4 dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ
- Sự bất thường trong huyết cầu tố
- Thiếu dinh dưỡng thích hợp
Dấu hiệu của thiếu máu ở trẻ
Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh.
- Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt.
Video đang HOT
- Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
- Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan.
Hậu quả của thiếu máu:
- Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to
- Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Điều trị thiếu máu cho trẻ
Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung thuốc sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.
Theo www.phunutoday.vn
Phát hiện khối u nặng hơn 2kg ở ổ bụng sau thời gian rong kinh kéo dài
Thường xuyên thấy mệt mỏi, da xanh xao, rong kinh kéo dài ra máu nhiều đến khi đi khám, bệnh nhân được phát hiện có khối u to trong tử cung.
Theo thông tin từ các bác sĩ khoa Phụ (Bệnh viện đa khoa Đức Giang- Hà Nội) vừa phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn loại bỏ thành công khối u nặng hơn 2kg cho bệnh nhân Ngô Thị M (49 tuổi) tại Long Biên - Hà Nội với tình trạng thiếu máu nặng.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân M cho biết, khoảng một năm trở lại đây mỗi khi đến kỳ kinh thường bị rong kinh kéo dài kèm ra máu nhiều, trong người thường xuyên thấy mệt mỏi, da xanh xao nên ngày 26/3, bệnh nhân đã quyết định đi khám.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Tại phòng khám, bác sĩ khám và cho chỉ định siêu âm, chụp CT- Scanner và các xét nghiệm cần thiết. Kết quả siêu âm và chụp CT-Scanner cho thấy trong ổ bụng của bệnh nhân có khối u to với kích thước trên 20cm, nghi ngờ u xơ tử cung, hình ảnh khối u to vượt quá màn hình siêu âm kèm tình trạng thiếu máu nặng.
BS Phạm Thị Hải Yến - phụ trách khoa Phụ cho biết, ngay sau đó bệnh nhân được nhập viện. Tại đây các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa và đưa ra kết luận "bệnh nhân có khối u to trong ổ bụng nghĩ nhiều đến u xơ tử cung có biến chứng gây rong kinh, băng huyết thiếu máu nặng và được chỉ định phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để loại bỏ khối u". Tuy nhiên, với tình trạng thiếu máu nặng do rong kinh kéo dài, trước khi cắt bỏ khối u bệnh nhân M đã được các y bác sĩ truyền 3 đơn vị khối hồng cầu, 1 đơn vị khối huyết tương để nâng cao thể trạng, đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi được điều trị nâng cao thể trạng, sáng ngày 28/3 các bác sĩ khoa Phụ đã tiến hành phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn loại bỏ khối u to cho bệnh nhân M. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã loại bỏ toàn bộ khối u to nặng hơn 2kg của bệnh nhân M.
Bệnh nhận sau phẫu thuật lấy ra khối u nặng hơn 2kg.
"Với khối u to như vậy sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân, do vậy để giảm sự lo lắng cho bệnh nhân, các bác sĩ khoa Phụ kết hợp với khoa Gây mê hồi sức của bệnh viện đã tiến hành giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, giúp giảm đau cho bệnh nhân những ngày đầu sau mổ. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và dự kiến sau phẫu thuật một tuần sẽ được ra viện", BS Phạm Thị Hải Yến cho biết.
BS Phạm Thị Hải Yến khuyến cáo với các chị em phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt các chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung và có phương án điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Rong kinh là một căn bệnh không phải hiếm gặp ở chị em phụ nữ,nguyên nhân gây rong kinh thường do những tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)...
Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Mặt khác, rong kinh kéo dài gây ra tình trang thiếu máu, thiếu sắt bởi lượng máu mất đi nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, sắt . Chị em thường sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, chân tay rã rời... Khi có biểu hiện chị em nên cảnh giác đi khám ngay.
Theo Helino
Sĩ tử ăn gì để bổ não giúp học giỏi thi đậu Con tôi năm nay thi đại học. Tôi phải bồi dưỡng cho cháu những món gì để ăn bổ não, giúp học giỏi thi dễ đậu. (Nguyễn Thị Bê, Huế). (Ảnh minh họa) Trả lời: Chế độ ăn uống có thể làm cho con người thông minh hơn. Thiếu chất dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, làm...