4 điện thoại Nhật “xịn” giá chỉ 3 triệu đồng
Không phổ biến như các thương hiệu điện thoại di động khác, tuy nhiên, ở phân khúc bình dân 3-4 triệu đồng, hiện trên thị trường Việt cũng có khá nhiều dòng điện thoại Nhật để bạn lựa chọn.
Softbank Sharp 932SH (2,69 triệu đồng)
Với nhiều người, chiếc điện thoại này không còn thuộc về phạm trù điện thoại có chức năng camera nữa mà đã bước sang khái niệm camera có chức năng điện thoại. Với chíp CCD 8 megapixel (dùng trong máy kỹ thuât số), “dế” được ví như một cái rạp hát gia đình với âm thanh chuẩn Virtual Dolby surround cùng màn hình 3,3 inche, độ phân giải 854 x 480 pixel siêu nét.
Đây là mẫu điện thoại tầm trung tích hợp nhiều tính năng cao cấp nhất hiện nay của hãng SoftBank. “Dế” tạo ấn tượng với thiết kế của camera 8.0megapixles chip CCD, cùng flash LED. Quay video với tốc độ (864×480) tốc độ 30 khung hình/giây, và có thể đạt mức 120 khung hình/giây nếu để ở độ phân giải 320 x 240.
Điểm độc đáo nhất của 932SH đó chính là thiết kế khớp xoay, với mặt ngoài không hề thấy khớp xoay ít ai nghĩ rằng nó sẽ xoay ngang được 90 độ. 932SH sở hữu màn hình rộng 3.3inch chuẩn hiển thị WVGA 16 triệu màu cho màu sắc trung thực và không hề bị loá dưới ánh nắng mặt trời. Bàn phím to và rộng thuận tiện cho việc soạn tin nhắn. Giao diện menu của 932SH trông cũng rất sinh động với nhiều màu sắc
Ngoài chuẩn âm thanh 5.1ch ra, 932SH còn 1 điểm khác đáng chú ý đó là camera chụp ảnh 8.0megapixles chip xử lý ảnh CCD (dành cho các máy KTS chuyên dụng) với iso chụp ảnh lên đến 2500 cho chất lượng chụp ảnh rất ổn.
Docomo LG L01C (3,799 triệu đồng)
Tính năng nổi bật của chú “dế” này là chụp hình cực net với camera 5.1M cực kỳ nét. Người dùng có thể nghe nhạc bằng windows media player. Đây là chú dế có kích thước dài 109mm x rộng 50mm x dày 16.5mm (chỗ dày nhất 16.4), trọng lượng 123g. Có khả năng chống thấm nước IPX7.
“Dế” Nhật này được trang bị hệ điều hành I-motion docomo, thiết kế nắp gập truyền thống. Camera chính 5.0M Cmos, size 1920 x 2560, nhưng không có camera phụ. Điện thoại chỉ hỗ trợ ba ngôn ngữ là Anh, Nhật và Hàn Quốc. Màn hình chính 2.8 inch Wide, hiển thị 262,144 màu, độ phân giải 240×400px; Màn hình ngoài 0.9 inch, 128×36px, Hiển thị đầy đủ thông tin cuộc gọi, tin nhắn
Nhược điểm của dế này là không cài thêm được các ứng dụng tại Việt Nam. Nó có khả năng kết nối dữ liệu Băng tần 2G 900/1800/1900/850 MHz; hỗ trợ 3G ở băng tần 2100 MHz HSDPA (tuy nhiên chưa hỗ trợ sử dụng tại Việt Nam). Do không có kết nối wifi, chưa được hỗ trợ 3G tại Việt Nam nhưng chú “dế” này lại được tích hợp khá đầy đủ những tính năng hữu ích khác.
Dế dùng ổn định hoàn toàn với tất cả các mạng tại Việt Nam và thế giới nên người dùng hoàn toàn có thể sử dụng được SIM của các mạng di động MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile, Beeline, Viettel. Bộ nhớ Bộ nhớ trong 153M; Bộ nhớ ngoài Thẻ MicroSD, Hỗ trợ tối đa 16Gb; Danh bạ có thể lưu được tới 5000 số; Tin nhắn không bị giới hạn; Nguồn Pin L11 3.7v 900mAh 3.4Wh; Thời gian đàm thoại đạt tới 210p (3G) / 180p (GSM); Thời gian chờ 350h (3G) / 220h (GSM).
Sharp 0902c (3,8 triệu đồng)
Sharp 0902c được đánh giá có nhiều cải tiền vượt bậc, duy trì kiểu xoay gập chữ T độc đáo, đường bo kim loại bao quanh máy tạo vẻ khỏe khoắn, chắc chắn đầm tay. Các tính năng của máy cũng được trang bị khá ổn như màn hình lớn 3,3″, chơi video WVGA 864×480 full màn hình nét căng; Âm thanh trầm hơn, đục và đậm chất Rock.
