4 điều cấm kỵ đối với giấc ngủ trưa, không hề tốt cho sức khỏe nhưng đa phần mọi người đều không biết
Sau một buổi sáng bận rộn, dành một chút thời gian để chợp mắt sau bữa ăn trưa thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, đừng phạm phải 4 điều cấm kỵ này trong giấc ngủ trưa, nó có thể dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có thói quen ngủ trưa, thậm chí với một số người nếu không ngủ vào buổi trưa, họ chắc chắn sẽ chẳng thể làm gì được cả vào buổi chiều, điều này cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn này trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn cũng là một trong số nhiều người phạm phải 4 điều cấm kỵ này trong giấc ngủ thì nên thay đổi ngay đi!
1. Ăn quá nhiều trước khi ngủ trưa
Mặc dù câu tục ngữ nói rằng: “Buổi sáng ăn cho mình, buổi trưa ăn cho bạn, buổi tối ăn cho kẻ thù” nên nhiều người nghĩ rằng bữa trưa nên ăn thật no say để có nhiều năng lượng cho buổi chiều làm việc. Tuy nhiên, ăn trưa quá nhiều trước khi ngủ lại không phù hợp!
Điều này là bởi cảm giác no sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, khi bạn đi ngủ sau bữa trưa, dạ dày vừa đầy thức ăn, một lượng lớn máu sẽ chảy đến dạ dày, huyết áp sẽ giảm, oxy và chất dinh dưỡng trong não sẽ giảm đáng kể. Ngủ ngay lập tức sẽ khiến máu không đủ cung cấp cho não.
Do đó, cách đúng nhất là bạn nên nghỉ ngơi hơn mười phút (hoặc đến khi tiêu bớt cơn no bụng) sau bữa trưa trước khi đi ngủ. Thực tế, ở điểm này, nhiều người vẫn làm sai.
2. Thời gian ngủ trưa quá dài
Video đang HOT
Cho dù bạn là một nhân viên văn phòng hay một người thường xuyên phải di chuyển, tiêu tốn nhiều sức lực thể chát, nghỉ ngơi vào buổi trưa và ngủ trưa chắc chắn đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Như đã nói ở trên, ngủ trưa được coi là giấc ngủ ngắn, do đó chỉ cần chợp mắt một chút, nó cũng giúp bạn giảm mệt mỏi cơ thể hiệu quả, đồng thời, mang lại trạng thái tương đối cân bằng cho nội tiết trong cơ thể, bổ sung năng lượng tốt để làm việc vào buổi chiều.
Tuy nhiên, khi thời gian ngủ trưa quá dài, nó sẽ gây phản tác dụng, khiến bạn trở nên mệt mỏi, uể oải hơn và não bộ phải tốn nhiều thời gian hơn để đưa cả cơ thể về trạng thái cân bằng như bình thường. Nói chung, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng nửa tiếng là đủ.
3. Thắt lưng không nên buộc quá chặt trong lúc ngủ trưa
Đối với nhiều người, nhất là với phái nữ, vẻ đẹp luôn là điều quan trọng. Để mặc vừa một chiếc quần ưa thích hoặc phô ra đường eo siêu nhỏ gợi cảm, họ có thể chấp nhập đeo thắt lưng chặt 1 chút.
Nhưng cần lưu ý rằng khi chúng ta thắt lưng quá chặt trong lúc ngủ trưa, nó sẽ cản trở lưu lượng máu lưu thông, thậm chí có thể gây ra chứng đau dây thần kinh tọa. Vì vậy, chúng ta không nên buộc quá chặt thắt lưng trong lúc ngủ trưa.
4. Ngồi ngủ
Nhiều người làm việc trong văn phòng đã quen với việc ngồi ngủ buổi trưa. Điều này vô tình làm chậm nhịp tim khi bạn ngồi ngủ, thể tích mạch máu sẽ tăng lên và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể cũng sẽ chậm lại tương đối. Nó có thể gây chóng mặt và mờ mắt sau khi thức dậy. Với người già và người có chức năng tim kém cần hết sức chú ý.
