4 kỹ năng cần có để trở thành chuyên viên thiết kế
Không đơn thuần là vẽ, người làm thiết kế cần có những kỹ năng riêng để đáp ứng công việc nhiều đặc thù này.
Thiết kế là một trong những ngành học đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Công việc chính của nhà thiết kế là đưa ra ý tưởng và sản xuất các sản phẩm để truyền tải một thông điệp nhất định. Đó có thể là một mẩu quảng cáo trên tivi, giao diện trang web hoặc nhân vật của các bộ phim.
Ngoài khả năng vẽ, sáng tạo và sử dụng phần mềm đồ họa, sinh viên thiết kế còn được trang bị những kỹ năng riêng để phục vụ cho công việc nhiều đặc thù này.
Ngoài năng khiếu vẽ, người làm thiết kế còn được trang bị nhiều kỹ năng mang tính đặc thù.
Suy nghĩ chiến lược
Để cho ra đời một sản phẩm, đội ngũ thiết kế phải trải qua nhiều công đoạn mang tính định hướng như nghiên cứu, phân tích vấn đề, phát triển ý tưởng… Quá trình này đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng lên kế hoạch.
Trong quá trình lên kế hoạch, sinh viên thiết kế sẽ có cái nhìn toàn diện để cả ekip đi đúng hướng, phối hợp ăn ý và cho ra đời sản phẩm đúng như mong muốn. Kế hoạch rõ ràng từ đầu cũng sẽ giúp họ hạn chế sai sót và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa về sau.
Trình bày ý tưởng
Hàng ngày, đội ngũ thiết kế phải làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Đó có thể là khách hàng, nhà sản xuất, đồng nghiệp hoặc các bên phụ trách những công đoạn khác nhau trong dự án.
Video đang HOT
Đây cũng là lúc kỹ năng giao tiếp phát huy tác dụng. Khả năng truyền cảm hứng, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, có hệ thống sẽ giúp nhà thiết kế dễ dàng thuyết phục khách hàng và phối hợp ăn ý với các cộng sự.
Quản lý
Một dự án thiết kế thường bao gồm nhiều công đoạn và cần được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, các chuyên viên thiết kế tương lai phải có kỹ năng quản lý, phân chia công việc trong nhóm sao cho khoa học. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết cách quản lý thời gian cá nhân để có thể đảm đương nhiều dự án cùng một lúc.
Khả năng chịu áp lực
Mỗi dự án mà đội ngũ thiết kế nhận về thường đi kèm một thời hạn nhất định. Đó có thể là 6 tháng, một năm hay thậm chí chỉ vài tuần. Sau khi hoàn thiện, không phải thiết kế nào cũng lập tức được duyệt và phải chỉnh sửa thêm một vài lần nữa.
Áp lực cho ra lò những sản phẩm tốt nhất cộng với yêu cầu về thời gian đòi hỏi các chuyên viên thiết kế tương lai phải sở hữu một tinh thần thép và khả năng giữ bình tĩnh, đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.
Đại học RMIT Việt Nam thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm tác phẩm do sinh viên ngành thiết kế thực hiện.
Theo Zing
Từ chối đại học, thí sinh chọn cao đẳng chuyên sâu thực hành
Tiết kiệm, sớm trải nghiệm thức tế, tăng có hội có việc làm sau khi tốt nghiệp là những lý do khiến nhiều sinh viên từ chối vào đại học, thay vào đó, chọn theo học tại trường nghề.
Quan điểm đại học là con đường duy nhất để đến với thành công đã không còn đúng hoàn toàn trong xã hội ngày nay. Thực tế, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn học nghề để có được một công việc ổn định, từ đó thăng tiến và thành công.
Thi đỗ vào đại học ở TP HCM nhưng Lê Huỳnh Nguyên An (Lâm Đồng) lại quyết định chọn Cao đẳng nghề CNTT iSpace (iSpace) để học ngành an ninh mạng vì em đã xác định được rõ hướng đi cho mình.