Video đang HOT
Dế còn được trang bị chuột quang ở giữa vuốt vuốt như laptop; Cảm biến chuyển động, lắc tay chuyển nhạc, chuyển ảnh, zoom ảnh. Máy được trang bị Camera 5.2Mpx, nhận dạng khuôn mặt. Bàn phím trong suốt, in chữ chìm, khoảng cách giữa các phím lớn rất dễ thao tác. “Dế” còn được trang bị đầy đủ các chức năng bảo mật, chặn cuộc gọi, ghi âm cuộc gọi, tự động trả lời.
Softbak Sharp Galapagos 003SH (3,99 triệu đồng)
Thuộc dòng “dế” có pin khá khủng, Softbak Sharp Galapagos 003SH có thời gian chờ 410 giờ (3G) và 350 giờ (GSM). Người dùng có thể đàm thoại liên tục tới 420 phút (3G) / 380 phút (GSM); 003sh có 3 màu đỏ, đen, trắng để bạn lựa chọn. “Dế” có khả năng kết nối wifi, Bluetooth. Với OS Android 2.2, 003sh thực sự là 1 smartphone đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí và công việc.
Bạn có thể xem phim 3D, tuy nhiên, phải là dạng 3D side by side thì mới xem rõ các hiệu ứng 3D. Máy có chức năng chuyển video từ 2D sang 3D. Mặc định trong máy có 2 phần mềm để nghe nhạc và xem phim.
Cụ thể, phần mềm built-in của Android OS có đầy đủ các hiệu ứng khi Pop, Rock, Dance, Surround, Surround bass… Còn phần mềm của Softbank dành để nghe nhạc và xem phim. Video chạy mượt nhất ở chuẩn HD 720p. Bạn có thể giải trí với một loạt game ấn tượng. Nó chạy được đa số các game dành cho android hiện nay, kể cả game HD như Asphalt 5,6, Hero of Sparta, Assassin Creed, PES2011….
Chỉ có điều, bộ nhớ trong của máy được trang bị với dung lượng không lớn nên các ứng dụng đa số đều truy xuất trên thẻ nhớ.
Theo VNMedia
Điện thoại Nhật - Thú chơi của các fan công nghệ
Thị trường điện thoại di động ở Nhật hình thành 2 trường phái: truyền thống và hiện đại. Dù thuộc trường phái nào, những chiếc điện thoại này cũng đều có sức hấp dẫn riêng.
Chất công nghệ trong từng chiếc điện thoại Nhật
Hầu hết những ai yêu thích công nghệ đều bám theo các hãng như Apple, HTC, Samsung, Nokia... để đón chờ thông tin về các sản phẩm mới với những công nghệ mới được tích hợp trong đó. Một phần cũng do các hãng này có chiến lược truyền thông rất tốt. Trong khi đó, có rất nhiều mẫu điện thoại Nhật đi trước về công nghệ so với các hãng kể trên đến hàng năm trời nhưng chỉ được người dân Nhật biết đến.
Dưới đây là một số mẫu điện thoại Nhật mà cho đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào sánh kịp.
Vodafone 903SH của Sharp ra đời tháng 8/2005 đã được tích hợp camera 3.2MP, zoom quang, chip CDD, màn hình Aquad, chip âm thanh Yamaha. Ở thời điểm đó, hầu hết các điện thoại mới chỉ được gắn thêm camera VGA, xịn hơn là 1.3MP.
Softbank 922SH của Sharp ra mắt tháng 3/2008 được mệnh danh là cỗ máy Internet nhờ có thiết kế giống hệt chiếc máy tính và khả năng truy cập tốc độ cao.
Cùng ra đời vào thời điểm năm 2007, 2008, SH 0902C của Sharp là mẫu điện thoại ứng dụng chuẩn DVD đầu tiên với màn hình độ phân giải 16:9, màn hình wide.
Sharp SH 12C ra tháng 4/2011 ở thời điểm đó là chiếc điện thoại 3D đầu tiên trên thế giới. Máy có thể quay, chụp, xuất phim và hình ảnh 3D chất lượng cao mà cho đến nay chưa điện thoại nào theo được.
Anh Phan Lạc Trung, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại Nhật ở Hà Nội, vốn là một người đã sống và học tập ở Nhật một thời gian dài. Rồi vì đam mê những chiếc điện thoại ở đây mà anh "rẽ ngang", trở thành người chuyên phân phối điện thoại Nhật ở Việt Nam cũng là để phần nào thỏa mãn niềm say mê của mình.
