4 điều nên biết trước khi ly hôn để không hối tiếc
Ly hôn chưa bao giờ là dễ dàng trong cuộc sống hôn nhân. 4 lời khuyên của chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nếu bạn đang cân nhắc chuyện này.
Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, ly hôn và kết hôn không quá quan trọng bằng việc chúng ta có giữ được sự tử tế khi đang chung sống với nhau hoặc giữ được sự tử tế khi đã ly hôn hay không.
Khi chung sống mà không thể nào đối xử tử tế với nhau thì đó là điều vô cùng tệ, sẽ tạo ra một bầu không khí vừa tệ, vừa căng thẳng, vừa khó chịu cho mọi người phải chung sống trong một căn nhà. Bao gồm cả bạn, cả đối phương và đôi khi là những đứa con.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu bạn đang chênh vênh giữa ngưỡng cửa “ly hôn” hay “không ly hôn” , “buông ” hay là “không buông “, nếu bạn đang phải trải qua những nỗi đau như bạn đời ngoại tình, hay những sai lầm của đối phương khiến bạn rất tổn thương, vợ chồng khắc khẩu, không san sẻ được với nhau… thì hãy thử xoay chuyển góc nhìn của bạn với những sự kiện đó, với những hành động đó để bạn có thể nhận ra một vài điều sau đây nếu lựa chọn ly hôn.
Điều số 1: Duy trì quan hệ tốt với đối phương
Kết hôn, ly hôn, chung sống với nhau hay không còn chung sống với nhau không quan trọng bằng việc chúng ta còn giữ được sự tử tế với nhau hay không.
Giá trị của con người sẽ được thể hiện khi mọi thứ tan vỡ. Nếu khi mọi thứ tan vỡ mà chỉ trích, liên tục đổ lỗi cho hoàn cảnh và đối phương, luôn đóng vai nạn nhân trong mọi câu chuyện thì bạn phải xem lại con người của chính mình.
Video đang HOT
Còn trước khi mọi thứ tan vỡ, bế tắc bạn vẫn giữ được sự tử tế để đối xử với người đó thì chính là sự bản lĩnh của bạn.
Điều số 2: Ngừng làm tổn thương đối phương
Hôn nhân được vun đắp bằng những lời lẽ ghét bỏ và chê bai dấu hiệu của sự tan vỡ.
Cho dù bạn ly hôn với bất kể lý do nào đi chăng nữa, thì bạn hãy loại bỏ suy nghĩ đổ lỗi và ngừng đóng vai nạn nhân trong chính câu chuyện của mình. Bởi vì một mối quan hệ tan vỡ không thể xuất phát từ một phía, mà để mối quan hệ tan vỡ đều có lỗi của bạn, của đối phương.
Trong một mối quan hệ, cả hai bên đều có trách nhiệm để duy trì và phát triển mối quan hệ đó. Việc chỉ trích hoặc đổ lỗi cho đối phương không giải quyết được vấn đề và thậm chí còn có thể làm tổn thương thêm mối quan hệ.
Thay vào đó, cả hai bên nên cùng nhau trao đổi, thảo luận và tìm ra giải pháp để cải thiện mối quan hệ. Đôi khi, việc nhìn lại bản thân và chấp nhận lỗi của mình cũng là cách để giúp mối quan hệ được cải thiện và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Điều số 3: Vợ chồng là duyên phận
Trên cuộc đời này, duyên đến duyên đi là điều không thể tránh khỏi. Duyên đến bạn không cần phải mong cầu thì cũng sẽ đến, có những duyên phải rời đi bạn có níu kéo mấy cũng phải rời đi.
Chúng ta khổ là bởi vì chúng ta luôn muốn kiểm soát duyên đến bên mình, mà duyên là những thứ ta không thể kiểm soát được, nếu bạn càng muốn kiểm soát thì bạn càng căng thẳng và mệt mỏi hơn mà thôi. Điều mà bạn có thể kiểm soát được đó chính là thái độ và cách phản ứng trước những sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn.
Điều số 4: Chọn chuyên gia tâm lý hôn nhân một cách khôn ngoan
Nếu bạn đang phân vân giữa việc ly hôn hay ở lại trong một mối quan hệ, đây là một quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong nhiều năm tới. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Gặp chuyên gia tâm lý hôn nhân là những chuyên gia có chuyên môn về tâm lý học và tình cảm học liên quan đến hôn nhân và gia đình. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý và tình cảm mà bạn đang gặp phải trong hôn nhân của mình và cung cấp cho bạn các giải pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề này.
Các chuyên gia thường sử dụng các phương pháp tâm lý học để giúp bạn xác định nguyên nhân của các vấn đề trong hôn nhân và cung cấp cho bạn các kỹ năng và phương pháp để giải quyết chúng.
Tóm lại, tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia và một lộ trình đồng hành phù hợp là một quyết định tốt để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và đảm bảo rằng bạn đang có được các thông tin và lời khuyên chính xác để giải quyết tình huống của mình.
