9 tác dụng phụ do thiếu ngủ gây ra
Thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi và có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tăng cân, trầm cảm, suy giảm miễn dịch…
Như bạn biết đấy, thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi và có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Bởi vì thiếu ngủ liên quan đến đề sáng insulin, viêm và dày lên của mạch máu.
Tăng cân
“Thiếu ngủ làm chậm lại sự trao đổi chất và làm tăng cảm giác ngon miệng của bạn. Thiếu ngủ cũng làm bạn thèm các thực phẩm giàu chất béo và carborn. Đó là lý do tại sao những người thiếu ngủ thường tăng cân nhanh chóng” Tiến sỹ Michael Breus, một nhà tâm lý học, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ ở Scottsdale cho biết. Để tránh tình trạng mất ngủ, bạn không nên uống rượu vang vào buổi tối, mặc dù rượu vang khiến bạn buồn ngủ, nhưng nó sẽ làm bạn thức giấc vào ban đêm.
Ảnh minh họa
Buồn bã
Khi bạn mệt mỏi, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi cảm xúc một cách tạm thời mà bạn không thể lý giải. Nếu bạn bị mệt mỏi kinh niên, bạn có thể đang gặp phải một tình trạng nghiêm trọng hơn. ” Nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất 50% người bị trầm cảm là những người gặp vấn đề về giấc ngủ” bác sĩ Lisa Shives, chuyên gia y học giấc ngủ ở Evanston và các chuyên gia y tế của SleepBetter.org khẳng định.
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, hoặc không thể ngủ ngon, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
Mắt sưng lên và quầng mắt tối màu
“Khi bạn không ngủ đủ, cơ thể bạn mất đi độ ẩm vì vậy da của bạn bị mất nước. Điều này làm mắt quầng bạn bị thâm – Joel Schlessinger, một bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Omaha nói. Bạn nên thực hiện một vài thao tác trước khi đi ngủ như nhâm nhi một vài đồ uống thảo dược không chứa caffeine, các thức uống này cung cấp nước và làm bạn cảm thấy thư giãn hơn. Bạn có thể dùng kem dưỡng da, đặc biệt là vùng da quanh mắt để làn da bạn không bị khô.
Video đang HOT
Lái xe không an toàn
Mệt mỏi có thể gây ra tai nạn khi tham gia giao thông. Vì sao lại như vậy? Lái xe buồn ngủ sẽ phản ứng chậm, nhận thức giảm và gây tai nạn. Bạn nên uống một ly nước quả anh đào một nửa giờ trước khi đi ngủ. Thức uống này chứa melatonin đã được chứng minh là có thể giúp mọi người ngủ thêm 39 phút mỗi đêm.
Mức độ stress cao hơn
Ngủ dưới 6 tiếng một đêm sẽ khiến các gen điều tiết căng thẳng bị bẻ gẫy – theo một nghiên cứu tháng 2 năm 2013 tại trường Đại học Surrey ở Guidford, Anh. Điều đó có nghĩa là, thiếu ngủ khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn. Cố gắng ngủ sớm sẽ khiến bạn ngủ nhanh hơn. Năm phút ngồi thiền bằng cách hít thở sâu, ngồi thả lỏng và nhắm mắt lại, sau đó, thư giãn và di chuyển một chút sẽ khiến bạn thỏa mái và dễ ngủ hơn.
Ảnh minh họa
Không minh mẫn
Bạn có thấy rằng bạn sẽ khó tỉnh táo và tập trung sau một đêm thiếu ngủ không? “Đó là do thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến khả năng học hỏi và ghi nhớ thông tin mới của bạn” – Tiến sĩ Janet Kennedy, một nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia giấc ngủ ở thành phố New York cho biết.
Để khắc phục tình trangju này, bạn nên làm theo 2 lời khuyên này, thứ nhất bạn nên đi ngủ vào thời điểm nhất định mỗi đêm và cố gắng thức dậy vào thời điểm nhất định mỗi sáng, ngay cả vào cuối tuần. Thứ hai, dành ít nhất một vài phút đứng dưới ánh sáng ban ngày. Hai lời khuyên trên giúp điều chỉnh nhịp sinh học của bạn đi đúng hướng.