An chia sẻ: "Em học cao đẳng để ra trường đi làm việc ngay đỡ đần cho mẹ. Mẹ em đã vất vả lắm rồi, em không muốn mang lại thêm muộn phiền nào cho mẹ nữa. Sau khi đi làm, em sẽ học liên thông lên đại học sau".
Lê Huỳnh Nguyên An, sinh viên ngành an ninh mạng tại iSpace.
Học để có việc làm ngay
Một trường hợp khác là Nguyễn Quốc Thanh (Tây Ninh), em đã trúng tuyển vào một trường đại học ngoài công lập có uy tín ở TP HCM nhưng vẫn chọn iSpace để theo học. Thanh cho biết em đam mê công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là an ninh mạng, em mong muốn thành công trong lĩnh vực này. Trong thời gian học, em mong muốn có thể vừa học vừa được làm thêm trong lĩnh vực CNTT để tích lũy kinh nghiệm và phát triển sự nghiệp sau này.
Năm 2015, Cao đẳng nghề CNTT iSpace ghi nhận có khá nhiều trường hợp thí sinh đăng ký học dù trước đó đã trúng tuyển đại học, kể cả trường công lập. Các em chọn học chương trình "CNTT - Học để làm việc ngay" theo bốn ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao là an ninh mạng, quản trị mạng, thiết kế đồ họa và lập trình ứng dụng di động.
Đỗ Hồng Liên từ chối đại học chọn cao đẳng chuyên sâu thực hành chuyên ngành an ninh mạng tại iSpace.
70% thời gian học là thực hành
Ở các trường nghề như iSpace, chương trình đào tạo rất chú trọng vào thực tiễn, chuyên sâu thực hành với 70% thời gian học là thực hành, mang lại hứng thú cũng như thỏa mãn được niềm đam mê khám phá của mỗi sinh viên.
Ngoài ra, các trường nghề hiện nay lại rất chú trọng đầu ra thông qua việc chủ động liên kết với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng chọn học cao đẳng, thậm chí học trung cấp chuyên nghiệp đang là hướng đi của những học sinh khát khao được tự lập sớm, không phải phụ thuộc kinh tế gia đình. Bởi khi các em chọn đúng nghề, ở những cơ sở đào tạo uy tín thì cơ hội có việc làm đúng ngành nghề đào tạo ngay sau khi ra trường là rất cao.
Thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho thấy năm 2014 có gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Con số này được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng cao khi năm 2015, nhiều thí sinh xét tuyển đại học đã chọn ngành học không theo ý nguyện của mình.
CNTT vẫn hấp dẫn
Hiện nay, Việt Nam đang đào tạo khoảng 1.500 nghề, trong đó CNTT vẫn hấp dẫn, thu hút học viên nhất bởi có nhiều cơ hội việc làm, đem lại thu nhập tốt. Khảo sát trên thực tế, cơ cấu lao động chỉ cần khoảng 10% lao động có bằng cấp, cần 40% lao động có tay nghề số còn lại là lao động phổ thông.
Ông Trân Anh Tuân, Phó giam đôc Trung tâm Dư bao nhu câu nhân lưc va Thông tin thi trương lao đông TP HCM cho biết, nguồn nhân lực CNTT đang thiếu và thực tế cho thấy bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dễ hay khó xin việc; nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, đảm bảo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề mới là yếu tố chính đưa người lao động đến với thành công.
Do đó, với xu hướng không trọng bằng cấp mà trọng tay nghề và thái độ làm việc, việc chọn một chương trình đào tạo chuyên sâu thực hành, chú trọng rèn nghề, đảm bảo ra trường có việc làm ngay như chương trình "CNTT - Học để làm việc ngay" tại iSpace sẽ là một lựa chọn khôn ngoan dành cho bạn.
Theo Zing
Đắng, ngọt cùng nghề hot của nam sinh Hot không kém nghề PG, PB đem lại thu nhập cao cho các nam sinh đắt show. Nhưng đằng sau sự hào nhoáng bên ngoài ấy lại là những đắng cay, tủi hờn. Nhiều cơ hội hấp dẫn Nghề PB (Promotion Boy) dùng để chỉ các chàng trai hoạt náo viên quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đây là nghề khá hot tại...