4 hành động của con khiến cha mẹ cực kỳ khó chịu nhưng lại chứng tỏ trẻ vô cùng thông minh
Một số khuyết điểm ở trẻ khiến cha mẹ phủ nhận nhưng có thể đó lại là điểm mạnh của trẻ trong tương lai.
Trên hành trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ không nên thiết lập quá nhiều quy tắc hay luật lệ cứng nhắc, hãy cho trẻ không gian riêng tư để phát triển những khả năng vô hạn. Nếu trẻ có những hành vi không phù hợp, cha mẹ có thể chậm rãi uốn nắn. Điều cha mẹ cần nhớ là đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn và bắt trẻ tuân theo.
Nhiều cha mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ trẻ, họ không bao giờ đồng tình với những việc trẻ làm. Họ luôn cảm thấy con mình thua bạn kém bè, và thường xuyên so sánh trẻ với con nhà người ta. Khi quan điểm của cha mẹ và trẻ quá khác biệt sẽ tạo tâm lý không tốt cho trẻ. Cũng như một số khuyết điểm ở trẻ khiến cha mẹ phủ nhận nhưng có thể là điểm mạnh của trẻ trong tương lai.
Lời dạy dỗ của cha mẹ hoặc giáo viên không có tác động to lớn đối với trẻ bướng bỉnh (Ảnh minh họa).
1. Trẻ bướng bỉnh
Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, cha mẹ chớ nên phiền lòng. Bởi những đứa trẻ này hội tụ tính cách lạc quan và vui vẻ. Dù đối mặt với bất cứ chuyện gì, trẻ vẫn có thể thích ứng nhanh và thái độ không dễ dao động.
Lời dạy dỗ của cha mẹ hoặc giáo viên không có tác động to lớn đối với trẻ. Bởi trẻ đã có sẵn suy nghĩ và chính kiến của bản thân. Khi bước ra xã hội, khả năng thích ứng và chịu áp lực cao sẽ là thế mạnh của trẻ. Cha mẹ nên hướng dẫn, uốn nắn những đứa trẻ có tính cách bướng bỉnh, thay vì giáo huấn khiến trẻ ngày càng chống đối cha mẹ.
Video đang HOT
Có những đứa trẻ bẩm sinh đã thích “hóng” chuyện, bé nói không ngừng khiến các bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu. Nhiều cha mẹ không thích điều này, nên họ luôn ngắt lời và cấm trẻ mở miệng. Cách răn dạy này của cha mẹ vốn là sai lầm, bởi điều này sẽ bào mòn nhiệt huyết và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Những đứa trẻ thích nói sở hữu vốn từ vựng phong phú, khả năng diễn đạt trôi chảy, tính cách hướng ngoại, tự tin và đặc biệt có khả năng lãnh đạo. Khi bước ra xã hội, đây chính là lợi thế giúp trẻ nổi bật so với mọi người. Bởi vậy, cha mẹ nên áp dụng phương pháp đúng đắn để giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng diễn đạt và nói năng phù hợp tùy thời điểm.
3. Trẻ bày trò “ nghịch dại”
Cha mẹ không nên buồn phiền khi thấy con bày ra quá nhiều trò “nghịch dại” (Ảnh minh họa).
Có những đứa trẻ luôn căng tràn năng lượng đến nỗi trẻ không thể ngồi yên một phút. Đứa trẻ này vốn rất thông minh, đầu óc nhanh nhạy, khả năng học tập tốt. Cha mẹ không nên buồn phiền khi thấy con bày ra quá nhiều trò “nghịch dại”, chỉ cần hướng dẫn giúp trẻ tiêu hao năng lượng vào việc thích hợp chính là cha mẹ đang bồi dưỡng tài năng của trẻ.
4. Trẻ thích hỏi
Khi thấy con đặt nhiều câu hỏi, cha mẹ không nên nổi nóng. Bởi điều này chứng tỏ trẻ ham hiểu biết, có khả năng tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cùng trẻ tìm ra đáp án. Những đứa trẻ thích đặt câu hỏi cần được cha mẹ phát triển theo hướng đúng đắn, nếu không sẽ phí hoài tài năng của trẻ.
Cha mẹ nên dựa theo đặc điểm tính cách của trẻ để bồi dưỡng, điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ trưởng thành và trở thành người có ích của xã hội.
Theo Cmoney/afamily
4 điều tưởng chừng khuyết điểm lại là điểm mạnh của trẻ
Cha mẹ phàn nàn con không nghe lời, lúc nào cũng bướng bỉnh và lì lợm, thực chất nhóm trẻ này tâm lý ổn định, mạnh mẽ.
Các chuyên gia về trẻ em từng nhận định: không nên đặt quá nhiều quy tắc cho con cái. Mỗi trẻ cần có một không gian riêng để phát triển bản thân trọn vẹn nhất. Trong môi trường đó, nếu trẻ sai, bạn là người sửa sai cho con, thay vì áp đặt con sống theo lý tưởng của mình ngay từ đầu.
