4 đề xuất nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT chuyên
Năm 2018, trường THPT chuyên Lam Sơn ( Thanh Hóa) lập nên kỳ tích trong lịch sử của nhà trường cũng như các trường chuyên trong cả nước khi giành tới 6 huy chương Olympic quốc tế và khu vực, trong đó có 3 huy chương vàng.
Nguồn tuyển sinh của trường THPT chuyên Lam Sơn chủ yếu đến từ các trường trên địa bàn TP Thanh Hóa
Để tiếp tục giữ vững, phát huy được thành tích và truyền thống dạy học của trường THPT chuyên Lam Sơn, thầy Chu Anh Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm và đưa ra 4 đề xuất quan trọng:
Nếu không thu hút được thí sinh, Trường chuyên Lam Sơn sẽ thành… chuyên TP Thanh Hóa
Theo thầy Chu Anh Tuấn, muốn có học sinh thành tích cao tại các kỳ thi quốc gia và quốc tế, yếu tố đầu tiên là chất lượng đầu vào của nhà trường. Giáo dục là một quá trình, không có thể học sinh giỏi ở bậc THPT khi mà không có nền tảng ở những bậc học trước đó.
Tuy nhiên, có một thực tế là nguồn tuyển sinh của trường THPT chuyên Lam Sơn hiện đang chưa thu hút được học sinh của toàn tỉnh, mà chủ yếu đến từ vùng đô thị và lân cận.
NGƯT Chu Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa)
Những năm học trước, kỳ thi tuyển sinh vào THPT chuyên Lam Sơn được tổ chức riêng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thì tỷ lệ học sinh TP Thanh Hóa trúng tuyển chiếm 62%. Năm nay, tổ chức thi chung thì tỷ lên này tăng lên đến 72%.
Trong số 385 thí sinh trúng tuyển năm 2018, ngoài đến từ các trường thành phố, học sinh chủ yếu tập trung ở Sầm Sơn, Đông Sơn, Hoằng Hóa.
Nếu tiếp tục như thế này trong những năm sau, thì trường THPT chuyên Lam Sơn dần dần thành trường thành phố, hoặc trường chuyên dành cho 4 huyện.
Những huyện, thị còn lại hầu như không có em nào hoặc chỉ có 1 vài em trúng tuyển như: Ngọc Lặc, Bỉm Sơn, Hà Trung, Thường Xuân, Bá Thước… Thống kê cũng cho thấy, toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018 có 848 lượt HSG tỉnh lớp 9, trong đó có 27 giải Nhất, thì chỉ có 11 giải Nhất vào Lam Sơn.
Thầy Tuấn cho rằng, việc thu hút học sinh vào trường THPT chuyên Lam Sơn nên xem như là một chính sách của tỉnh. Tạo điều kiện, khuyến khích các em mạnh dạn đăng ký thi tuyển, và theo học tại trường. Có được nguồn tuyển sinh tốt, thì trường mới có học sinh để từ đó phát hiện, bồi dưỡng đưa vào các đội tuyển HSG quốc gia, quốc tế.
Giáo viên giỏi ngại về trường chuyên
Video đang HOT
Vấn đề thứ 2 là ở đội ngũ cán bộ giáo viên. Hiện tại, trường THPT chuyên Lam Sơn đang có nhu cầu và thiếu một số giáo viên ở một số môn chuyên. Nhưng một nghịch lý mà thầy Tuấn đưa ra là nhiều giáo viên giỏi các trường THPT các huyện, thị khi được mời về trường chuyên dạy lại chưa muốn. Lý do giáo viên dạy chuyên cực kỳ vất vả, khó khăn. Việc dạy ở trường, bồi dưỡng học sinh cho các kỳ thi chiếm hầu hết thời gian. Đọc sách, đọc tài liệu cả tuần, cả tháng để dạy được vài hôm. Sự hi sinh đánh đổi rất lớn.
