4 điều cần lưu ý khi đi du học, đảm bảo an toàn trong thời Covid-19
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch du học năm 2020 của nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những cánh cửa khác đang mở ra cho các bạn học sinh có cơ hội được du học qua nhiều hình thức khác nhau. Cần lưu ý gì khi đi du học, đảm bảo an toàn trong thời Covid-19.
Năm học sắp kết thúc. Đây là thời điểm nhiều phụ huynh lo lắng vì dự định du học của con em mình có thể không được thực hiện như kế hoạch. Nên hay không nên đi du học trong thời Covid-19? Cần lưu ý gì khi đi du học trong thời Covid-19?
Bạn có thể tham khảo một số chia sẻ dưới đây của Tổ chức giáo dục quốc tế New Ocean để có lựa chọn phù hợp và đảm bảo an toàn cho con khi quyết định chọn con đường du học.
Nên hay không nên đi du học trong thời Covid-19?
Dịch bệnh khiến nhiều quốc gia vẫn đang áp dụng lệnh cấm bay và đóng cửa biên giới. Việc xin Visa cũng khó khăn. Nên tiếp tục dự định du học hay tìm kiếm cơ hội khác an toàn, hiệu quả hơn là băn khoăn của không ít phụ huynh.
Nên hay không nên cho con đi du học trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được dập tắt là băn khoăn của nhiều phụ huynh
Tuy nhiên, tại các quốc gia, dù chưa hết dịch, nhịp sống cũng đang dần ổn định trở lại. Các nước đang dần dần dỡ bỏ những điều kiện cách ly xã hội, mở cửa biên giới. Rất nhiều những cánh cửa khác đang mở ra cho các bạn học sinh có cơ hội được du học qua nhiều hình thức khác nhau.
Tại một số nước được nhiều du học sinh Việt Nam lựa chọn như Úc, Canada, Singapore…, chính phủ các nước cũng ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ du học sinh như: tổ chức chương trình học online cho sinh viên quốc tế mới nhập học, không ảnh hưởng đến lộ trình, kiến thức và chất lượng giảng dạy; cho phép sinh viên Việt Nam nợ bằng, bảng điểm đối những bạn nhập học kỳ tháng 7, 9, 10/2020; xét duyệt Visa du học bình thường trong mùa dịch Covid-19 bởi lãnh sự quán làm việc online…
Đây là những thuận lợi với các du học sinh trong đại dịch Covid-19. Điều bạn cần làm là liên hệ với trường học, quốc gia nước con em mình dự định du học để tìm hiểu thông tin, và những chính sách hỗ trợ cho du học sinh sau mùa dịch Covid-19 một cách chính xác nhất trước khi quyết định có cho con tiếp tục du học không.
Cần lưu ý gì khi đi du học trong thời Covid-19
Video đang HOT
Nếu vẫn quyết định chọn con đường du học trong năm nay, bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hành trang cả về thủ tục hành chính, tâm lý, sức khỏe, giúp con đảm bảo an toàn, phòng chống Covid-19.
- Đừng trì hoãn nộp hồ sơ
Nếu có kế hoạch cho con du học ngay kỳ nhập học sắp tới, bạn cần chuẩn bị những thủ tục cần thiết để có thể nộp hồ sơ bất cứ lúc nào, trong suốt mùa dịch. Vì có thể, sau mùa dịch, số lượng hồ sơ sẽ tăng đột biến và bạn có thể sẽ phải xếp hàng để chờ đợi đến lượt mình. Học bổng sẽ không bao giờ chờ đợi bạn, cơ hội sẽ không có lần thứ hai.
Nhiều cơ quan, Lãnh sự quán vẫn đang làm việc online. Họ sẽ không để bạn phải chờ lâu sau khi mùa dịch qua đi. Hãy chuẩn bị tốt nhất ngay từ bây giờ. Bạn có thể cùng con xây dựng 2 – 3 kế hoạch dự phòng. Ví dụ nếu con không kịp đi học cho kỳ tháng 9/2020, thì vẫn còn kỳ nhập học vào tháng 1-2/2021.