Theo anh Trung, Nhật Bản là đi đầu về công nghệ điện tử trên thế giới. Những công nghệ hàng đầu ấy, người Nhật dùng để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mình. Và vì vậy, không cần phải quảng bá ầm ĩ làm gì.
Phong cách truyền thống của các điện thoại Nhật
Nói đến Nhật Bản người ta hay nhắc đến những nét văn hóa rất đặc trưng như nghệ thuật cắm hoa Ikebana, nghệ thuật gấp giấy Origami, áo Kimono... Trong lĩnh vực công nghệ, những chiếc điện thoại Nhật cũng mang bản sắc rất riêng. Đó là những chiếc điện thoại máy gập, màn hình lớn, sắc nét, xoay được, âm thanh hay, chụp ảnh đẹp.
Lí giải một chút cho mẫu máy truyền thống của Nhật, anh Nguyễn Minh Hoàng, nhân viên Bộ KHCN, một người cũng từng học tập ở Nhật cho rằng, người Nhật đề cao tính tiện dụng, vì thế chiếc điện thoại - ngoài nghe gọi còn dùng để nghe nhạc, chụp ảnh, lướt web, thanh toán, mua hàng trực tuyến, xem ti vi, nghe đài... nói chung là "tất cả trong một". Vì lẽ đó, phần đa các điện thoại Nhật có màn hình gập và có thể xoay được để khi cần nó có thể biến thành màn hình rộng (wide) phục vụ xem tivi, lướt web. Chưa kể, chất lượng các tính năng nghe nhạc, chụp ảnh cũng phải... đạt tiêu chuẩn Nhật Bản.
Người Nhật sử dụng điện thoại mọi lúc, mọi nơi, mọi việc, vì thế, nó là thiết bị phải rất tiện dụng: nhỏ gọn và tất cả trong một.
Nói đến điện thoại Nhật cũng cần nói đến nét đặc trưng bên trong đó là tính bảo mật cá nhân cao (đối với các tin nhắn, danh bạ). Anh Trung cho biết, trên hầu hết mỗi chiếc điện thoại Nhật đều tích hợp tính năng bảo mật cho tin nhắn và danh bạ. Người dùng có thể sử dụng mật khẩu hay tính năng ẩn cho tin nhắn, danh bạ.
Sau này, Toshiba cũng tích hợp thêm cả tính năng bảo mật vân tay vào dòng điện thoại Regza T01D. Ngoài ra, các điện thoại Nhật sử dụng loa ngoài với âm lượng vừa phải, tính năng từ chối cuộc gọi được cho là "rất lịch sự" (người dùng chỉ thấy là không liên lạc được mà không rõ vì sao, không hiểu lầm là bận hay tắt máy).
Suốt một thời gian dài, người tiêu dùng Nhật chỉ quen dùng các sản phẩm do trong nước sản xuất. Cho đến gần đây, một số rất ít các sản phẩm nước ngoài như iPhone mới được người Nhật để ý. Cũng vì lẽ đó, thị trường điện thoại Nhật gần đây hình thành 2 trường phái. Trường phái truyền thống là các điện thoại chạy phần mềm riêng của nhà sản xuất, máy gập, màn hình lớn, hỗ trợ âm thanh và chụp ảnh riêng. Và trường phái hiện đại mới hình thành, đó là các điện thoại chạy hệ điều hành như iOS, Android. Cũng theo anh Trung, về cơ bản, các điện thoại truyền thống tuy không có được kho ứng dụng hấp dẫn như điện thoại chạy hệ điều hành nhưng chất lượng âm thanh, hình ảnh, camera vẫn hơn hẳn.
Những ai đã có tìm hiểu qua về điện thoại Nhật đều biết, mỗi mẫu điện thoại chỉ được sản xuất 1 lô duy nhất. Không những thế, mỗi mẫu điện thoại cũng để lại những dấu ấn rất riêng về công nghệ mà cho đến nay, các hãng điện thoại trên thế giới mới "chạy theo mà chưa kịp".
"Thú chơi" điện thoại Nhật
Như đã nói ở trên, các điện thoại Nhật chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Cũng cần nói thêm về đặc trưng của thị trường viễn thông Nhật, người dùng phải đăng kí trước với nhà mạng rồi mới được mua máy. Gọi là mua nhưng phần lớn người dân không phải trả tiền mà sẽ phụ thuộc vào hợp đồng sử dụng dịch vụ với nhà mạng. Hầu hết các dịch vụ mà người dân Nhật có thể sử dụng trên điện thoại đều do nhà mạng cung cấp. Cũng vì lẽ đó, phần đa trên mỗi chiếc điện thoại đều có tên nhà mạng rồi mới đến seri máy của nhà sản xuất. Chẳng hạn, Vodafone 903SH; Docomo SH10C...
