4 điều cần làm khi có dấu hiệu đau bụng vào buổi sáng
Đau bụng buổi sáng là triệu chứng phổ biến và hầu hết không phải là chứng bệnh nguy hiểm. Khi bị đau bụng buổi sáng, 4 điều sau đây nên làm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngày, theo Reader.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Tất nhiên, nếu trường hợp nặng, bạn nên đi gặp bác sĩ.
Đi vệ sinh
Xác định những gì đằng sau cơn đau dạ dày có thể khó khăn, nhưng đau ở vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, tiến sĩ Steven Fleisher, Trưởng khoa Tiêu hóa và Giám đốc Nội soi can thiệp tại Trung tâm điều trị bệnh tiêu hóa tại Medstar Franklin Square Medical (Mỹ) cho biết.
Thức dậy đau bụng buổi sáng có lẽ là hệ tiêu hóa đang gặp khó khăn trong khởi động sau một đêm ngủ, nhưng nếu bạn có thể đi tiêu vào lúc này, sẽ giúp ích cho bạn.
Video đang HOT
Biện pháp tự nhiên
Dầu bạc hà, gừng và nghệ có thể làm giảm cơn đau nếu do đầy hơi. Nếu vấn đề của bạn là do trào ngược a xít, bạc hà thực sự có thể cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, rượu gừng chữa bệnh đau dạ dày cũng hữu ích.
Làm nóng cơ thể
Một miếng đệm sưởi ấm hoặc khăn ấm hoặc túi đậu nóng có thể giúp giảm đau dạ dày, đặc biệt là nếu bị hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng, bác sĩ Fleisher nói.
Chạy bộ
Tập thể dục giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, tập luyện buổi sáng thực sự có thể làm giảm các vấn đề về bụng, tiến sĩ Fleisher nói.
Theo Thanh niên
Hai nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày
Loét trong miệng thì dễ nhận biết nhưng loét dạ dày thì khó nhận biết hơn vì thường nó sẽ thể hiện triệu chứng khi đã loét.
Shutterstock
Loét dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ của chất nhầy trong dạ dày bị giảm, khiến các mô dễ bị tổn thương bởi a xít tiêu hóa. Không có gì đáng ngạc nhiên, đau bụng sẽ là triệu chứng đầu tiên của loét dạ dày khi bụng đói.
Loét dạ dày có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, giảm cân, trào ngược a xít và các triệu chứng khác. Vì các dấu hiệu không rõ ràng, nên cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ, theo Medical Daily.
Có hai nguyên nhân chính gây loét, Shipla Ravella, bác sĩ tiêu hóa tại NewYork-Presbyterian và Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ), cho biết. Nguyên nhân đầu tiên là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori.
Việc sử dụng lâu dài thuốc không steroid, thuốc chống viêm và steroid - những thuốc này sẽ bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và các loại thuốc khác, là nguyên nhân thứ hai khiến loét dạ dày.
Trải qua chấn thương nghiêm trọng, bệnh tật hoặc trải qua phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng dẫn đến loét dạ dày.
Một số nhóm thực phẩm cần tránh vì chúng có thể dẫn đến loét dạ dày, theo tiến sĩ Quin Liu từ chương trình Can thiệp Tiêu hóa Can thiệp tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai (Mỹ).
"Bản thân thực phẩm không gây loét, nhưng một số loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng loét điển hình như đau bụng, cảm giác nóng rát ở bụng hoặc vùng ngực hoặc sự khó chịu nào ở bụng", bác sĩ Liu giải thích.
Mặc dù căng thẳng tâm lý cũng không dẫn đến loét, nhưng nó chắc chắn có thể làm xấu đi những thứ hiện có giống như thức ăn cay. Chữa lành vết thương có thể chậm lại khi cơ thể sản xuất hoóc môn căng thẳng quá mức, vì vậy chúng ta cần ưu tiên chăm sóc bản thân càng nhiều càng tốt.
Sau khi được chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Bạn cũng có thể phải dùng thuốc ngăn chặn a xít dạ dày để giảm triệu chứng. Điều quan trọng là tìm cách điều trị loét càng sớm càng tốt. Nếu không được can thiệp, nó có thể gây ra các vấn đề đáng kể như đau không chịu nổi hoặc ra máu. Theo Healthline, loét xuất huyết có thể đe dọa tính mạng.
Khi loét xuất huyết, bệnh nhân có thể nhận thấy máu trong chất nôn hoặc phân có màu tối bất thường. "Cả hai đều là những dấu hiệu đòi hỏi sự chăm sóc y tế khẩn cấp", Sophie Balzora, bác sĩ tiêu hóa và trợ lý giáo sư tại Trung tâm y tế thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết.
Theo thanhnien
5 lời khuyên vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh Nhiều người thường chỉ chú ý chăm sóc sức khỏe thông qua việc bổ sung đủ dưỡng chất, rèn luyện sức khỏe để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng... vì cho rằng đó là những yếu tố quan trọng. Shutterstock Thực tế thì hệ tiêu hóa có khỏe, hệ miễn dịch mới khỏe, sức đề kháng mới tăng và cơ...