4 đặc sản mùa hè của miền Nam
Nếu bạn có chuyến ghé thăm các tỉnh phía nam vào mùa hè này, hãy lưu lại 3 món ăn đặc sản dưới đây để trải nghiệm hương vị.
Ẩm thực miền Nam luôn mang đến cảm hứng cho du khách thức bởi những hương vị độc đáo và cách chế biến mới lạ, riêng biệt. Dưới đây là 3 món đặc sản được ưa chuộng khi thời tiết vào hè nóng nực.
Ảnh: skyhubvn.
Bánh tráng Trảng Bàng từ vùng Tây Ninh nắng gió ăn kèm với các nguyên liệu ăn theo khẩu vị như bò tơ Củ Chi, ba chỉ heo quay, ba chỉ luộc, chân giò luộc, cá lóc nướng… là một trong những món ăn được ưa thích nhất vào mùa hè khô, nóng. Các nguyên liệu được cuộn với rau quả tươi chấm mắm nêm pha chế từ dứa tươi và các loại gia vị.
Ảnh: nauankhongkho.
Video đang HOT
Điểm nhấn của món ăn này là kho quẹt được chế biến theo công thức chuẩn miền Tây. Nước thịt kho quẹt đặc quánh, sền sệt, vừa cay vừa mặn lại có vịt ngọt ăn kèm với cơm cháy giòn thơm mang đến hương vị rất riêng của ẩm thực miền Nam.
Ảnh: cachlambep.
Một trong những món ăn đặc trưng của miền Nam là lẩu cá kèo lá giang. Một nồi lẩu cá kèo đầy đủ bao gồm cá kèo tươi sống, các loại rau rừng, ớt cay, lá giang… Cá vừa chín tới, thịt ngọt mềm mềm, kết hợp với nước lẩu có vị chua cay thanh thanh thường được ăn kèm cùng bún.
Ảnh: Tasty Kitchen.
Canh chua cá lóc là món ăn dân dã tại các tỉnh miền Nam, dễ nấu và dễ ăn, đặc biệt vào mùa hè. Người Nam Bộ có thói quen sử dụng đường khi nấu ăn nên món canh chua chuẩn vị sẽ ngọt nhẹ. Món canh này sử dụng me để làm chua và cân bằng lại vị ngọt.
Các món đặc sản miền Nam
Mỗi một vùng đất đều có nét đặc trưng và văn hóa riêng. Khi đến với miền Nam, nét đặc trưng không thể nào quên được là ẩm thực.
Nói đến đặc sản miền Nam, có lẽ những du khách tới đây tham quan là những người quan tâm nhất. Bài viết này sẽ chia sẻ một số trong những món ẩm thực bao la tại miền nam.
1. Kẹo dừa Bến Tre
Nguyên liệu chính làm nên kẹo dừa Bến Tre là cơm dừa và đường mạch nha. Các nguyên liệu phụ khác bao gồm nước cốt dừa, đậu phộng và sầu riêng. Tuy Bến Tre không phải là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có trồng dừa nhưng đây lại là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến món kẹo dừa nổi tiếng nhất ẩm thực Việt Nam. Món kẹo dân dã này ngày nay đã trở thành một món ăn vặt đặc biệt và được du khách ưa chuộng sau mỗi chuyến thăm thú miền Tây.
Kẹo dừa bến tre ( Nguồn: vinahats )
2. Bánh pía Sóc Trăng
Bạn có thể tìm thấy loại bánh nổi tiếng này được bày bán khá nhiều dọc theo trục đường chính các tỉnh miền tây về Sài Gòn vì đây chính là văn hóa ẩm thực tại nơi đây. Bên ngoài chiếc bánh là nhiều lớp vỏ mỏng màu vàng nhạt, bên trong là nhân lòng đỏ trứng muối và sầu riêng cùng đậu xanh thơm phức. Ở một số miền quê còn có phiên bản nhỏ gọn hơn được gọi là bánh bao chỉ, tất nhiên là không ngon và cũng không đắt bằng bánh pía Sóc Trăng nhưng lại là món ăn gợi nhớ tuổi thơ của nhiều người. Hầu hết các lò bánh pía nổi tiếng đều tập trung tại Vũng Thơm, thuộc xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - nơi được xem là khởi thủy của làng nghề bánh Pía.
Bánh pía Sóc Trăng ( Nguồn: foody )
3. Bánh tráng nướng - pizza kiểu Việt Nam.
Bánh có hương thơm, vị béo ngậy của trứng gà kèm hành phi, ruốc khô trong móng bánh tráng nướng, giúp cái lạnh ban đêm của thành phố trên cao dịu đi ít nhiều. Giờ đây, các bạn trẻ mê món ăn này đã có thể thưởng thức ngay giữa lòng Sài Gòn. Tuy mức giá trên thực đơn hơi cao với túi tiền của teen, dao động từ 15.000 - 200.000/cái, thế nhưng khi "mục sở thị" bánh tại đây, ai cũng hiểu lý do tại sao lại có giá như vậy.
Với nhiều phụ liệu đi kèm nên chiếc bánh tráng nướng trông không khác gì một chiếc pizza của các thương hiệu lớn, chỉ khác một điều là với lớp vỏ bánh được thay bằng lớp bánh tráng mỏng. Đầy, dày, nhiều nên bạn phải nhờ sự trợ giúp của chiếc kéo trên bàn để chia bánh thành những hình tam giác vừa ăn - cũng là cách thưởng thức quen thuộc của pizza.
Bánh Tráng nướng pizza ( Nguồn: tapchisinhvien )
4. Canh chua cá lóc chuẩn vị miền Nam.
Miền Nam mùi vị có phần đậm đặc và rõ rệt so với mùi vị canh riêu cá theo kiểu miền Bắc. Nếu canh riêu cá kiểu Bắc chua thanh thì canh chua cá miền Nam có vị chua ngọt cay rất đậm đà kết hợp cùng với mùi thơm của dứa, của ngò ôm (rau ngổ) và trong canh có nhiều thành phần nguyên liệu khác như giá, dọc mùng (bạc hà) etc. Nêm canh chua cá miền Nam thì phải đậm vị, nhiều đường, nhiều me, nhiều muối thì mới ra được vị ngon.
Canh chua cá lóc ( Nguồn: ameovat )
Trưa nay ăn gì: Thân quen nui nấu mọc thanh ngọt Nui là thực phẩm thường dùng cho các món chiên, xào hay món nước. Theo đó, người nội trợ có xu hướng nấu nui cùng nồi nước dùng thanh mát được hầm từ các loại xương. Thêm món ăn kèm là mọc, bữa trưa của mọi người sẽ mang tiêu chí thơm ngon, dinh dưỡng và nhanh gọn. Bên cạnh các loại sợi...