Hãy chú ý tham khảo và liên hệ với các bên liên quan ngay khi thay đổi kế hoạch, đừng để đến phút chót mới thông báo vì có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của du học sinh.
Chuẩn bị mọi thứ cho chuyến du học sắp tới
Đây là thời điểm bạn cần cùng con tìm hiểu thêm về đất nước dự định du học, ngôi trường sẽ theo học. Đặc biệt, cần trang bị cho con những kĩ năng cần thiết cho việc sống tự lập tại nước ngoài như: ngoại ngữ, kỹ năng phỏng vấn Visa
Chuẩn bị tâm lý cho những trường hợp xấu nhất
Ví dụ như chi phí đi lại đắt đỏ do việc cắt giảm chuyến bay. Đại sứ quán/lãnh sự quán/nơi tiếp nhận hồ sơ thị thực hiện đang dừng nhận đặt lịch hoặc giới hạn số lịch hẹn mỗi ngày…
Dạy con cách tự chăm sóc bản thân, đảm bảo an toàn phòng dịch
Chọn con đường tương lai trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ mang đến những căng thẳng về tâm lý, sức khỏe. Bạn nên hướng dẫn con cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, chuẩn bị hành trang tốt nhất để đi du học.
Cụ thể: ba mẹ có thể cùng con vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhắc nhở con xây dựng thời gian biểu cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi; ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Bạn cũng đừng quên dạy con một số kỹ năng như: cách dọn dẹp phòng, cách nấu những món ăn bổ dưỡng, tăng sức đề kháng để phòng dịch Covid-19…
Chàng trai trúng tuyển hai đại học hàng đầu Singapore
Kiểm tra email, thấy chữ "Congratulations" từ Đại học Công nghệ Nanyang, Nguyễn Ngọc Minh vẫn chưa tin là trúng tuyển, phải đọc lại nhiều lần, hỏi kỹ bạn bè.
Minh là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Biết Đại học Công nghệ Nanyang thông báo kết quả trúng tuyển sáng 12/3, nhưng Minh không đợi thư vì bận học online từ 7h30 sáng đến 11h. Khi biết mình đỗ, năm đầu tiên được hỗ trợ 50% học phí (15.000 SGD, khoảng 250 triệu đồng), ngày nào Minh cũng lên mạng tìm kiếm ảnh, video về Đại học Công nghệ Nanyang, tưởng tượng 4 tháng nữa được ngồi đọc sách trong 7 thư viện của trường.
Ngày 9/4, nhận tiếp email thông báo trúng tuyển từ Đại học Quốc gia Singapore, Minh vui nhưng không sung sướng như khi hay tin đỗ Nanyang. "Em tự hào vì đã thể hiện tốt trong đợt ứng tuyển của Đại học Quốc gia Singapore nhưng sẽ chọn Công nghệ Nanyang làm điểm đến", chàng trai cao gầy, nước da ngăm đen nói.
Đối với Minh, hành trình chinh phục hai đại học top 3 tại Singapore, top 11 trên bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2020 của QS chứa đầy thách thức. Khi còn học THCS tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, Minh chỉ tập trung vào hai môn yêu thích là Toán và Vật lý.
Thấy con trai học tốt hai môn này bố mẹ khuyến khích Minh thi vào trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Năm 2017, Minh trúng tuyển lớp chuyên Toán, bố mẹ vừa mừng vừa lo vì con trai phải xa gia đình, lên Hà Nội tự tập.
Đầu kỳ II lớp 11, trong khi bạn bè mải ôn luyện thi học sinh giỏi, Minh suy tính chọn trường đại học. Thấy một người bạn sang Singapore học dự bị tiếng Anh một năm trước khi học đại học, Minh cũng tính đến chuyện du học. Vì Singapore yêu cầu vốn tiếng Anh tốt, Minh bắt đầu tập trung học ngoại ngữ.
