4 điểm mới trong quy định đầu tư CNTT dùng vốn nhà nước, áp dụng từ ngày mai
Từ ngày mai, 9/4/2020, hai Thông tư 03, 04 của Bộ TT&TT hướng dẫn Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước có hiệu lực. Hai thông tư này có 4 điểm mới chính so với quy định cũ.
Một điểm mới của Thông tư 03 so với quy định cũ là nâng mức kinh phí phải lập đề cương và dự toán chi tiết từ 3 tỷ đồng lên mức 15 tỷ đồng
Thông tư 03 quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư 04 về lập, quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng CNTT cùng được Bộ TT&TT ban hành ngày 24/2/2020 và đều chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày mai, ngày 9/4/2020, thay thế cho các Thông tư 21 và 06 được lần lượt ban hành vào các năm 2010 và 2011.
Đây là hai trong các Thông tư được Bộ TT&TT xây dựng để hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định tại Nghị định 73 ngày 5/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, đơn vị chủ trì xây dựng các Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 của Chính phủ, so với quy định cũ, Thông tư 03 hướng dẫn lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước có 2 điểm mới chính.
Cụ thể, Thông tư 03 quy định nâng mức kinh phí phải lập đề cương và dự toán chi tiết từ 3 tỷ đồng lên mức 15 tỷ đồng. Quy định mới này nhằm đồng bộ với mức kinh phí đã được Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 51 của Nghị định 73.
Cũng để phù hợp với Nghị định 73, đồng thời giúp nâng cao vai trò của Sở TT&TT trong quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT tại các địa phương, tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 6, Thông tư 03 quy định các đơn vị chuyên môn về CNTT (với cấp Bộ là các đơn vị chuyên trách CNTT hoặc đơn vị chuyên môn về CNTT theo phân cấp quyết định, cấp tỉnh là các Sở TT&TT) có trách nhiệm thẩm định phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đề cương và dự toán chi tiết.
Đối với Thông tư 04, hai điểm mới chính của Thông tư gồm: quy định nhiều phương pháp đơn giản hơn để xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư; và bổ sung chi phí quản lý, thu nhập chịu thuế tính trước đối với một số loại chi phí.
Phân tích cụ thể về các điểm mới này, đại diện Phòng Quản lý đầu tư, Cục Tin học hóa cho biết, việc trước đây quy định các chi phí trong tổng mức đầu tư phải được tính toán chi tiết như khi lập dự toán là không cần thiết, không phù hợp vì giai đoạn này mới mang tính sơ bộ.
Video đang HOT
“Vì thế, Thông tư 04 đã quy định nhiều phương pháp đơn giản hơn như báo giá, chuyên gia, so sánh để lựa chọn trong việc tính toán các chi phí của tổng mức đầu tư, giúp rút ngắn thời gian lập dự án”, đại diện Phòng Quản lý đầu tư nêu.
Về lý do quy định bổ sung chi phí quản lý, thu nhập chịu thuế tính trước đối với một số loại chi phí, đại diện Phòng Quản lý đầu tư, Cục Tin học hóa cho hay, trước đây không được tính các chi phí này do chưa có quy định. Thực tế triển khai các đơn vị vận dụng theo các văn bản dẫn đến không chính thống, không thống nhất. Thông tư 04 ngày 24/2/2020 của Bộ TT&TT quy định chính thức để đảm bảo phù hợp thực tế và được áp dụng thống nhất.
Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được Chính phủ ban hành ngày 5/9/2019 và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định này thay thế cho Nghị định 102 ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80 ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.
Nghị định 73 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vướng mắc cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT; đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, từ đó thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.
Được biết, để hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 73, hiện Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Tin học hóa còn đang xây dựng các Thông tư hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT; công tác triển khai, giám sát triển khai và nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng CNTT; và quy định các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ CNTT.
