4 kỳ nghỉ/năm có giúp cải tiến thi tốt nghiệp?
GS.TSKH Phạm Phố cho rằng, cách nghỉ như hiện nay là phù hợp nhất, tránh được tốn kém và phiền hà cho học sinh, phụ huynh và nhà trường.
Tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội ngày 14/2, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã đề nghị Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như nhiều quốc gia khác.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, nếu có 4 kỳ nghỉ thì tổng thời gian nghỉ hè vẫn là 3 tháng, trong đó nghỉ hè kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại mỗi kỳ kéo dài 2 tuần.
Ông cho biết, việc này còn đảm bảo kích cầu tiêu dùng, kích cầu du lịch và phân luồng, phân bố lại tình hình giao thông của thành phố tốt hơn.
Đề xuất này của Chủ tịch TP Hà Nội tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến đồng tình và cho rằng phương án này hoàn toàn khả thi thì thể hiện một quan điểm khác, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn đánh giá, học sinh nghỉ như lâu nay là thích hợp nhất.
Theo GS Phố, phần đông các nước trên thế giới nghỉ 3 kỳ, gồm nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ tết. Việc phân kỳ như vậy tùy thuộc và điều kiện khí hậu của mỗi nước bởi khí hậu khắc nghiệt có thể cản trở cho việc học hành, đi lại của học sinh.
Chẳng hạn, ở nhiều nước phương Tây, mùa đông rất lạnh, nếu học sinh vẫn đến trường thì đi lại của các em rất khó khăn do đường phủ tuyết dày, thậm chí đóng băng, đồng thời gây tốn kém bởi phòng học phải có sưởi.
Học sinh các tỉnh, thành ở Việt Nam đang nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Ảnh: VietNamNet
Video đang HOT
Ở Việt Nam có nghỉ hè và nghỉ tết. Trong đó nghỉ tết là bắt buộc, còn nghỉ hè là thời gian khí hậu nóng bức nhất, học sinh không thể ngồi tập trung được.
Nếu vẫn học thì nhà trường phải tạo điều kiện cho học sinh học tập như phải có máy lạnh, quạt thông gió… Do vậy, lâu nay ở Việt Nam, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất để học sinh về quê hương, gia đình, có thể tham gia giúp đỡ gia đình, bản thân giáo viên cũng có thể tranh thủ kỳ nghỉ này để viết sách.
“Đề nghị của Chủ tịch TP Hà Nội xuất phát từ tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nhưng liệu nghỉ 4 kỳ một năm có tránh được dịch bệnh hay không lại là chuyện khác.
Chúng ta bố trí nghỉ như hiện nay là phù hợp với khí hậu, thời tiết, điều kiện giao thông vận tải và điều kiện của gia đình học sinh.
Nếu nghỉ 4 kỳ sẽ gây tốn kém trong đi lại cho học sinh và phụ huynh, nhất là gây phiền phức vì nghỉ nhiều lần như vậy trong khi xã hội vẫn hoạt động thì việc chăm sóc các em, đặc biệt là học sinh THPT thế nào là bài toán lớn cho phụ huynh.
Người giúp việc có hạn, tài chính có cho phép hay không? Hơn nữa, nghỉ nhấp nhổm như vậy chuyện học sẽ không liên tục được, kiến thức bị rơi rụng đi, sắp xếp thi cử, lên lớp cũng rất phiền phức
Thế nên, đừng vì dịch bệnh mà chuyển sang nghỉ 4 kỳ”, GS.TSKH Phạm Phố bày tỏ quan điểm.
Nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cũng không tin rằng nghỉ 4 kỳ/năm sẽ giúp cải tiến được thi tốt nghiệp, tạo điều kiện cho thí sinh có thể thi 2 lần, giảm áp lực căng thẳng, thậm chí đối với ông, nó còn có tác dụng ngược.
“Ở Việt Nam, mỗi kỳ thi là một lần tốn kém, phiền phức, trong khi đó, ở các nước, thi tốt nghiệp THPT được coi như một kỳ thi bình thường để kiểm tra kiến thức, không phải kiểm tra nhân tài. Các trường tổ chức thi một lượt theo chỉ đạo chung của Bộ GD, dưới sự giám sát của địa phương và Bộ GD.
