy bên ngoại được mua cho cái tivi to. Bà nói ra nói vào ở nhà đã đành, đã vậy còn mò sang nhà tôi để nói đểu thông gia.
Tối đó tôi dẫn hai con sang bên ngoại chơi, vừa tới cổng, tôi nghe thấy tiếng mẹ chồng ra rả trong nhà: "Tôi chẳng hiểu ông bà nghĩ gì nữa. Tôi nói thật, mình già rồi, đã không làm ra tiền thì phải biết thương con, thương cháu. Ham hố làm gì mấy cái trò này.
Như tôi đây này, tuy con trai tôi làm ra tiền nhưng tôi chẳng bao giờ đòi hỏi mua cái nọ, cái kia. Đồ đạc ở nhà là vợ chồng nó thích thì sắm. Đằng này ông bà lại muốn cả cái tivi to đùng như thế này không thấy ngại à?"...
Tôi không thể chịu đựng thêm mẹ chồng được nữa, tôi đề nghị ra ngoài sống riêng và chờ quyết định của chồng (Ảnh minh họa)
Nghe thấy vậy tôi giận sôi máu. Mẹ tôi thì giọng sắp khóc, cố giải thích rằng không phải ông bà đòi mua mà là vợ chồng tôi tặng nhưng mẹ chồng tôi vẫn cứ đay nghiến:
"Gớm, thì chắc mỗi lần vợ chồng nó sang chơi, ông bà lại than khổ than sở thì nó phải mua thôi. Nó có ý mua nhưng ông bà không nhận thì nó bắt chắc. Ông bà cũng thích quá nên nó phải làm thôi".
Tôi lao vào lớn tiếng nói lại mẹ chồng. Bao năm qua tôi nhịn nhưng giờ tôi không nhịn được nữa. Bà thấy tôi cãi lại, liền chửi mắng tôi là loại con dâu mất dạy. Nhưng tôi không sợ, cũng không muốn nể nữa.
Ngay tối hôm đó, tôi nói rõ ràng với chồng mọi chuyện. Tôi yêu cầu ra ở riêng, còn không thì ly hôn chứ không thể chịu đựng cảnh này thêm được nữa. Sau đó tôi đưa hai con về bên ngoại, chờ đợi quyết định của chồng. Tôi không muốn nhân nhượng thêm nữa. Tôi đã quá mệt mỏi rồi...
Theo Eva
Cậu bé 12 tuổi tới đồn cảnh sát tự thú vì trót lấy trộm tiền của mẹ và bài học các bậc phụ huynh nên nhớ Do trót lấy trộm của mẹ 10.00 Won để mua quà vặt, một em bé 12 tuổi (người Hàn Quốc) đã cầm theo đơn tường trình tới đồn cảnh sát tự thú. Vừa qua, cư dân mạng Hàn Quốc rất thích thú trước đoạn video của một sở cảnh sát nước này đăng tải. Nội dung là một em trai 12 tuổi do...