Có thể nói, mối hợp tác giữa nhà mạng và nhà sản xuất thiết bị là rất chặt chẽ. Cũng vì lẽ đó, các điện thoại Nhật khi mang ra khỏi biên giới Nhật hay đúng hơn là không có sự hỗ trợ của nhà mạng ở Nhật, sẽ rất khó phát huy năng lực.
Dù vậy, không phải là không có cách và đã có khá nhiều điện thoại Nhật được mang về Việt Nam chủ yếu qua đường xách tay. Sau đó, nhờ các "công nghệ" ghép sim, bẻ khóa, mở mạng, giải mã... các điện thoại Nhật vẫn sử dụng được ở Việt Nam dù năng lực có khi chỉ đạt 50%, thậm chí có chiếc điện thoại không thể nghe gọi được mà chỉ dùng được các tính năng chụp ảnh, nghe nhạc. Nhưng đối với những người yêu thích các sản phẩm chất lượng cao, điện thoại Nhật vẫn là niềm yêu thích.
Người yêu thích điện thoại Nhật đủ mọi thành phần từ thanh niên, học sinh đến phụ nữ trung niên, cán bộ hưu trí...
Bác Giang (Thái Thịnh, Hà Nội) cho biết đã mua đến 3 chiếc điện thoại Nhật, trong đó chiếc điện thoại Casio CA01C chụp ảnh, quay camera dưới nước rất tốt. Hè năm ngoái bác đã sử dụng nó để quay khi lặn biển Nha Trang. Còn chiếc điện thoại bác đang dùng là Sharp SH 01D vào Internet rất nhanh, xem tivi được tất cả các kênh và nghe được tất cả các đài địa phương. Bác thường dùng nó để xem đá bóng buổi đêm thay cho tivi để khỏi ảnh hưởng đến mọi người.
Còn Lê Hiếu, sinh viên ĐH Giao Thông Vận Tải lại rất thích chiếc điện thoại SH805 UC ở hai tính năng chụp ảnh và sạc pin bằng năng lượng mặt trời.
Anh Trung cho biết, ngày càng có nhiều người biết đến điện thoại Nhật và khoảng 2 năm gần đây thì hình thành hẳn những nhóm người chuyên chơi, sưu tầm điện thoại Nhật. Trong số các khách hàng thân thiết của cửa hàng, ngoại trừ lớp thanh niên còn có cả phụ nữ tuổi trung niên, học sinh, thậm chí cả cụ ông tuổi đã ngoài 70. Đặc biệt, có khách hàng sở hữu vài chục chiếc điện thoại mà mỗi chiếc đều xứng đáng được coi như một siêu phẩm công nghệ.
Trên nhiều diễn đàn, chủ đề dành cho những người yêu thích điện thoại Nhật cũng được lập ra như year1.com, tinhte.com. Ngoài ra, còn có khá nhiều cửa hàng chỉ chuyên kinh doanh điện thoại Nhật và ông chủ vốn là những người đam mê điện thoại Nhật như dienthoainhat.com, jmp.vn, trungjapan.com... Các cửa hàng này cũng là nơi giao lưu, trao đổi máy của những người yêu điện thoại Nhật.
"Một điều rất đáng chú ý là tính năng chụp ảnh ở Nhật được sử dụng rất nhiều, gần như là tính năng được sử dụng phổ thông nhất. Các dòng điện thoại ở Nhật nổi tiếng thế giới về công nghệ chụp ảnh với chất lượng không thua kém các máy ảnh số. Do đó, không có gì là quá ngạc nhiên khi người Nhật thường xuyên sử dụng điện thoại di động để chụp hình. Nhiều người Nhật cũng thường xuyên chụp ảnh rồi gửi kèm qua email hoặc đăng tải trên các mạng xã hội để chia sẻ với người thân và bạn bè. Với sự vượt trội về tốc độ của mạng 3G, chiếc điện thoại lúc này được sử dụng giống như một chiếc máy vi tính tí hon.
"Top" các tính năng phổ biến được người Nhật sử dụng nhiều nhất là: chụp ảnh, máy tính, đồng hồ báo thức, danh bạ, lịch làm việc, nhận dạng mã vạch, ghi chú, GPS, ví điện tử, điều khiển thiết bị từ xa...", anh Nguyễn Minh Hoàng, một người từng học tập ở Nhật cho biết.
Theo ICTNew
Điện thoại 3D đang rẻ dần tại VN LG và HTC giảm giá dòng di động 3D không cần kính, trong khi các mẫu tầm thấp của Mobiistar thu hút một lượng người dùng thích tính năng phụ này. Dòng 3D cao cấp đang giảm giá mạnh. Ảnh: Quốc Huy. Xuất hiện từ cuối 2011 và được kỳ vọng là trào lưu mới của điện thoại thông minh, tuy nhiên, điện...