4 khó khăn khi học trực tuyến
Theo chị Hồng Phương, cán bộ hỗ trợ FUNiX, người học trực tuyến thường hiểu sai cách học, không biết khai thác tài liệu, theo sát mục tiêu nên mất động lực.
Chị Đặng Nguyễn Hồng Phương hiện là cán bộ hỗ trợ (Hannah) sinh viên học trực tuyến tại FUNiX. Chia sẻ trong buổi thảo luận “Duy trì động lực thời 4.0″ tại FUNiX, chị chỉ ra khó khăn mà người học trực tuyến hay gặp phải và cách tháo gỡ.
Hình dung sai về cách học
Chị Đặng Nguyễn Hồng Phương cho biết nhiều sinh viên khi đăng ký, hình dung việc học trực tuyến sẽ có thời khóa biểu, bài giảng trong giờ lên lớp và sinh viên khác học cùng mình. Thực tế, việc học với MOOC (khóa học trực tuyến mở) có nhiều khác biệt. Học viên vào hệ thống quản lý (LMS) tự theo bài vào bất cứ thời gian nào. Lịch học sắp xếp theo thời gian biểu riêng, cần tính chủ động cao.
Chị Phương khuyên sinh viên trước khi bắt đầu, nên tìm hiểu bài, video hướng dẫn để biết về cách học và sử dụng bài giảng. Tại FUNiX, khi bắt đầu nhập học, học viên nên chia sẻ mục tiêu với đội ngũ hannah hỗ trợ, để lập một thời gian biểu phù hợp. Khi không có bạn cùng lớp, học viên nên tìm hiểu cộng đồng sinh viên để chủ động tham gia, liên kết trao đổi kiến thức.
Sinh viên trực tuyến tại FUNiX tương tác, kết nối trong buổi gặp mặt định kỳ. Ảnh: FUNiX.
Video đang HOT
Không biết khai thác tài liệu
Theo hannah, đây cũng là một khó khăn cho người học khi bắt đầu học MOOC. Ví dụ, bài học liên kết tới nhiều trang khác nhau, yêu cầu cài đặt các phần mềm để thực hành… khiến sinh viên mất phương hướng.
Học viên nên chuẩn bị vở, hoặc lập file tài liệu cho từng môn, ghi chú mục lục, các công cụ, website cần thiết… Dựa vào mục lục, người học tự vẽ sơ đồ cây, tiểu mục tương ứng với bài giảng. Khi hệ thống hóa được nội dung trên sơ đồ, việc học trở nên dễ dàng hơn.
Trì hoãn vì kế hoạch phát sinh
Trong quá trình học trực tuyến, nhiều học viên bận việc, kế hoạch bất ngờ nên bỏ cuộc giữa chừng. Hannah Phương khuyên học viên cân nhắc kỹ trước khi quyết định học. Khi đã quyết tâm học, cần cân bằng công việc, lịch công tác, kế hoạch vui chơi… để theo sát mục tiêu.
Mentor (chuyên gia công nghệ) hướng dẫn sinh viên học tập tại FUNiX. Ảnh: FUNiX.
Ngoài ra, học viên có tâm lý trì hoãn, không bắt tay ngay, nghĩ kiến thức dễ thường khó về đích. Thay vào đó, cần nghiêm túc học tập từ sớm, duy trì thời gian biểu để hoàn thành chương trình.
Mất động lực
Một số người muốn học trực tuyến để có cơ hội việc làm ngay trong thời gian ngắn, nhưng làm quen với cách học mới, khó khiến tốc độ học chậm lại, không đạt được mục đích. Một số sinh viên lại gặp vấn đề sức khỏe khi vừa học vừa làm. Những điều này khiến học viên mất động lực.
Chị Hồng Phương gợi ý: “Nếu quá chán nản, hãy nhớ tới lúc đăng ký học các bạn hào hứng như thế nào, có mục tiêu ra sao. Hãy mở kế hoạch đặt ra từ đầu để tiếp tục cố gắng”.
Để duy trì động lực học, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâmđào tạo công nghệ chuyên sâu xSeries FUNiX, chia sẻ học viên nên xác định rõ mục tiêu, tìm những vấn đề để tháo gỡ. Nếu thiếu nền tảng kiến thức nên dành từ 1 – 2 tháng để củng cố. Những tiến bộ nhỏ trong từng phần cũng sẽ giúp người học duy trì động lực trong cả quá trình.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo việc dạy học ứng phó với dịch Covid-19
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19.
Ảnh minh họa.
Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, ngày 28/01/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 79/CT-BGD&ĐT về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Để đáp ứng mục tiêu kép bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên phòng chống dịch và hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của BộGD&ĐT tại Công văn số 5210/BGD&ĐT-GDTC ngày 02/12/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 trong trường học.
Chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường và chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn trong trường hợp phát hiện ca lây nhiễm Covid -19, F1, F2,... tại địa phương, kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.
Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn số 1061/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD&ĐT và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ học ở trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&DT chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ GD&ĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.
Bắc Giang: Kích hoạt học trực tuyến ở Lục Nam và Yên Dũng Bắc Giang tạm dừng việc học chính khóa đối với tất cả các trường học, cấp học trên địa bàn huyện Lục Nam, huyện Yên Dũng từ 7 giờ ngày 30/1 cho đến khi có chỉ đạo mới. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản gửi Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cùng các đơn vị trực thuộc về...