4 dấu hiệu cảnh báo cơ bắp đang yếu vì ít vận động
Ở nhà thường xuyên vì Covid-19 cộng với lối sống ít hoạt động sẽ khiến cơ bắp suy yếu. Cơ yếu không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà còn dễ gây mệt mỏi.
Bị mỏi lưng khi đứng lâu thì là dấu hiệu cơ lưng yếu – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người mắc cần phải tập luyện thể dục thường xuyên nếu thấy những dấu hiệu sau, theo The Healthy.
1. Mau mệt
Chỉ đi lên vài bậc thang cũng khiến bạn mệt và thở nhanh. Nguyên nhân là vì cơ bắp bình thường ít hoạt động nên khi phải hoạt động nhiều hơn, chúng phải gắng sức. Quá trình này đòi hỏi tim phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp đủ ô xy cho cơ. Cảm giác mệt và thở nhanh cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không ở trong trạng thái tốt nhất.
Để khắc phục chứng mau mệt và tăng cường sức khỏe, phải tập luyện thể chất thường xuyên. Mọi người có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ. Bắt đầu với cường độ thấp, sau đó tăng dần lên, The Healthy dẫn lời bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Cordelia Carter tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ).
2. Mỏi lưng khi đứng xếp hàng
Đứng xếp hàng khi chờ mua thứ gì đó là điều bình thường. Nhưng nếu bạn đứng chờ mà cảm thấy mỏi lưng thì là dấu hiệu cho thấy cơ lưng yếu.
Video đang HOT
Để tăng sức mạnh cơ lưng, plank là bài tập rất phù hợp. Khi bắt đầu, hãy giữ tư thế plank trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 giây, thực hiện 5 lần. Mỗi ngày nên có 2 buổi plank như vậy, chuyên gia vật lý trị liệu và phục hồi chức năng người Mỹ Nadya Swedan hướng dẫn.
3. Dễ bị đau cơ
Cứ mỗi khi vận động nhiều một chút là bạn lại cảm thấy đau mỏi ở vai, lưng, đầu gối hay một số bộ phận cơ thể khác. Tình trạng này trước đây không có. Đó là dấu hiệu cảnh báo các cơ bắp đang suy yếu vì ít vận động.
4. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Không tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi. Cách để khắc phục tình trạng này là hãy tập kết hợp cả nâng tạ với các bài cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội. Tập đều đặn không chỉ giúp cơ thể hết mệt mỏi mà còn khỏe mạnh hơn, theo The Healthy.
10 triệu chứng cảm cúm thông thường bạn cần biết
Cảm cúm là một dạng nhiễm virus phổ biến, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Đôi khi cảm cúm có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm xoang.
Sốt: Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước virus gây cúm. Người bị cảm cúm thường sốt cao đến 39 độ hoặc hơn.
Đau cơ: Khi bị cúm, bạn có thể bị đau ê ẩm các cơ ngực, chân và lưng. Đó là do sự hoạt hóa các tế bào bạch cầu và hệ miễn dịch nhằm chống lại virus gây cúm.
Suy nhược: Suy nhược và mệt mỏi trầm trọng là một triệu chứng phổ biến của cảm cúm. Triệu chứng này có thể kéo dài tới ba tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt là ở người có bệnh mãn tính hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Ho: Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh hô hấp, do đó ho là triệu chứng phổ biến ở cả hai trường hợp. Ban đầu người bị cúm sẽ thấy đau họng, sau đó ho khan trong 2 đến 3 ngày, đi kèm với ngạt mũi và sổ mũi.
Khó thở: Một số người bị cúm có triệu chứng khó thở, thở gấp và đau lồng ngực. Người già, trẻ nhỏ và người bị hen suyễn cần đến bác sĩ nếu gặp triệu chứng này.
Hắt hơi: Cảm cúm có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Để ngăn lây bệnh cho người khác, người bị cúm cần che mũi và miệng bằng vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời rửa tay thường xuyên.
Chán ăn: Mất nước và chán ăn là triệu chứng phổ biến ở người bị cảm cúm. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ dinh dưỡng chống lại bệnh tật.
Đau đầu: Cơn đau đầu do cảm cúm thường nghiêm trọng hơn cơn đau đầu do cảm lạnh. Niêm mạc ở thành khoang mũi và xoang có thể bị viêm, dẫn đến triệu chứng này.
Ngạt mũi: Cảm cúm có thể gây viêm xoang đi kèm với cơn đau nhức dai dẳng ở vùng mặt, đầu và hốc xoang. Cơn đau sẽ trở nặng hơn nếu bạn di chuyển đột ngột.
Đau tai: Cảm cúm gây kích ứng vòi nhĩ nối họng với tai giữa, gây cơn đau âm ỉ ở tai. Chất lỏng bị kẹt trong tai có thể tạo áp lực lên màng nhĩ./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
facty
Bà bầu ăn củ riềng được không? Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt cho các món ăn, củ riềng còn có tác dụng trị bệnh mà không phải ai cũng biết. Vậy bà bầu ăn củ riềng được không? Lợi ích của củ riềng đối với sức khỏe Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các kháng chất như: Natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C...