4 kiểu thải độc cơ thể sai lầm mà nhiều bạn trẻ vẫn cho là đúng
Không phải ai cũng biết cách thải độc cơ thể đúng nên vô tình biến chuyện thải độc trở thành nguyên nhân gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
Một trong những điều đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay chính là việc thanh lọc, thải độc cho cơ thể để phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều người thường hiểu sai phương pháp thải độc, dẫn đến những trường hợp lạm dụng các biện pháp thải độc thiếu khoa học. Điều này vô tình dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe của bạn.
Trên hết, bạn nên hiểu rõ rằng, chuyện thải độc cho cơ thể là để loại bỏ những chất cặn bã, chất độc dư thừa đang tồn đọng trong cơ thể bạn suốt nhiều ngày. Nếu không đào thải được những loại độc tố này, các chất độc sẽ tích tụ lại và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Dưới đây là một số phương pháp thải độc sai lầm mà nhiều người cứ nghĩ là đúng nên áp dụng thường xuyên. Bạn nên nắm rõ để sửa đổi ngay!
Thải độc bằng thực phẩm chức năng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giúp thải độc cơ thể được quảng cáo rầm rộ trên mạng, kèm theo đó là những lời quảng cáo hấp dẫn như mang lại lợi ích cho sức khỏe, giúp thải độc cơ thể nhanh, giảm cân hiệu quả. Điều này khiến nhiều người dễ tin tưởng và chọn sử dụng thường xuyên.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì những loại thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp thải độc cơ thể vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được tác dụng thật sự của nó. Trong khi đó, những loại thuốc hay thực phẩm chức năng trên thị trường đều có thể chuyển hóa qua gan, thận nếu dùng không theo sự chỉ định từ người có chuyên môn, thậm chí có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Do vậy, trước khi quyết định dùng tới những thực phẩm chức năng để thanh lọc cơ thể thì bạn nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa chứ không nên tự ý lạm dụng.
Thải độc bằng cách uống thật nhiều nước
Uống nước luôn được các chuyên gia khuyên là một trong những phương pháp tốt giúp thải độc cơ thể. Do nước sẽ giúp gan, thận hoạt động tốt hơn nên đẩy được độc tố ra khỏi người thông qua đường tiểu.
Tuy nhiên, bạn nên uống vừa đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (từ 2 – 2,5 lít nước) chứ không nên uống nhiều hơn mức quy định. Việc uống quá nhiều nước vô tình gây tích trữ nước và dẫn đến tình trạng khó chịu, mệt mỏi, thậm chí còn làm rối loạn chức năng gan, thận nên khiến chúng phải làm việc nhiều và khó thải độc hơn.
Thải độc bằng chế độ ăn lỏng
Một số người thường nhầm tưởng việc thực hiện một chế độ ăn lỏng sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra hiệu quả hơn. Nhưng thực tế thì, không có chế độ ăn nào sẽ loại bỏ hoàn toàn được những chất độc hại có trong gan, thận hay đại tràng nếu không có sự hỗ trợ từ các yếu tố khác.
Thậm chí, việc thải độc bằng cách gây tiêu chảy còn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường tiêu hóa. Kết quả là, những cơn tiêu chảy diễn ra liên tục có thể cuốn luôn cả mảng niêm mạc đường tiêu hóa và các vi khuẩn sống cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn ra ngoài, từ đó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để khôi phục.
Video đang HOT
Thải độc bằng cách nhịn ăn
Thay vì tìm tới những phương pháp thải độc, một số người lại chọn cách nhịn ăn để đỡ phải thải độc cho cơ thể. Vậy nhưng, việc nhịn ăn liên tục có thể gây suy dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu máu, buồn nôn, đau cơ, lo lắng, hạ đường huyết, suy gan thận… nặng hơn còn gây rối loạn nhịp tim, đột quỵ, tử vong.
Thêm nữa, những người có vấn đề về huyết áp hay bệnh tim mạch thì không được áp dụng phương pháp nhịn ăn để thải độc. Vì điều này có thể khiến bạn thèm ăn nhiều hơn, từ đó khiến cơ thể tăng cân chóng mặt. Tốt nhất, bạn vẫn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và dung nạp dinh dưỡng hợp lý vào cơ thể chứ không nên tin vào việc nhịn ăn để giảm cân hay thải độc.
Vậy nên thanh lọc cơ thể bằng phương pháp nào?
Để duy trì được cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống thì bạn nên tìm tới những chế độ ăn uống điều độ (tránh ăn nhiều hơn nhu cầu của mình hoặc có thể ăn ít hơn một chút), ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thiên nhiên và chưa qua chế biến. Hãy chọn những loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng những bài tập như yoga, chạy bộ…
Và trước khi có ý định thực hiện bất kỳ phương pháp thải độc nào thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước.