4 sai lầm ngủ trưa khiến nhiều người uể oải chẳng thấy khỏe chút nào
Giấc ngủ trưa tưởng ngắn nhưng cũng phải đúng cách kẻo cả buổi chiều sẽ thấy mệt mỏi hơn.
Sai lầm 1: Cố gắng thức dù buồn ngủ
Một số người cao tuổi thường mang tâm lý sợ ngủ trưa vì lo rằng ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm và thậm chí thức trắng đêm do không thể ngủ được. Bởi vì nỗi sợ này mà họ cố gắng thức ngay cả khi rất buồn ngủ vào buổi trưa. Thực tế là nếu ngủ trưa một cách hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
Nếu như bạn buồn ngủ vào buổi trưa mà vẫn cố thức thì buổi chiều sẽ mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ. Điều này khiến cho não căng thẳng và cơ thể sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Sai lầm 2: Ngủ ở đâu cũng được là sai lầm
Có nhiều người vẫn mang quan niệm giờ ngủ trưa là cái chợp mắt và có thể ngủ ở bất cứ đâu, không nhất thiết chú ý đến vị trí ngủ, không ít người còn chọn ngủ trên bàn làm việc. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Ngủ trên ghế sofa hay bàn là việc sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho đầu giảm, gây chóng mặt và mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Với những người bị thoái hóa cột sống cổ, điều này càng nặng và khó chịu hơn. Vì vậy, ngay cả ngủ trưa là chợp mắt cũng cần chú ý nơi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một tấm thảm kèm một chiếc gối như trên giường, hoặc tốt nhất nên ngủ trên giường. Trang phục lúc ngủ trưa cũng cần thoải mái, chuẩn bị thêm tấm chăn mỏng.
Sai lầm 3: Ngủ trưa quá lâu
Thời gian tốt nhất để ngủ trưa là không quá 1 tiếng. Nếu ngủ quá lâu, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế sâu khiến cách mao mạch ở mô não bị đóng lại quá lâu. Lúc đó việc lưu thông máu ở não sẽ kém, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại.
Sai lầm 4: Ngủ ngay sau bữa trưa
Sau khi ăn trưa, nhu động ở đường tiêu hóa tăng, một lượng máu lớn sẽ dồn vào hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn đã ăn. Điều này cũng khiến cho nguồn cung cấp oxy cho não giảm. Vì vậy, bạn không nên ngủ trưa ngay lập tức mà thay vào đó hãy ngồi nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới ngủ.
Để có giấc ngủ trưa tốt, bạn cũng không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá no. Vì ăn quá no có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Sau khi ngủ dậy, bạn nên uống một ly nước, người già thì nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng, massage ở vùng ngực 5-10 phút.
Giấc ngủ trưa ngắn là tốt?
Một nghiên cứu được đăng tải trên Medical News Today cho biết thời gian ngủ trưa tốt nhất là ngủ ngắn. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa 25, 35 và 45 phút vẫn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ khuyên nên ngủ trong 20 phút sẽ đưa lại cảm giác sảng khoái nhất. Tổ chức này cảnh báo nếu ngủ trưa lâu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Sau khi thức dậy từ một giấc ngủ sâu chắc chắn sẽ không thoải mái.
Ngoài chuyện "giao ban", buổi tối mà nghiêm chỉnh làm việc này thì cơ hội thụ thai tăng gấp 2 lần Các nhà khoa học tuyên bố ngủ 8 giờ một đêm giúp tăng gấp đôi khả năng thụ thai nhờ tác dụng cân bằng hormone và giảm những căng thẳng không đáng có. Trong một nghiên cứu được trình bày trong hội nghị của Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Châu Âu (European Society for Human Reproduction and Embryology), các nhà nghiên...