Thừa nhận "học yếu tiếng Anh", để du học Minh phải ôn lại ngoại ngữ từ trình độ cơ bản trong khi thời gian chuẩn bị du học chỉ khoảng một năm. Từ tháng 3/2019, Minh ôn ngữ pháp, phát âm và từ vựng tiếng Anh. Thay vì chơi bóng đá, cầu lông cùng các bạn trong ký túc xá, Minh dành toàn bộ thời gian rảnh học ngoại ngữ.
Nguyễn Ngọc Minh, học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau 2 tháng, Minh tìm đến trung tâm cải thiện kỹ năng đọc, viết kết hợp tự học nghe, nói tại nhà. Mỗi tuần, Minh viết ít nhất bốn bài luận và dành thời gian đọc báo CNN, Reuters. Khi đã hoàn thành bài tập của trung tâm, em làm thêm đề tự luyện trên mạng, đọc bài luận mẫu, nghe và nói theo các video tiếng Anh.
"Việc đọc báo nước ngoài đã thành thói quen mỗi ngày của em. Nhờ vậy, em đã cải thiện kỹ năng đọc hiểu và vượt qua ba bài đọc trong đề thi của Đại học Công nghệ Nanyang", Minh nói.
Sau ba tháng, Minh phải giảm thời gian học ngoại ngữ để ôn Toán và Vật lý bằng tiếng Anh, phục vụ cho kỳ thi UEE. Đây là kỳ thi xét tuyển vào Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Quốc gia Singapore với ba môn: Toán, Tiếng Anh, Vật lý hoặc Hóa học.
Minh bảo học tiếng Anh vốn khó nên học thêm Toán và Vật lý bằng tiếng Anh càng vất vả hơn. Ở môn Toán, nhờ được thầy giáo chủ nhiệm xây dựng kiến thức vững chắc, Minh dễ dàng bắt nhịp với việc làm đề bằng tiếng Anh. Những từ chuyên ngành không hiểu, em tra từ điển và lên mạng tìm hình, video minh họa.
Với môn Vật lý, ban đầu khi đọc đề bằng tiếng Anh, Minh cảm thán "Lạ quá!", "Tại sao chỗ này lại như vậy?". Nam sinh nhận xét kiến thức môn Vật lý trong đề thi UEE yêu cầu rộng hơn kiến thức tại Việt Nam. Nếu bài tập Vật lý tại Việt Nam chú trọng tính toán thì Singapore yêu cầu vận dụng kiến thức vào đời sống hoặc giải thích hiện tượng, lý thuyết. Minh lấy ví dụ sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lý giảm tải phần Nhiệt học nhưng tại Singapore học sinh vẫn học nên em phải tự học bằng tiếng Việt rồi chuyển sang làm đề tiếng Anh.
Nhiều hôm 1-2h sáng, Minh rón rén bật chiếc đèn bàn màu vàng cam làm bài tập. Khi tìm ra câu trả lời cho một đề Vật lý khó, em muốn hò reo nhưng sợ ảnh hưởng đến các bạn nên chuyển sang làm những bài khó hơn. Có hôm đi ngủ sớm, Minh trằn trọc vì một câu tiếng Anh đọc không hiểu. Chỉ cần nửa tháng làm quen môn Toán tiếng Anh, nhưng ở môn Vật lý, Minh mất ba tháng để thành thạo.
Ngoài thi UEE, đại học Singapore còn chú trọng điểm trung bình học tập. Vì vậy, song song ôn luyện UEE, học tiếng Anh, Minh phải đảm bảo điểm học tập cao. Kết quả kỳ thi UEE không được công bố nhưng Minh vui khi giành điểm trung bình kỳ I năm lớp 12 ở Toán, Vật lý và Tiếng Anh lần lượt là 9,9; 9,8 và 7,6.
Một yếu tố khác để các trường Singapore đánh giá thí sinh là bài luận. Trong đề luận của Đại học Công nghệ Nanyang, Minh được yêu cầu giới thiệu về bản thân. Ban đầu, Minh cho là viết về bản thân dễ hơn làm bài nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn nhưng đến khi thực hiện thì mới phát hiện "không đơn giản chút nào".