Khác với kiểu thi toàn quốc, trường đại học đứng ra tổ chức ở Việt Nam, ở các nước, các trường đại học thông thường sẽ dựa vào kết quả thi nói trên để tuyển sinh viên vào trường, còn các trường trọng điểm quốc gia sẽ có kỳ thi nho nhỏ để khảo sát, kiểm tra lại, đánh giá sức học của học sinh trước khi nhận vào”, GS Phố chỉ rõ và nhận xét, thi cử ở Việt Nam bấy lâu nay quá phiền phức, chưa kể nhu cầu vào Đại học Quốc gia (ĐHQG) rất lớn, trong khi học sinh chỉ cần tốt nghiệp trung học, vào một trường bình thường, học lấy một nghề để ra trường làm việc.
Theo GS.TSKH Phạm Phố, bởi cách hiểu về ĐHQG ở Việt Nam không đúng nên học sinh mới đổ xô thi vào đó. ĐHQG phải có những người thầy giỏi, thiết bị đầy đủ, tiên tiến, đào tạo ra nhân tài và ĐHQG chỉ tập trung một số ngành, không tràn lan như các ngành khác.
“ĐHQG là đại học đỉnh cao và học sinh muốn vào đó thì phải học giỏi. Khi ra trường, những sinh viên chính là nhân tài, nghiên cứu phục vụ đất nước, không phải làm việc bình thường như các trường khác.
Nhưng ở Việt Nam, ĐHQG chưa phải là đỉnh cao mà chỉ là một hỗn hợp, đóng vai trò trung gian”, GS Phố nhận xét.
Thành Luân
Theo baodatviet
Một năm học có 4 kỳ nghỉ, liệu có hợp lý?
Mới đây, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội đã đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong năm đối với học sinh. Đề xuất này nhận được sự quan tâm của xã hội, bởi cân đối các kỳ nghỉ trong năm học từ lâu cũng đã có nhiều ý kiến đưa ra cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Hà Nội đang đề xuất học sinh có 4 kỳ nghỉ trong năm. Ảnh minh họa: Q.Anh
Một năm học có 4 kỳ nghỉ khác nhau?
Tại cuộc họp ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của TP. Hà Nội mới đây, lãnh đạo thành phố đã đề nghị Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như nhiều quốc gia khác. Cụ thể, nếu có 4 kỳ nghỉ thì tổng thời gian nghỉ hè vẫn là 3 tháng, trong đó nghỉ học kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại mỗi kỳ kéo dài 2 tuần. Lý do của phương án này là nhằm đảm bảo kích cầu tiêu dùng, kích cầu du lịch và phân luồng, phân bố lại tình hình giao thông của thành phố tốt hơn... Đề xuất có 4 kỳ nghỉ/năm đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là với các bậc phụ huynh, nhà giáo.
Là phụ huynh có con học THPT và THCS, nên hiểu được rõ chuyện học tập của con và câu chuyện kỳ nghỉ của con có những ưu, nhược điểm gì... chị Nguyễn Minh Hạnh (Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Các kỳ nghỉ của học sinh bây giờ cũng rất khác so với hồi trước tôi đi học, các con được nghỉ Tết và nghỉ hè là hai kỳ nghỉ dài trong năm, xen kẽ là các ngày nghỉ khác từ 1 - 3 ngày. Theo tôi, nghỉ hè hiện nay đã không còn trọn vẹn là 3 tháng mà chủ yếu chỉ còn hơn 1 tháng, các con đã bắt đầu đi học năng khiếu, học thêm ở trường rồi. Nên việc nghỉ hè cũng không cần thiết phải kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ các kỳ nghỉ, cũng rất khó khăn cho phụ huynh vì phải bố trí trông con cái".
Dù ủng hộ cách sắp xếp lại các kỳ nghỉ của học sinh, song chia nhỏ thành 4 kỳ nghỉ cần phải nghiên cứu kỹ và dựa trên tác động đến cả học sinh lẫn phụ huynh, anh Đinh Văn Nam (Nam Đồng, Hà Nội) chia sẻ: "Theo tôi, kỳ nghỉ hè của học sinh có thể rút ngắn lại và tăng thêm ngày nghỉ vào dịp Tết để các con sau khoảng 1,5 tháng hè là quay lại trường để bắt đầu học tập, chuẩn bị cho năm học mới. Năm học sớm hơn, lấy quãng thời gian để cho nghỉ Tết, các con nghỉ khoảng 2 tuần Tết là hợp lý. Còn nghỉ giữa học kỳ cũng nên dành 3 - 5 ngày để các con nghỉ ngơi, đi tham quan, dã ngoại cùng gia đình, hoặc nhà trường tổ chức. Nếu nghiên cứu dựa trên sự đồng thuận của phụ huynh, tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được".