Thờ ơ với bạn đời
Những người mắc chứng mệt mỏi kinh niên có xu hướng ít quan tâm đến sex. “Các nhà khoa học cho biết rằng, những người thiếu ngủ thường dễ bị cẳng thẳng hơn. Điều này dẫn đến những mối quan hệ của họ cũng bị ảnh hưởng và ham muốn tình dục suy giảm” Tiến sĩ Shives nói. Thêm vào đó, thiếu ngủ sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi tính nết và dễ nổi cáu ở người phụ nữ. Một lần một tuần hay một tháng một lần cũng được, hãy dành thời gian để gần gũi và chia sẻ với chồng của bạn.
Suy giảm miễn dịch
Bạn cảm thấy kiệt sức? Bạn có khả năng mắc bệnh. “Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên những người nghỉ ngơi đầy đủ và những người thiếu ngủ và thấy rằng những người không được ngủ từ 7-8 tiếng sản xuất ít kháng thể trong phản ứng với thuốc tiêm chủng.
Điều này chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn yếu khi bạn đang mệt mỏi” Tiến sĩ Shives nói. Nếu bạn không có một đêm ngon giấc, hãy tránh xa bất cứ ai ho, hắt hơi và ăn thêm những những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy để đèn mờ1 giờ trước khi đi ngủ, đó là tín hiệu nhắc nhở với cơ thể rằng, đã đến thời gian để nghỉ ngơi.
Khó khăn hơn khi vận động
Khi bạn bị mất ngủ, bạn không sẽ thấy việc vận động hay tập luyện khó khăn hơn bình thường. Thêm vào đó, cảm giác buồn ngủ sẽ ngăn cản bạn tập thể dục khi tỉnh giấc. Để giấc ngủ ngon hơn (đặc biệt là đêm trước khi diễn ra sự kiện quan trọng nào đó), bạn nên ăn xong ít nhất 2 -3h trước khi đi ngủ. Nếu bạn cảm thấy quá no hoặc bị ợ nóng, bạn sẽ cảm thấy rất khó ngủ.
Theo VNE
Một số bệnh gây ra tình trạng rong kinh ở phụ nữ
Một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung...
Sau chuyến công tác 6 tháng, khi trở về nhà tôi lại gặp rắc rối với kinh nguyệt. Tôi có "quan hệ" với chồng vào ngày cuối cùng của kì kinh nguyệt. Nhưng sau đó, kinh nguyệt của tôi kéo dài đến cả tháng mà không dứt. Tình trạng này không xảy ra trước đây nên tôi rất lo lắng.
Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi bị rong kinh hay không? Nếu đúng là rong kinh thì tại sao tôi lại bị như vậy trong khi tôi vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Tâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Tâm thân mến,
Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng. Rong kinh cũng có thể có nhiều biểu hiện khác nhau ở từng người.
Những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc... Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu của tình trạng rong kinh bao gồm: Kinh nguyệt ra rất nhiều khiến bạn phải thay băng liên tục, kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn, chu kỳ không đều, mỗi lần ra ít máu... Ngoài ra, những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Trong trường hợp của bạn, có thể bạn bị rong kinh do bị rối loạn kích thích tố do... quan hệ vợ chồng quá liên tục sau một thời gian dài phải "nhịn". Thế nhưng, thời điểm "quan hệ" lại rơi đúng vào hai ngày gần cuối của "đèn đỏ" nên bạn cứ "liều". Kết quả là sau đó những ngày "đèn đỏ" của bạn kéo dài mãi mà chưa biết ngày nào dứt.
Tần xuất "yêu" của vợ chồng bạn thay đổi đột ngột và liên tục so với trước đây, hơn nữa lại rơi vào những ngày "đèn đỏ" nên rất có thể làm mất sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suôn sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều.
Ngoài ra, một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung... Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, làm tăng hoặc giảm cân bất thường, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh.
Bạn đã đi khám thì nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ vì bác sĩ trực tiếp khám là người nắm tình trạng bệnh của bạn rõ nhất. Bạn nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bệnh đã khỏi.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Đồ nhựa có thể gây ra chứng đau nửa đầu Bisphenol A (BPA) là hóa chất được sử dụng trong bao bì thực phẩm như đồ nhựa đã được chứng minh liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm béo phì, vô sinh và đau tim. Ảnh minh họa - Internet Mới đây một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học về độc tính (Anh) còn...