Nhiều người thường tỏ ra lo lắng khi phát hiện ở con có những biểu hiện được cho là khuyết điểm, nhưng trên thực tế, nó lại là bản tính thiên bẩm, có thể coi là điểm mạnh của riêng đứa trẻ. Dưới đây là 4 điểm như thế:
1. Trẻ lì lợm, bướng bỉnh
Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con mình không bao giờ chịu nghe lời, lúc nào cũng nhất nhất theo ý riêng, thật bướng bỉnh và lì lợm. Tuy nhiên, nhóm trẻ này thực chất ẩn chứa tính cách lạc quan, tâm lý ổn định và mạnh mẽ, trong đầu chúng luôn có những ý tưởng riêng, không bị "đồng hóa" với bất cứ ai khác.
Trẻ nhóm này thường không bận tâm điều người khác nói kể cả cha mẹ hay thầy cô, vì đã có "hướng" của riêng mình. Đôi khi, bé khiến cho mẹ cha cảm thấy đau đầu vì sự "cứng đầu cứng cổ", nhưng bé lại là người có phát kiến, có quan điểm riêng.
Với những bé như vậy, cha mẹ cần nuôi dưỡng được tư duy độc lập của trẻ theo hướng tích cực, nhờ thế, trẻ lớn lên sẽ dễ dàng thích nghi với xã hội, bởi chúng đủ mạnh mẽ để đối diện với những môi trường dù là căng thẳng, khắc nghiệt nhất. Thay vì đòn roi hay chửi mắng, ép con phải nghe lời, cần lắng nghe các ý tưởng của chính đứa trẻ, bồi đắp tư duy chủ động của bé.
Ảnh: thechiswickcalendar.
2. Trẻ thích "hóng" chuyện
Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có thiên hướng thích tương tác. Bé có thể làm phiền cha mẹ khi thích "hóng" chuyện người lớn, đến lớp học thì hay nói chuyện riêng với các bạn, hoặc hay bắt chuyện với người lạ... Để nghiêm trị con, nhiều phụ huynh xử lý bằng cách khiển trách, đánh mắng, buộc trẻ phải im lặng. Tuy nhiên, việc làm của cha mẹ vô tình xua tan sự nhiệt tình bản năng của trẻ.
Trên thực tế, trẻ thích nói chuyện ẩn chứa khả năng tương tác, EQ cao. Trẻ nhóm này khi trưởng thành có khả năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức. Thay vì "chặn đứng" năng khiếu nói của con, hãy khuyên con nói đúng nơi, đúng chỗ, điều đó thực sự cần thiết. Việc bạn nói chuyện với trẻ thường xuyên giúp bé làm giàu kỹ năng ngôn ngữ, trở nên hướng ngoại và càng tự tin hơn sau này.
3. Trẻ bày trò "nghịch dại"
Rất nhiều cha mẹ phàn nàn rằng con họ quá nghịch ngợm, lúc nào cũng như "thừa năng lượng": thoắt cái đã trèo leo lên cửa sổ, chốc lại đào tung tủ đồ chui vào đó, hay chơi những trò mà chỉ cái đầu "kỳ quặc" của trẻ nghĩ ra... Đó đều là biểu hiện của tư duy nhạy bén, sáng tạo.
Đứa trẻ này khi đi học thường bị trách phạt vì quậy phá, nghịch ngợm, nhưng đều là những trẻ thông minh, khả năng học tập tốt khi được dìu dắt và chỉ bảo vào khuôn khổ. Vì thế, khi trẻ bày trò nghịch ngợm, bạn nên đặt câu hỏi: Con đang chơi trò gì thế, trò chơi ấy thế nào, chỉ cho mẹ đi... ! Dần dần, trẻ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, sau đó bạn uốn nắn con sao cho trò chơi của con trở nên phù hợp và an toàn hơn, thay vì cấm cản, trách mắng bé ngay từ đầu.
4. Trẻ hay hỏi
Những trẻ này khiến bạn đau đầu vì suốt ngày hỏi: Tại sao lá cây màu xanh? Tại sao bầu trời nhiều mây thế? Tại sao mẹ lại sinh ra con.... ? Bất cứ vấn đề gì cũng có thể được bé đặt ra làm câu hỏi, và bản chất của việc đặt câu hỏi là bé muốn tìm hiểu, khám phá. So với những bé ít tò mò, thường chấp nhận thông tin có sẵn, nhóm trẻ này có sự tò mò mạnh mẽ, mong muốn được thỏa mãn điều đó.
Đối với trẻ nhóm này, cha mẹ càng không nên nôn nóng, sốt ruột yêu cầu bé im lặng. Hãy cùng con khám phá câu trả lời, cùng con tìm tòi và làm thỏa mãn con. Nhờ vậy, đứa trẻ dung nạp nhiều kiến thức, khi trưởng thành sẽ hiểu biết và có một chỗ dựa vững chắc riêng, đó chính là trí tuệ của bé.
Thùy Linh
Theo Cmoney/VNE
Những hành vi xấu của con mẹ cần chấn chỉnh ngay kẻo hối không kịp Hay ăn vạ chỗ đông người, thiếu tôn trọng, thậm chí hỗn hào, luôn cho mình là nhất, là đúng... là những hành vi xấu mẹ cần dạy bảo con ngay kẻo muộn. Trẻ nhỏ đang độ tuổi học ăn, học nói, học cách giao tiếp và va chạm với thế giới rộng lớn, mẹ phải hết sức chú ý đến từng hành...