4 khả năng phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông của Philippines
Theo dự đoán, Trung Quốc có thể triển khai các hành động ‘báo thù’ ở các thực thể ‘tranh chấp’ và vùng biển xung quanh, chẳng hạn tiếp tục bồi đắp, xây đảo nhân tạo.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: UDN Đài Loan.
Tờ Tin tức Liên hợp Đài Loan ngày 21/6 cho hay, thời gian đưa ra phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) về vụ kiện Biển Đông của Philippines sắp đến gần.
Ngày 20/6, một chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ cho rằng Tòa trọng tài rất có thể phán quyết “đường chín đoạn” do Trung Quốc yêu sách vô hiệu (không có giá trị), các thực thể (trừ đảo Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) sẽ được xác định là “đá” – điều này có lợi cho tái khởi động đàm phán, nhưng cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể triển khai nhiều hành động “báo thù” hơn.
Greg Poling, chủ nhiệm Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc CSIS đã dự đoán về một số phán quyết khả năng cùng các phản ứng liên quan của Trung Quốc như sau:
Thứ nhất, Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết có lợi cho cái gọi là “tuyên bố đường chín đoạn” do Trung Quốc yêu sách, trong tương lai sẽ không đưa ra bất cứ dị nghị nào đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh, vấn đề Biển Đông hầu như rơi vào cục diện bế tắc.
Nhưng, sự phát triển của tình hình vài tháng qua cho thấy, khả năng Tòa trọng tài đưa ra quyết định này là rất thấp.
Đài Loan triển khai bất hợp pháp máy bay vận tải C-130H trên đảo Ba Bình (Khánh Hòa, Việt Nam). Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Thứ hai, Tòa trọng tài cho rằng không thể xác định bất cứ thực thể trên biển (địa vật/feature) nào là “đá”, mà những thực thể này có thể được hưởng quyền lợi biển lớn hơn. Greg Poling cho rằng rất nhiều thực thể tranh chấp có diện tích nhỏ đến mức đến con người đứng bên trên cũng khó khăn, vì vậy, khó có thể đoán được tòa đưa ra nhận định như vậy.
Thứ ba, kết quả trọng tài có khả năng hơn là Tòa trọng tài nhận định yêu sách “đường chín đoạn” vô hiệu, hoặc ít nhất cần tiếp tục giải thích và làm rõ, “quyền lợi lịch sử” của Trung Quốc sẽ bị mất đi.
Video đang HOT
Ngoài ra, bãi cạn Scarborough do Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines được xác định là “đá”, chứ không phải “đảo”, điều này sẽ thu hẹp có hiệu quả cái gọi là “chủ quyền” do Trung Quốc yêu sách, làm cho các bên có chủ trương ở Biển Đông có khả năng tái khởi động đàm phán.
Thứ tư, Greg Poling cho rằng Tòa trọng tài có thể đưa ra phán quyết “có lợi” cho đảo Đài Loan, tức là đảo Ba Bình có nước ngọt, thích hợp cho con người ở và đời sống kinh tế, phù hợp với yếu tố quan trọng của đảo, các thực thể tranh chấp còn lại đều là “đá”.
Greg Poling còn chỉ ra rằng phán quyết này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng ít nhất có thể mở ra cánh cửa hòa giải hoặc đàm phán.
Do Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố kiên quyết không chấp nhận kết quả trọng tài, Greg Poling dự đoán, phản ứng tiếp theo của Bắc Kinh có thể bao gồm:
Ngày 28/1/2016, nguyên Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình của Việt Nam. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Thứ nhất, Trung Quốc có thể triển khai các hành động “báo thù” ở các thực thể “tranh chấp” và vùng biển xung quanh, chẳng hạn tiếp tục bồi đắp, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp).
Thứ hai, Trung Quốc có thể tái triển khai vây chặn đối với Philippines. Năm 2014, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã vây chặn tàu cá chở binh lính Philippines tiến đến bãi Cỏ Mây – tình hình đối đầu xung đột này có thể diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai.
Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc nhiều lần tái khẳng định “quyền lợi” thiết lập cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Đối với vấn đề này, Greg Poling cho rằng trong tương lai Trung Quốc có thể làm như vậy.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ lấy lý do cân bằng với các hành động tự do đi lại của Quân đội Mỹ, tiếp tục triển khai các lực lượng quân sự ở Biển Đông, tức là tiếp tục tiến hành quân sự hóa các thực thể đã cướp đoạt từ Việt Nam và các nước khác.
Theo VietTimes
Những cuộc truy đuổi ngư dân Philippines của tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Jonathan Almandrez hy vọng ông sẽ không còn bị tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt cá trên Biển Đông nếu Manila chiến thắng trong vụ kiện Bắc Kinh.
Ngư dân vận chuyển đá lạnh lên tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan, Philippines, ngày 16/6. Ảnh: AFP.
Bãi cạn Scarborough nằm cách bờ biển Philippines khoảng 230 km. Đây là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.