Trên thực tế, câu chuyện cắt ngắn kỳ nghỉ hè và tăng thời gian nghỉ Tết cũng đã phần nào đó đang được thực hiện ở một số địa phương. Cụ thể, nhiều trường học, địa phương đã cho phép học sinh quay lại trường sau nghỉ hè khoảng 1,5 đến 2 tháng. Còn nghỉ Tết, tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực Nam Bộ cũng đã cho học sinh nghỉ học từ 14 - 16 ngày và được nhiều phụ huynh đồng tình. Tuy nhiên, về đề xuất của Hà Nội cho rằng thời điểm mùa hè nắng nóng, nếu đi học sớm sẽ vất vả, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cho rằng, nếu con nghỉ quá nhiều cũng gặp khó khăn cho việc bố trí người trông nom, chăm sóc và rất khó để con ở nhà một mình.
Cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện
Chia sẻ nhận định về đề xuất mới đây của Hà Nội, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng, chuyện nghỉ học 4 kỳ trong năm cũng không có gì là lạ đối với nhiều nơi, bởi ở một số nước Đông Nam Á đã áp dụng trong những năm qua. Thông thường, ở những nơi áp dụng 4 kỳ nghỉ thực chất là giữa học kỳ I và giữa học kỳ II của năm học, người ta cho học sinh nghỉ dài một chút. Giữa hai kỳ, học sinh học nửa kỳ người ta có thể cho nghỉ một tuần hoặc 10 ngày... Tuy nhiên, khi triển khai ở Việt Nam, cần phải nghiên cứu kỹ theo đặc điểm của địa phương. Khí hậu mỗi vùng, miền có sự khác nhau rõ nét, ví dụ như giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc vào mùa Đông rất lạnh, còn mùa hè nắng nóng. Nếu áp dụng, cũng cần theo các yếu tố này, chứ không thể đại trà.
"Biện pháp giãn thời gian giữa các học kỳ, năm học để học sinh có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng cũng rất cần thiết, điều này có lợi cho học sinh lẫn nhà trường. Tuy nhiên, làm thế nào cho phù hợp mới là quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khí hậu, đặc điểm của nơi học sinh đang học... Thành phố có thể lo chuyện tắc đường, bố trí người trông con... nhưng nông thôn lại khác biệt. Bên cạnh đó, mỗi năm đều có các kỳ thi quan trọng như thi chuyển cấp, thi THPT Quốc gia để vào đại học, cao đẳng do đó cần phải chung trên phạm vi cả nước, chứ không thể mỗi nơi một khác biệt ảnh hưởng đến lịch thi cử, tuyển sinh", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ thêm.
Dưới góc độ quản lý, một số trường tại Hà Nội chia sẻ, thông thường khung thời gian năm học đều được định hình trước và luôn có kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, giáo viên cũng phải thực hiện theo chuyên môn từng tuần. Bên cạnh đó, sẽ là các kỳ tuyển sinh, thi chuyển cấp... Nếu thực hiện 4 kỳ nghỉ trong năm là rất tốt với học sinh lẫn giáo viên. Tuy nhiên, cần sắp xếp cho hợp lý, bởi nếu thời gian nghỉ dài, học sinh sẽ mất thời gian để trở lại nhịp học. Nếu áp dụng kỳ thi chuyển cấp, tuyển sinh năm học mới nhanh gọn, giảm áp lực so với hiện tại thì hoàn toàn có thể thực hiện được 4 kỳ nghỉ trong năm học.
Chia sẻ với báo chí trước đề xuất cho học sinh có thêm kỳ nghỉ đông và rút ngắn thời gian nghỉ hè, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, các em học sinh có những kỳ thi quan trọng không thể lùi sang năm khác được như: Học sinh lớp 9 thi lên 10; học sinh lớp 12 thi THPT Quốc gia. Bộ phải tính toán điều chỉnh làm sao có thể lùi thời điểm kết thúc năm, điều chỉnh các kỳ thi nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch học tập của năm học tiếp theo.
Theo giadinh.net
Đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ mỗi năm: Có nên cứng nhắc? Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, Bộ GD&ĐT có thể quy định chung 2 kỳ nghỉ trong năm phù hợp với các kỳ thi quan trọng của mỗi cấp. Theo đó, dựa trên hai kỳ nghỉ chung đó các địa phương và các trường có thể phân chia các kỳ nghỉ nhỏ hơn phù hợp với các điều kiện khí hậu,...