4 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu ngủ trầm trọng
Khi bị thiếu ngủ, cơ thể bạn có thể gặp khá nhiều các hiện tượng khó chịu như: hay quên, bất cẩn, thèm ăn…
Bạn suốt ngày lần lữa, huyễn hoặc mình rằng: “Cuối tuần mình sẽ tha hồ ngủ, còn hiện giờ cứ cống hiến với công việc đi đã”. Bạn đã mệt, bạn cần ngủ nhưng bạn mặc kệ những tín hiệu mà cơ thể phát ra, bạn cứ ép mình phải thức nhờ các cốc café đậm đặc có ở bên cạnh.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải thay đổi, dù bận rộn tới đâu, bạn hãy nghĩ cho sức khỏe của mình, F5 cho cơ thể bằng một giấc ngủ thật ngon, thật sâu.
Bạn không thể tập trung, quyết định bất cứ một việc gì
Nếu bạn không thể quyết định được “tối nay ăn gì?”, hay bạn không rõ kế hoạch ngày mai cần phải làm gì, bạn cũng không thể đưa ra được câu trả lời hợp lý cho các câu hỏi của sếp hoặc đồng nghiệp… thì bạn cần phải xem lại mình. Tiến sĩ Sean Drummond, một nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học California, San Diego cho rằng: Ngay cả một quyết định đơn giản nhất, bạn cũng không có khả năng đưa ra được câu trả lời chính xác thì chứng tỏ bạn đang thiếu ngủ trầm trọng.
Bạn nên biết rằng tình trạng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của não bộ khiến bạn khó có thể tập trung, cân nhắc, quyết định việc cần làm.
Khi bị thiếu ngủ, cơ thể bạn có thể gặp khá nhiều các hiện tượng khó chịu: hay quên, bất cẩn, thèm ăn… (Ảnh minh họa)
Luôn trong tình trạng thèm ăn
Cắt giảm thời gian ngủ sẽ khiến vòng eo của bạn bị ảnh hưởng nặng nề, nó có thể tăng lên nhanh chóng! Nghiên cứu cho thấy tình trạng mất ngủ mãn tính có thể phá vỡ lượng đường trong máu và làm cho cơ thể sản xuất ít leptin, một hormone kiềm chế sự thèm ăn, điều này sẽ kích thích cảm giác thèm ăn. Vì những thay đổi sinh lý đó, bạn có thể ăn nhiều hơn.
Khi bạn thiếu ngủ, bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn hoặc cũng có thể bạn luôn cảm thấy đói. Thêm vào đó, mất ngủ cũng có xu hướng khiến bạn giảm khả năng tự chủ trước đồ ăn. Vì vậy, không có gì là lạ khi bạn thiếu ngủ và tăng cân nhé.
Video đang HOT
Cắt giảm thời gian ngủ sẽ khiến vòng eo của bạn bị ảnh hưởng nặng nề, nó có thể to lên khá nhiều đấy! (Ảnh minh họa)
Bạn dễ bị ốm
Thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài, bạn có nguy cơ bị ốm, bị viêm nhiễm hệ miễn dịch. Vì thế, để tăng cường hệ miễn dịch, bạn cần phải ngủ đủ.
Giấc ngủ không đủ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hệ hô hấp hơn những người được nghỉ ngơi đủ. Trong một nghiên cứu của Anh, các nhà khoa học đã tiêm vào những tình nguyện viên khỏe mạnh một loại virus cảm lạnh. Những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm trong tuần trước đó có nhiều khả năng bị ốm nặng hơn những người ngủ đủ giấc.
Bạn mau nước mắt hơn
Nếu không được ngủ đủ giấc, cảm xúc của bạn sẽ khó có thể ổn định. Những người đã bỏ lỡ giấc ngủ của mình thường sợ hãi và lo lắng nhiều hơn với những người có chế độ ngủ nghỉ điều độ.
Khi bạn thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ủ rũ vì bộ não có khả năng lưu trữ những ký ức tiêu cực nhiều hơn. Shives – một chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ khẳng định: “nếu bạn đang bị thiếu ngủ, bạn có thể hành động như một người bị trầm cảm”.
Nếu không được ngủ đủ giấc, cảm xúc của bạn sẽ khó có thể ổn định. (Ảnh minh họa)
Suy giảm trí nhớ
Một dấu hiệu đặc trưng cho thấy bạn bị thiếu ngủ trầm trọng là bạn rất hay quên. Bạn quên sạch những việc cần làm trước mắt, cuộc nói chuyện mới chấm dứt cách đó dù chỉ 5 phút. Rất dễ hiểu, tình trạng thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ của bạn.
Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi để khôi phục chức năng hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, các hoạt động của não bộ bị rối loạn, suy giảm, gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và giảm trí nhớ tạm thời.
Theo VNE
5 nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ bị đãng trí
Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy lượng người dưới 30 tuổi bị đãng trí đang tăng lên một cách đáng báo động.
Nếu bạn dưới 30 tuổi và thường gặp rắc rối vì sự đãng trí thì bạn không phải là người duy nhất. Dưới đây là những lý do tại sao tình trạng đãng trí trong giới trẻ ngày càng gia tăng.
1. Căng thẳng
Stress được biết đến như một thứ bệnh âm thầm hủy hoại cơ thể về nhiều mặt bao gồm cả việc tác động đến não bộ và làm bạn ngày càng dễ quên và khó nhớ. Về mặt lý thuyết , càng có nhiều việc tác động khiến cho bạn bị căng thẳng thì khả năng bạn bị đãng trí càng cao. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là tìm các phương thuốc giảm căng thẳng hoặc dành thời gian thư giãn, tham gia các hoạt động thể thao.
2. Tuyến giáp có vấn đề
Rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp và cường giáp, đã được biết như chứng bệnh có tác động mạnh đến bộ nhớ của con người. Nếu trong gia đình bạn có một thành viên có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp thì khả năng bạn bị di truyền và nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Nếu không may gặp phải vấn đề suy giáp hay cường giáp thì cách duy nhất để hỗ trợ trí nhớ là đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được kê đơn chữa bệnh triệt để. Khi các tuyến giáp hoạt động ổn định trở lại thì trí nhớ của bạn cũng sẽ tốt hơn.
3. Thiếu ngủ
Xã hội hiện đại với áp lực công việc ngày càng căng thẳng khiến cho 8 tiếng mỗi ngày ở công sỡ không còn đủ để giải quyết công việc. Tình trạng tăng ca,làm thêm... khiến cho chứng thiếu ngủ và mất ngủ ở giới trẻ gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Hậu quả của việc thiếu ngủ không chỉ dừng lại ở cảm giác mệt mỏi thiếu tập trung mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới trí nhớ của chúng ta. Các nhà khoa học từ lâu đã khuyến cáo việc thiếu ngủ về lâu dài sẽ gây ra sự lãng quên.
Để khắc phục tình trạng này, việc sắp xếp thời gian biểu là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khuyến khích bạn nên ngủ các giấc ngủ ngắn 20-30 phút khi quá buồn ngủ.
4. Thiếu dinh dưỡng
Có nhiều lý do dẫn đến chế độ ăn uống của bạn không cân bằng, thiếu chất. Với các chị em thì thường là do ăn kiêng giảm cân. Một chế độ ăn không cung cấp đủ chất, bao gồm vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gia tăng tình trạng mất trí nhớ ở độ tuổi dưới 30.
Thậm chí, tình trạng này càng đáng lo ngại hơn nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn rượu hoặc dùng thuốc thường xuyên thì nguy cơ đãng trí nặng là rất cao.
5. Chấn thương vật lý hoặc tổn thương tình cảm
Mặc dù các chấn thương không được biết đến như một nguyên nhân hàng đầu của chứng đang trí hay mất trí nhớ ở những người dưới 30 tuổi nhưng chắc chắn rằng bạn có thể trải nghiệm tình trạng đãng trí, hay quên nếu bạn đã trải qua chấn thương về thể chất hoặc tinh thần. Các chấn thương thể chất, thường là các chấn thương có liên quan đến não thường có khả năng gây mất trí nhớ tạm thời hay suy giảm khả năng suy nhớ về lâu dài.
Chấn thương về mặt tâm lý, tình cảm, bao gồm cả việc bị lạm dụng tình dục hay khi mất đi một người thân thiết cũng được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh về khả năng gây mất trí nhớ hay gây đãng trí ở những người trẻ.
Theo VNE
Lý do bạn không thể thiếu ngủ Nhiều người cho rằng ngủ là một sự lãng phí thời gian, do đó họ thường ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, việc mất ngủ lâu ngày sẽ làm suy giảm miễn dịch, kéo theo một loạt vấn đề. Theo VNE