Vân Anh
Israel học được gì để trở thành quốc gia 'an toàn' giữa đại dịch
Deep Knowledge Ventures - công ty đầu tư mạo hiểm vào chăm sóc sức khỏe và trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) - đánh giá Israel là quốc gia 'an toàn' nhất trong đại dịch COVID-19, ít nhất cho đến thời điểm này, theo tạp chí Nikkei.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu (trái) tiếp tục cách ly lần 2 sau khi Bộ trưởng Y tế Yaakov Litzman (phải) dương tính với COVID-19.
Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus SARS-CoV-2 gây ra, bác sĩ Arnon Afek luôn bắt đầu ngày mới với những tài liệu báo cáo, nghiên cứu về dịch bệnh. Nhưng gần đây, vị Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Y tế Chaim Sheba từ bỏ thói quen đó.
"Đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Số lượng tài liệu là vô cùng. Kiến thức mỗi ngày một nhiều", bác sĩ Afek cho biết.
Bệnh viện của Afek được coi là bệnh viện tốt nhất của Israel đi đầu trong công tác chống dịch bệnh. Ông tin tưởng trong cuộc chiến này, quốc gia của ông, châu Á và toàn thế giới sẽ chiến thắng bằng những kiến thức được chia sẻ.
Một số quốc gia đã chứng minh tính hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong khi Singapore giành được lời khen với phương pháp theo dõi liên lạc và giãn cách xã hội, thì Hàn Quốc lại trở thành một hình mẫu chuẩn cho xét nghiệm quy mô lớn và các trạm xét nghiệm nhanh.
Bảng xếp hạng mà Deep Knowledge Ventures (DKV) đánh giá các quốc gia dựa trên 76 thông số, trong đó gồm số ca mắc COVID-19, số ca tử vong, diện tích địa lý, nhân khẩu học, chuyên môn y tế, hệ thống quản lý điện tử của chính phủ và khả năng phòng thủ...
"Israel là một quốc gia tương đối nhỏ, tổ chức chặt chẽ. Hệ thống quản lý điện tử của chính phủ cũng tỏ ra hiệu quả khi áp dụng trên toàn quốc", ông Dmitry Kaminsky - quản lý DKV - trả lời phỏng vấn tạp chí Nhật Bản Nikkei, lưu ý thứ tự xếp hạng có thể thay đổi trong tương lai.
Trong bảng xếp hạng, Singapore đứng thứ 2, theo sau là Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc). Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 6 và Hàn Quốc rơi khỏi top 10.
Tất cả các quốc gia kể trên đều có hệ thống chăm sóc sức khỏe được đánh giá cao. Nhưng theo ông Kaminsky, lịch sử chiến tranh kéo dài hàng chục năm đã mang đến cho Israel một lợi thế khi nói đến kiểm soát biên giới, điều động nguồn lực và khả năng đối phó với bất kỳ mối đe dọa địa chính trị nào nảy sinh từ đại dịch.
"Chúng tôi làm việc trong thời bình để luôn chuẩn bị sẵn sàng, để đảm bảo toàn bộ hệ thống của chúng tôi cùng chung tiếng nói. Tất cả bệnh viện, dịch vụ khẩn cấp, quân đội cảnh sát... biết cách phối hợp vì chúng tôi đã tập luyện điều này", bác sĩ Afek cho hay.
Theo ông Kaminsky, mặc dù đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia "an toàn nhất" trong đại dịch song an toàn không đồng nghĩa với miễn dịch.
Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của Israel đến ngày 8/4 đã vượt ngưỡng 9.000. Phần lớn các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và số ca tử vong đang ở con số 71. Dịch bệnh đã xuất hiện trong bộ máy chính quyền của Israel. Tuần trước, Bộ trưởng Y tế Israel Yaakov Litzman có kết quả dương tính với COVID-19, buộc Thủ tướng Benjamin Netanyahu tiếp tục cách ly lần 2.
Nhân viên y tế tại trung tâm Chaim Sheba sử dụng công nghệ để giảm thiểu sự tiếp xúc với bệnh nhân.
Mặc dù Israel đã triển khai các biện pháp phòng ngừa như cách ly sớm những người về từ vùng dịch, đóng cửa trường học, cấm tụ tập quá 10 người và yêu cầu người dân ở nhà, song các ca mắc mới tại nước này vẫn gia tăng.