"Bài luận giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ ứng viên và là điểm phân biệt em và các ứng viên khác. Vì vậy, em phải đào sâu tìm tòi ưu, nhược điểm để đưa ra bức tranh toàn diện, chân thật nhất về bản thân", Minh nói và cho hay viết về niềm đam mê Toán học, Vật lý từ ngày học cấp 2 tại tỉnh Hưng Yên đến khi bước chân vào trường chuyên quốc gia tại thủ đô Hà Nội.
Sau nửa tháng lên ý tưởng, viết khoảng 6 bản nháp, Minh mới ưng ý bài luận, nhưng lại suýt không thể nộp hồ sơ du học do các trường yêu cầu thanh toán phí hồ sơ qua thẻ thanh toán quốc tế trong khi gia đình không sử dụng dịch vụ này. "Lúc đấy em tưởng không thể ứng tuyển được nữa, tự trách mình không chú ý đến các yêu cầu phụ khiến công sức đổ sông đổ bể. Nhưng may mắn có hai bạn thân đã đứng ra thanh toán giúp em", Minh nhớ lại.
Dù điểm học tập tốt, Minh bộc bạch từng tự ti vì không có thành tích ngoại khóa như nhiều bạn cùng ứng tuyển. Cân nhắc đến tình huống bị các trường Singapore từ chối, Minh đã tham khảo ngành học và đại học tại Việt Nam. Thư trúng tuyển của Đại học Công nghệ Nanyang không chỉ khiến Minh vui mừng vì thành tích được công nhận mà còn nhận ra các đại học đánh giá sinh viên rất toàn diện, sẽ không vì một tiêu chí chưa đạt mà bỏ qua ứng viên phù hợp.
Minh tiết lộ thành công ngày hôm nay nhờ vào khả năng quản lý thời gian học được từ cuốn sách "Thuật quản lý thời gian" của Brian Tracy. Vừa phải học tiếng Anh, ôn UEE và đảm bảo thành tích trên lớp là việc không dễ dàng nên nếu không biết cách sử dụng thời gian hợp lý sẽ bị stress.
TS Nguyễn Sơn Hà, giáo viên Toán, chủ nhiệm lớp 12 Toán 1, đánh giá Minh không phải là học sinh xuất sắc trong lớp, nhưng lại rất kiên trì. Ngoài nội dung thầy dạy trên lớp hoặc giao nhiệm vụ cho cả lớp tìm hiểu thì Minh còn chủ động trao đổi riêng với thầy qua Internet, xin thêm tài liệu để đọc.
Là giảng viên tại Trung tâm giáo dục Hexagon nơi Minh học thêm, thầy Phạm Văn Thuận nhận xét Minh học giỏi, tư duy tự nhiên tốt. "Đề Toán, Vật lý bằng tiếng Anh, theo yêu cầu trong bài thi UEE từ phía Singapore, đòi hỏi kiến thức rộng hơn trong trường Việt Nam, có nhiều câu hỏi mới lạ nên Minh phải nghiêm túc trau dồi, cố gắng bứt phá", thầy Thuận nói.
Dự định theo học ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật điện, Minh sợ phải gấp rút bay sang Singapore để nhập học ngày 12/8, trong khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra ngày 8-11/8. Nếu vậy, kế hoạch nhập học trước nửa tháng để làm quen trường và bạn bè phải hủy. Hiện Minh ở nhà học trực tuyến, trau dồi khả năng tiếng Anh và tìm hiểu văn hóa Singapore để thích nghi với môi trường mới.
Tú Anh
Định cư Canada bằng con đường du học Bắt đầu du học thạc sĩ tại Đại học British Columbia năm 42 tuổi, năm 44 tuổi anh Nguyễn Đăng Anh Thi và cả gia đình đủ điều kiện định cư tại Canada. Anh Anh Thi đã chia sẻ kinh nghiệm tự tìm trường và làm thủ tục định cư. Từng làm tư vấn tại nhiều tổ chức quốc tế như IFC, Deloitte...