Năm 2018, trường THPT chuyên Lam Sơn bội thu huy chương Olympic quốc tế và khu vực (Ảnh: Nguyễn Thùy)
Khi nguồn tuyển từ giáo viên phổ thông không có, trường nghĩ đến nguồn giáo sinh sư phạm, nhưng ít người đạt yêu cầu. Một điều đáng tiếc là một số em học sinh của trường, đạt giải quốc gia, quốc tế, cũng có mong muốn thi vào sư phạm, nhưng lại e ngại.
HSG quốc gia, quốc tế nếu thi vào sư phạm sau này ra trường đưa về Lam Sơn dạy rất là quý, nhưng số này rất ít. Vì vậy, tôi mong muốn tỉnh có quy hoạch, hoặc văn bản nào đó, nếu không được như luật thì dưới luật, để chúng tôi có niềm tin cắt cử, lựa chọn học sinh giỏi thi sư phạm, tạo nguồn sau này dần thay thế cho lớp giáo viên cao tuổi về hưu.
Thầy Chu Anh Tuấn đề xuất.
Thầy Tuấn cũng nêu dẫn chứng vừa qua, có trường hợp em Lê Cao Anh – đạt Huy chương Vật Lý Châu Á – Thái Bình Dương có mong muốn thi vào sư phạm. Nhưng sau đó do e ngại không được quay trở về trường THPT chuyên Lam Sơn để giảng dạy nên đã đăng ký vào ĐH Bách khoa.
Ngoài ra, vấn đề ngoại ngữ cũng đáng báo động. Hiệu trưởng nhà trường nêu ra thực tế học sinh đạt giải Olympic quốc tế ở Hà Nôi, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác đi du học rất nhiều. Nhưng ở Lam Sơn, nhiều em đạt giải cao mất cơ hội du học ở các nước châu Âu, hoặc Mỹ, Úc… vì hạn chế về ngoại ngữ.
Vì vậy, cần có biện pháp nâng tầm ngoại ngữ học sinh Thanh Hóa nói chung và chuyên Lam Sơn nói riêng.
Hiệu trưởng THPT chuyên Lam Sơn đề xuất chung cho toàn ngành, lãnh đạo Sở GD&ĐT về kế hoạch phân loại bồi dưỡng, phụ đạo học sinh chuẩn bị thi THPT quốc gia.
Theo đó, trong báo cáo tổng kết năm học cũ, hoặc ngay đầu năm học mới, các trường THPT cần có khảo sát tình hình học sinh lớp 12 và báo cáo về Sở GD&ĐT những em có nguy cơ trượt tốt nghiệp; những em có khả năng đạt điểm 26, 27, 28 … trở lên. Từ đó, Sở nắm bắt tình hình, có quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo các trường lên phương án phụ đạo, ôn tập cho những em yếu, kém. Đồng thời, nâng cao, tập trung bồi dưỡng những em khá giỏi, đạt điểm cao tại kỳ thi THPT quốc gia. Qua đó, giữ vững và phát huy kết quả giáo dục của tỉnh kể cả về mũi nhọn lẫn đại trà.
Theo giaoducthoidai.vn
Thanh Hóa: Rà soát đội ngũ giáo viên, không đạt yêu cầu sẽ tinh giản biên chế
Đây là một trong những chỉ đạo của ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đối với ngành giáo dục trong Hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 sáng ngày 16/8.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đình Xứng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Dự hội nghị còn có lãnh đạo các ban, ngành liên quan và chủ tịch UBND của các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thành quả đáng tự hào
Năm học 2017 - 2018 ngành giáo dục Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu nổi bật, đáng tự hào. Về chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ học sinh xếp loại học sinh giỏi, khá đều tăng (THPT tăng 1,05%, THCS tăng 0,47%), tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm.
Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT duy trì vững chắc, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 đạt 96,89%, năm 2017 đạt 97,43% và năm 2018 đạt 97,46%.