Theo Helino
Đây là những điều được - mất khi bạn thực hiện phương pháp nhịn ăn uống nước
Nhịn ăn là một trong những biện pháp thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể nhiều nhất. Đặc biệt hơn nữa, nhịn ăn uống nước còn có công dụng giải độc, giảm cân và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Nhịn ăn uống nước là một phương pháp nhịn ăn buộc người thực hiện chỉ được uống nước trong 24-72 giờ.
Alan Goldhamer, bác sĩ, người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Y tế TrueNorth khẳng định, người bệnh có thể cảm thấy khỏe mạnh hơn sau khi áp dụng phương pháp này. Hạn chế hoàn toàn tất cả các chất, ngoại trừ nước sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Về cơ bản, nhịn ăn và nhịn ăn uống nước có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là một số lợi ích của phương pháp đang được mọi người ưa chuộng này:
Nhịn ăn uống nước là một phương pháp nhịn ăn buộc người thực hiện chỉ được uống nước trong 24-72 giờ.
Tránh tình trạng tăng huyết áp
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt chứa lượng lớn muối có thể gây tăng huyết áp. Nhịn ăn uống nước là cách giải quyết tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.
Các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California đã phát hiện, 82% người tham gia thử nghiệm giảm huyết áp sau khi họ nhịn ăn dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế.
Khi hết thời gian nhịn ăn, 90% người mắc bệnh cao huyết áp có thể ngừng dùng thuốc.
Bảo vệ sức khỏe tim
Khi bạn nhịn ăn một hoặc hai ngày trong tuần, lượng calo hấp thụ vào cơ thể sẽ bị hạn chế, từ đó kéo theo một vài thay đổi về trọng lượng. Không những vậy, phương pháp nhịn ăn này còn giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan tới tim.
Suzanne Steinbaum, chuyên gia y khoa kiêm tiến sĩ tại Đại học tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, nhịn ăn gián đoạn giúp kiểm soát vòng eo, giảm nồng độ cholesterol xấu LDL và nguy cơ phát triển tế bào ung thư.
Giảm mất cân bằng oxy hóa
Lối sống và thói quen tiêu thụ thực phẩm kém lành mạnh làm mất cân bằng sự hình thành các gốc tự do có oxy (ROS). Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc, chức năng của tế bào và ADN.
Hơn nữa, mất cân bằng oxy hóa còn gia tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người có thể tìm đến phương pháp nhịn ăn uống nước. Nhịn ăn giúp giảm mất cân bằng oxy hóa bằng cách ngăn ngừa ROS.
Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người có thể tìm đến phương pháp nhịn ăn uống nước.
Thúc đẩy cơ chế loại bỏ chất độc khỏi cơ thể
Autophagy là cơ chế loại bỏ các chất độc hại ra ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thoái hóa của tế bào. Nhìn chung, đây là cách cơ thể chúng ta tự làm sạch. Nếu thiếu quá trình này, mức độc tố sẽ tăng cao và rất dễ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có ung thư.
Nhịn ăn 1-2 lần một tuần giúp cơ thể bạn tự thải chất độc và tránh tích tụ độc tố lâu dài.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nhịn ăn uống nước cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nước sẽ loại bỏ lượng độc tố tích tụ. Sau quá trình tự làm sạch này, các tế bào hoạt động hiệu quả hơn kéo theo hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể.
Nhịn ăn uống nước cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tăng độ nhạy Insulin và Leptin
Insulin và Leptin là hai hormone kiểm soát lượng đường huyết và cảm giác thèm ăn. Nhịn ăn khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Leptin là hormone có chức năng gửi tín hiệu tới não nhằm hạn chế cảm giác thèm ăn. Do đó, độ nhạy leptin càng cao thì bạn càng ăn ít, từ đó ngăn ngừa tăng cân.
Nhịn ăn là một cách tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe chúng ta khỏi các bệnh mãn tính.
Mặt trái của nhịn ăn uống nước
Dù đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nếu áp dụng lâu dài, phương pháp này sẽ gây nên một số tác dụng phụ đáng lưu ý dưới đây:
- Dẫn tới rối loạn ăn uống.
- Gây ợ nóng và suy giảm chức năng thận.
- Mệt mỏi và buồn nôn.
- Ảnh hưởng tới tâm trạng.
- Tăng sản sinh axit uric kéo theo bệnh gút.
- Gây hội chứng sương mù não.
Nhịn ăn uống nước có thể rất hữu ích nếu bạn áp dụng phương pháp này theo đúng nguyên tắc. Ngoài ra, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhịn ăn kéo dài hơn 8 giờ.
Theo doanhnghiepvn.vn
Một người đàn ông không ăn trong 382 ngày mà vẫn sống sót Không ăn gì trong hơn 1 năm nghe có vẻ như một câu chuyện viễn tưởng, nhưng trên thực tế có một người đàn ông đã không ăn bất cứ thứ gì trong vòng 382 ngày mà vẫn sống sót. (Ảnh minh họa: Pixabay) Tạp chí Postgraduate Medical xuất bản năm 1973 có ghi lại một trường hợp khó tin về một người...