Theo bác sĩ Eyal Leshem - Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Sheba, tình huống này đã được lường trước. Ông cho biết số người xét nghiệm tăng gấp bốn lần trong vòng một vài tuần qua, và "khi càng xét nghiệm thì các ca dương tính càng nhiều thêm". Số ca xét nghiệm trung bình một ngày của Israel hiện là 6.000, và nước này mong muốn mục tiêu sẽ lên 30.000 ca. Một điều mà Israel chưa có là sự xuất hiện ồ ạt các ca mắc bệnh nặng. "Chúng tôi tự tin rằng các biện pháp giãn cách xã hội đã cho thấy hiệu quả", ông Leshem nhấn mạnh.
Bác sĩ Afek cho biết Israel đã học hỏi Hàn Quốc về mô hình xét nghiệm. "Tôi có thể nói rằng ngay từ đầu chúng tôi không xét nghiệm đủ... Khi nghiên cứu, chúng tôi nghĩ nên xét nghiệm sớm hơn. Đây là điều mà tôi tin Hàn Quốc đã làm, và chúng tôi nên học từ kinh nghiệm của họ".
Trong khi đó, một bài học khác trong cuộc chiến chống dịch mà Israel học được từ các quốc gia châu Á là chuyện đeo khẩu trang. "Đây là việc mà mọi người tại Trung Quốc, Nhật Bản đều làm. Chúng tôi học họ. Nó cũng là việc hợp lý". Theo một nguồn tin mật, tháng trước, Mossad - cơ quan tình báo Israel - đã mua hàng triệu chiếc khẩu trang và hàng nghìn bộ xét nghiệm test kit. Người Israel gần đây cũng được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.
Không chỉ học hỏi và phụ thuộc vào thiết bị y tế từ các nước khác, bản thân Israel - từ lâu được biết đến với danh tiếng "quốc gia khởi nghiệp" - cũng rất tích cực trong việc chia sẻ những công nghệ cải tiến. Bệnh viện Sheba gần đây đã thành lập một trung tâm cải tiến, hợp tác với các nhà nghiên cứu và bệnh viện trên khắp châu Âu, Mỹ và Anh.
"Rất nhiều công ty khởi nghiệp đang tìm cách giúp đối phó với COVID-19. Đầu tư vào máy trợ thở, phương pháp chẩn đoán, điều trị mới - mọi thứ đều được thực hiện. Họ sáng tạo ra nhiều thiết bị nhằm giảm thiểu rủi ro tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Chúng tôi mong muốn được góp phần vào nỗ lực cộng đồng quốc tế chống COVID-19", bác sĩ Afek khẳng định.
Hồng Hạnh
Khoản đầu tư kì lạ vào Airbnb khi COVID-19 đánh gục ngành du lịch Bất chấp những khó khăn từ điều kiện ngoại cảnh, Airbnb vẫn nhận được khoản đầu tư 1 tỉ USD. Airbnb đang gọi vốn thành công 1 tỉ USD, ngay cả khi COVID-19 đang khiến ngành dịch vụ lữ hành và du lịch điêu đứng. Trong một thông cáo báo chí, Airbnb nói rằng các công ty quỹ tư nhân Silver Lake và...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
6 phút trước
Hiện trường vụ cháy 2 căn nhà làm 3 người tử vong ở TPHCM
Tin nổi bật
10 phút trước
2 họp báo scandal chấn động showbiz châu Á: Chỉ cần 5 phút và 1 tuyên bố, Trần Quán Hy ăn đứt Kim Soo Hyun!
Sao châu á
13 phút trước
Kêu gọi 20 người liên quan trong vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" ra trình diện
Pháp luật
14 phút trước
Mỹ thông qua thương vụ bán 20 chiếc F-16 cho Philippines
Thế giới
17 phút trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
1 giờ trước
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
1 giờ trước
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
1 giờ trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
2 giờ trước