Về chất lượng mũi nhọn tiếp tục duy trì và có bước đột phá cả về số lượng và chất lượng với 64 học sinh đạt giải HSG quốc gia, trong đó có 6 giải nhất, xếp thứ 4 toàn quốc.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, Thanh Hóa có tới 6 huy chương Olympic quốc tế và khu vực. Trong đó, lần đầu tiên có HCV Olympic quốc tế Sinh học; 1 học sinh giành 2 HCV Olympic Vật lý quốc tế và Châu Á Thái Bình Dương; 1 HCĐ Olympic Tin học quốc tế và 1 HCĐ Olympic Vật Lý Châu Á - Thái Bình Dương.
Cơ sở vật chất trường lớp ngành càng đồng bộ và hoàn thiện. Toàn tỉnh có 1.343/2.099 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 64%.
3 tập thể có thành tích xuất sắc nhận khen thưởng
Tuy nhiên, năm học vừa qua, ngành giáo dục tỉnh cũng còn tồn tại những hạn chế như: Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên song chưa đồng đều ở các vùng miền. Chất lượng dạy học ngoại ngữ chuyển biến chậm.
Công tác sắp xếp mạng lưới trường lớp tiến độ chậm, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ chưa được giải quyết. Định biên cán bộ Phòng GD&ĐT còn bất cập.
Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhiều phòng học xuống cấp, nhà vệ sinh, nguồn nước sạch khó khăn.
Ngoài ra, tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, liên kết đào tạo không đúng quy định vẫn còn diễn ra ở một số trường học.
Rà soát, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thay mặt lãnh đạo tỉnh biểu dương thành tích của ngành giáo dục trong năm học vừa qua, chúc mừng thầy cô và các em học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi quốc gia, Olympic quốc tế, đã góp phần làm rạng danh truyền thống đất học tỉnh nhà.
Học sinh có thành tích xuất sắc nhận bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh cũng ghi nhận nỗ lực của ngành trong tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, không có sai sót gì lớn;
Tham mưu cho UBND tỉnh nhiều cơ chế chính sách để hiện thực hóa Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như: Các đề án Sắp xếp hệ thống trường lớp, đề án ngoại ngữ, đề án đào tạo giáo viên chất lượng cao... ;
Cơ bản khắc phục được tình trạng hợp đồng giáo viên không đúng quy định. Công tác quản lý giáo dục đạt hiệu quả
Trong năm học tới, ngành tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm để giải quyết vấn đề còn khó khăn, yếu kém.
Đồng thời, tập trung đổi mới nội dung phương pháp dạy học, đánh giá người học, tăng cường ứng dụng thông tin trong các nhà trường.
Quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Tập trung giải pháp tạo đột phá cho giáo dục ngoại ngữ. Từ đó, đưa chất lượng giáo dục nâng lên tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Để thực hiện đổi mới, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu ngành giáo dục phải thực hiện đánh giá lại năng lực giáo viên. Tránh tình trạng "vào viên chức là ăn lương chờ đến ngày về hưu".
Ngành phải có cơ chế sàng lọc, những giáo viên dạy tốt thì tiếp tục đứng lớp, những giáo viên yếu, kém thì tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Nếu vẫn không có tiến bộ, thì thực hiện tinh giản biên chế, để tạo điều kiện và cơ hội cho những giáo viên khác yêu nghề, có trách nhiệm, hi sinh vì sự nghiệp giáo dục.
Khen thưởng 12 học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng thừa ủy quyền tặng Cờ thi đua Chính phủ cho Trường THPT chuyên Lam Sơn; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Phòng GD Trung học - Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Bằng khen của UBND tỉnh cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2017-2018.
Cũng tại hội nghị, 12 học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 được UBND tỉnh, Hội khuyến học tuyên dương, khen thưởng.
Theo giaoducthoidai.vn
Kết thúc xét tuyển ĐH 2018: Phân hóa rõ chất lượng từng trường qua điểm đầu vào Mùa tuyển sinh 2018 sắp kết thúc, về cơ bản, công tác xét tuyển ĐH đợt 1 năm nay đã đảm bảo được các tiêu chí an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển cũng đã phản ánh được chất lượng đầu vào và thể hiện được sự phân hóa chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường... Đến thời điểm này,...