"Tôi tức tối khi họ trơ tráo đuổi chúng tôi đi dù chúng tôi rõ ràng ở trong lãnh thổ Philippines", người đàn ông 30 tuổi, dùng biệt danh Jonathan Almandrez, cho biết. Ông nói không muốn sử dụng tên thật do sợ sự đáp trả từ Trung Quốc.
Almandrez cung cấp một đoạn video quay bằng điện thoại cho AFP. Ông kể lại các tàu tuần tra Trung Quốc bao vây một tàu gỗ chở khoảng 10 ngư dân Philippines suốt hai giờ liền hôm 7/6.
Tàu gỗ Philippines đánh bắt cá ngay phía ngoài bãi cạn Scarborough trước rạng đông. Các tàu Trung Quốc áp sát con tàu gỗ, chỉ cách khoảng 2 m.
"Di chuyển đến khu vực khác! Không đánh bắt cá trong này", quân nhân trên tàu Trung Quốc hét lớn bằng tiếng Anh, Almandrez kể lại.
"Các người hãy quay lại Trung Quốc vì đây là tài sản của Philippines", nhóm ngư dân đáp trả.
Nhóm ngư dân Philippines cuối cùng buộc phải dời đi vì một tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều xuất hiện và sợ nó sẽ phun vòi rồng. Video cho thấy hai tàu hải cảnh treo cờ Trung Quốc và dòng chữ "CHINA COAST GUARD" (Tuần duyên Trung Quốc) ở thân.
Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát
Ngư dân địa phương cho biết họ đã đánh bắt ở bãi cạn Scarborough suốt nhiều thế hệ. Bãi cạn cách đảo Hải Nam, cực nam của Trung Quốc, khoảng 650 km, nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Tại các rạn san hô và vùng nước nông ở Scarborough, ngư dân có thể dễ dàng xiên được 200 kg cá chỉ trong vòng một giờ, Almandrez và các ngư dân khác ở Infanta, một thị trấn trên đảo Luzon có tàu đánh bắt cá ở bãi cạn, cho biết. Scarborough còn là nơi tránh bão quan trọng với ngư dân.
Một ngư dân Philippines ngồi trên mũi tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan. Ảnh: AFP.
Trung Quốc kiểm soát Scarborough từ năm 2012, sau một cuộc đối đầu với tàu hải quân và tuần duyên Philippines. Những tàu cá không chịu rời khỏi bãi cạn có nguy cơ bị phun vòi rồng, thậm chí là đâm chìm, theo các ngư dân Philippines.
"Nước phun mạnh đến mức phá vỡ một khoang xốp", Felix Lavezores, 36 tuổi, kể lại, nhắc đến vụ tấn công bằng vòi rồng hồi đầu tháng 5 ở gần cửa bãi cạn Scarborough làm vỡ thùng đá của ông, nơi lưu trữ sản lượng đánh bắt được.
Một chuyến ra khơi đến bãi cạn tốn khoảng 90.000 peso (gần 2.000 USD), bao gồm nhiên liệu, vật tư và tiền công thủy thủ. Chủ tàu không thể thu hồi số tiền này nếu họ phải quay trở lại tay trắng.
Ngư dân ở Infanta và Masinloc, một thị trấn ngư nghiệp khác, còn tố phía Trung Quốc cắt dây neo, khiến tàu Philippines có thể bị mắc cạn. Khi được hỏi về những vụ việc xảy ra ở bãi cạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục nhắc lại lập trường của nước này.
"Chúng tôi đã nói bãi cạn Scarborough là lãnh thổ nội tại của Trung Quốc. Các hoạt động hành pháp của tàu Trung Quốc trong khu vực này là hợp pháp và không thể bị chỉ trích", bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh.
Tranh chấp chủ quyền tại khu vực kéo dài nhiều thập kỷ khiến Biển Đông là nơi có nguy cơ xảy ra xung đột. Căng thẳng gần đây tăng cao do Trung Quốc tìm cách tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Trung Quốc còn tiến hành cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo. Giới chuyên gia lo ngại Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự và thiết lập kiểm soát trên không, trên biển tại Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng và trữ lượng khí đốt, dầu mỏ lớn.
Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Báo Philippines mới đây tiết lộ PCA có thể ra phán quyết vào ngày 7/7.
Trung Quốc, tham gia UNCLOS, tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết và cáo buộc Philippines làm gia tăng căng thẳng. Philippines hy vọng sẽ nhận được phán quyết có lợi, dù tối thiểu, giúp tăng áp lực ngoại giao lên Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất kể phán quyết từ PCA là gì, ngư dân Philippines dường như khó có thể trở lại bãi cạn Scarborough.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ cảnh báo Trung Quốc không khiêu khích sau phán quyết của PCA Mỹ hôm qua lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên "thực hiện thêm các hành động khiêu khích" sau khi tòa trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông. Tàu sân bay John C. Stennis và Ronald Reagan hoạt động cùng nhau tại biển Philippines ngày 18/6. Ảnh: Reuters Colin Willett, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ...