4 kiểu người mẹ dễ nuôi dạy lên những đứa trẻ nổi loạn trong tương lai, các mẹ hãy thay đổi ngay còn kịp
Trong cuộc sống, 4 kiểu bà mẹ dưới đây rất dễ nuôi dạy lên đứa trẻ nổi loạn. Vì vậy, nếu ai thấy “hình ảnh” của mình trong thì nên thay đổi những thói quen này càng sớm càng tốt.
Tất cả cha mẹ trên thế giới đều yêu thương con. Chúng ta thường nói, cha mẹ chính là người “thầy” đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, vì những lời nói và hành động của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến con. Do đó, sự phát triển tính cách trẻ có liên quan mật thiết đến việc giáo dục của cha mẹ, đặc biệt là chịu ảnh hưởng rất lớn từ phương pháp giáo dục của người mẹ.
4 kiểu người mẹ dưới đây rất dễ khiến trẻ nổi loạn, bướng bỉnh về sau này.
1. Người mẹ luôn cằn nhằn, nói nhiều
Trong cuộc sống, có nhiều bà mẹ rất thích cằn nhằn, nói nhiều. Nếu có việc gì đó xảy ra với trẻ, người mẹ này sẽ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mặc dù đứa trẻ có thể biết mẹ yêu thương mình, muốn tốt cho mình, nhưng nếu sự cằn nhằn lặp đi lặp lại sẽ gây gánh nặng cho trẻ, khiến trẻ chán nản, hình thành tư tưởng xấu là không muốn nghe mẹ nói, hay mẹ nói thì cứ nói, con nghe như không.
Ngoài ra, nếu người mẹ nói quá nhiều, trẻ sẽ khó hình thành tính cách độc lập, về lâu dài, đứa trẻ sẽ sống phụ thuộc vào người mẹ. Xa hơn nữa, trẻ sẽ dần trở nên cẩu thả, thiếu trách nhiệm, không tự lập cuộc sống của chính mình.
Video đang HOT
2. Người mẹ thích so sánh
“Con hãy nhìn những đứa trẻ con nhà người ta có hư như con không…”. Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy cha mẹ nói những câu nói kiểu như vậy. Nếu người mẹ thích so sánh, luôn lấy tiêu chuẩn của đứa trẻ khác áp đặt vào con mình, thời gian dài sẽ khiến trẻ mất tự tin, thiếu ý thức trách nhiệm. Bởi trẻ sẽ nghĩ rằng cho dù bản thân có làm thế nào cũng sẽ không nhận được sự tin tưởng và công nhận của người mẹ, vì vậy điều này sẽ có tác động tiêu cực đến tính cách của trẻ.
3. Người mẹ có những yêu cầu hà khắc
Tất cả các bà mẹ đều muốn con mình trở thành một người toàn năng, hi vọng con mình biết mọi thứ và con phải thật xuất sắc về mọi mặt. Vì vậy, mẹ thường sắp xếp toàn thời gian cho trẻ đi học, nào là học kỹ năng, học đàn, học thêm văn hóa…
Mẹ đâu biết rằng, chính điều này tạo áp lực rất lớn lên vai đứa trẻ, đồng thời trẻ mất đi sự hồn nhiên và vui vẻ đáng lý ở tuổi của trẻ phải có, trẻ sẽ bị đánh mất tuổi thơ và sự trải nghiệm mình nên có. Nếu đứa trẻ lớn lên trong môi trường này, trong nội tâm trẻ sẽ bị kiềm chế, sau khi trường thành cũng rất dễ nổi loạn, nghịch ngợm.
4. Người mẹ thường tự ý thay con lựa chọn và quyết định mọi việc
Có thể nói, mẹ nào cũng muốn lo lắng và chăm sóc cho con mình có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, không ít người mẹ thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con. Họ luôn muốn con làm theo ý mình, bởi họ cho rằng, mẹ là người đi trước nên luôn có những lời khuyên cùng những định hướng đúng đắn. Bởi thế, với bổn phận làm con, trẻ cần phải nghe theo sự chỉ dẫn, định hướng đó dù chưa biết rằng, điều ấy có làm hài lòng suy nghĩ của con hay không.
Đôi khi việc mẹ thay con lựa chọn và quyết định mọi việc, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn. Thay vì lựa chọn thay con, mẹ hãy trao cho trẻ quyền tự quyết bởi bố mẹ không thể suốt đời thay con đưa ra mọi quyết định. Hãy cho con quyền lựa chọn để con có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình.
Nhưng trên thực tế, điều người mẹ cần phải làm trong quá trình trưởng thành của trẻ đó chính là sự đồng hành, sự khuyến khích của người mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Nguồn: Sohu
Theo afamily
Còn giáo viên xử phạt học sinh phản sư phạm
Đó là một trong những hạn chế về phương pháp giáo dục của giáo viên được lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM chỉ ra trong hội nghị triển khai năm học mới.
Học sinh tiểu học cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm - B.THANH
Ngày 16.8, Sở GD- ĐT TP.HCM tổ chức tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục thực hiện trong năm học mới đối với bậc tiểu học.
Theo đó, Sở đưa ra con số thống kê, có 62,96% học sinh được học tin học; 94,9% học sinh được học môn tiếng Anh ở 5 khối lớp. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được đẩy mạnh, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục pháp luật, giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em...
Giáo viên chưa chuẩn bị tốt bài dạy khi lên lớp
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở cũng đưa ra những hạn chế cần khắc phục như: Việc xếp thời khóa biểu có nơi còn chưa thực hiện đúng quy định, các môn học sắp xếp chưa khoa học. Một số giáo viên chưa sử dụng phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức như phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm, chưa bổ sung thêm nhiều bài tập phát triển năng lực, luyện tập thực hành cho học sinh.
Còn có giáo viên chưa chuẩn bị tốt bài dạy khi lên lớp hoặc không chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy dù trường đã có sẵn phương tiện, thiết bị và thực hiện việc xử phạt học sinh phản sư phạm
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học cần khắc phục việc các vật dụng (bàn ghế, tủ, kệ, cửa hỏng, bồn, chậu hoa bể) còn đặt ở nhiều nơi, có thể gây nguy hiểm cho học sinh. Một số tranh, bảng mẫu chữ, bản đồ Việt Nam, bảng quy trình rửa tay,... hoặc thiếu, hoặc cũ, hoặc treo quá cao so với tầm mắt học sinh cần được.
Bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông
Trong năm học mới, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thành phố cần chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông như: Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học để đề xuất kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Chọn lọc các giáo viên có chất lượng cao, sẵn sàng tham gia tập huấn, xây dựng đội ngũ giáo viên nguồn phục vụ cho việc bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thì các trường cần xây dựng kế hoạch đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung, khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học và đẩy mạnh việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tránh những bất cập khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, trước mắt là đối với học sinh lớp 1.
Theo Thanh niên
Giáo dục đạo đức cho HS-SV: "Khoảng trống" trong sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường Tại hội thảo "Nhà trường, gia đình và xã hội với giáo dục đạo đức công dân cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay" vừa diễn ra tại tỉnh Bạc Liêu, PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) đã nêu ra một số "khoảng trống" trong sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. PGS.TS...