Thương nhà chồng neo người, ly hôn xong tôi để con trai ở lại, vừa quay đi mẹ chồng đã lẩm bẩm câu này khiến tôi đòi con bằng được
Sốc óc trước những lời chỉ trích không ra gì, tôi uất ức mà quay lại giành lấy thằng bé từ tay bà nội rồi đáp trả đanh thép.
Từng yêu nhau 9 năm mới cưới vậy mà sau 3 năm kết hôn vợ chồng chúng tôi lại chọn cách ly hôn để kết thúc tất cả. Không có người thứ 3 xen vào nhưng chúng tôi liên tục cãi vã, phần từ áp lực gia đình nhà chồng, phần vì kinh tế và cái tôi của cả 2 quá cao. Hơn 3 năm, chúng tôi có với nhau cậu con trai năm nay lên 2 tuổi, cũng là tài sản chung duy nhất mà cả hai phải đau đầu thoả thuận.
Bố mẹ chồng tôi hiếm con, chỉ có mỗi chồng tôi là con độc đinh nên quý cháu nội lắm. Biết tin vợ chồng tôi ra tòa, bà buồn ra mặt và cho rằng tôi là khởi nguồn của vụ ly hôn này. Mẹ trách tôi chỉ biết nghĩ cho bản thân, ly hôn làm khổ cháu nội bà nhưng chúng tôi không thể ở với nhau được nữa. Những năm tháng sống chung cùng mẹ chồng, sự khó tính của mẹ khiến tôi mệt mỏi, chán nản vô cùng.
Ra toà, tôi quyết định để chồng nhận quyền nuôi con, không tranh chấp bất cứ tài sản nào hết. Tôi bước chân vào nhà anh như thế nào thì ra đi như thế, không đòi hỏi gì. Thương nhà chồng neo người, tôi không nỡ mang đi niềm vui nhỏ bé của gia đình đi. Cả ông bà nội và bố nó rất yêu thương chăm sóc tốt cho thằng bé, chỉ là vợ chồng tôi không còn ở được với nhau nữa nên chia tay. Tôi tin thằng bé ở với ai cũng tốt, ai cũng yêu thương nó vô điều kiện.
Kết thúc phiên toà, tôi lại thấy nặng lòng vô cùng. Từ ngày mai mẹ con tôi phải xa nhau, thời gian gặp sẽ chỉ có chốc nhát, chẳng được nhiều. Tôi không thể hoàn thành tốt trách nhiệm của một người mẹ với con. Nhưng dù tôi ở đâu cũng sẽ luôn theo dõi con, quan tâm con, bởi với tôi nó là tài sản vô giá tôi không thể nào bỏ được.
Vậy mà vừa quay lưng bước chân ra khỏi nhà chồng về mẹ chồng đã lẩm bẩm với người hàng xóm: "Loại mẹ tệ, sẵn sàng bỏ con để dễ bề lấy chồng mới. Sau này muốn gặp con tôi cũng không cho gặp". Bà hàng xóm lại thêm câu: "Phụ nữ thời nay nó vô trách nhiệm thế đấy, con cũng không cần!'.
Sốc óc trước những lời chỉ trích không ra gì, nặng lời như vậy. Tôi uất ức mà quay lại giành lấy thằng bé từ tay bà nội rồi đáp trả đanh thép: "Mẹ kiếm con dâu mới để cô ta đẻ cháu khác cho. Con của con không thể ở với bà được!". Không cho tôi đòi lại thằng bé, cả hai đều giành thằng bằng được. Chồng cũ về thấy cảnh này liền bế thằng bé vào nhà rồi đuổi tôi đi. Anh cấm tôi mang thằng bé đi đâu, cho rằng tôi là người lật lọng không giữ lời hứa.
Chán nản, bực tức, lại cảm thấy tổn thương khi nhà chồng không biết mình nghĩ cho họ. Tôi quyết định sẽ nhờ luật sư để giành lại quyền nuôi con từ nhà chồng. Sao họ có thể nói những câu nặng nề, khó nghe như thế được. Tôi ly hôn rồi họ cũng không buông tha cho đứa con dâu này ư? Phụ nữ lấy chồng lãi nhất đứa con, vậy mà tài sản vô giá của tôi, tôi cũng để cho họ vậy mà họ không biết điều.
Mấy hôm nay tôi đến gặp con, nhà chồng đóng sầm cửa, đuổi tôi về không cho vào. Còn chồng thì hùa theo mẹ nói tôi vô trách nhiệm, không cho con nhận mẹ. Nhìn con khóc gọi mẹ mà tôi xót vô cùng. Tôi nên làm gì đây, ly hôn rồi mọi thứ vẫn không thể nhẹ nhàng, vui vẻ được sao?
(Xin giấu tên)
Gặp lại vợ cũ trên chuyến xe buýt và hành động tự nhiên trong lúc phanh gấp khiến chúng tôi đoàn tụ Ba năm sau ly hôn, tôi và vợ cũ chưa từng gặp lại nhau, cũng không liên lạc vì tôi không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của cô ấy. Tôi và vợ cũ đều là mối tình đầu của nhau. Cả hai yêu nhau say đắm, đúng là cái gì đầu tiên cũng gây dấu ấn mạnh mẽ khó phai mờ....